Quyền của bên cung ứng dịch vụ

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 40)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2.2.Quyền của bên cung ứng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ với vai trò là người thực hiện công việc và đôi khi yêu cầu công việc đòi hỏi cần có phương tiện thông tin để phuc vụ cho quá trình thực hiện công việc đó. Chính vì vậy theo quy định tại khoản 1 Điều 523 Bộ luật Dân sự 2005 quy định bên cung ứng dịch vụ có quyền “Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông

32 Xem khoản 3 Điều 522 Bộ luật Dân sự năm 2005. 33 Xem khoản 6 Bộ luật Dân sự năm 2005.

tin, tài liệu và phương tiện”.(34) Tất nhiên, đó là sự hợp tác của các bên trong hợp đồng để công việc được thực hiện một cách tốt nhất. Nếu công việc thực hiện không đảm bảo chất lượng như yêu cầu mà do việc cung cấp của bên thuê không đầy đủ thì bên cung ứng phải yêu cầu bổ sung thay đổi. Và trong trường hợp bên thuê không đồng ý thì sản phẩm làm ra hay công việc không hoàn thành hoặc hoàn thành không đạt chất lượng thì bên thuê hoàn toàn chịu trách nhiệm. Bởi lẽ đó nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ.

Trong hợp đồng yếu tố cần thiết nhất là sự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sự thoả thuận sẽ trở nên không hợp lý nếu như thời gian không cho phép. Và tất nhiên trong hợp đồng dịch vụ với nguyên tắc tất cả vì lợi ích của bên thuê dịch vụ nên bên cung ứng dịch vụ - là một người có trình độ chuyên môn, nhận thấy được như thế nào có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền “Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ”(35) theo khoản 2 Điều 523 Bộ luật Dân sự 2005.

Theo quy định khi hoàn thành công việc bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng nếu như hai bên không có một sự thỏa thuận nào khác. Và tất nhiên với điều đó khi đến hạn mà bên thuê không thanh toán tiền dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền “Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ”.

Thế nhưng có một trường hợp cũng được xem như là quyền của bên thuê dịch vụ đó là lúc hợp đồng đến hạn mà bên cung ứng chưa hoàn thành công việc nhưng bên thuê vẫn không đốc thúc hay có một phản ứng nào. Và tất nhiên trong trường hợp này bên cung ứng dịch vụ có quyền tiếp tục thực hiện công việc.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 40)