5. Kết cấu đề tài
2.2.2.1. Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ
Trong hệ thống hợp đồng dân sự nói chung cũng như trong hợp đồng dịch vụ nói riêng. Quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Có nghĩa là quyền và nghĩa vụ của bên này chính là nghĩa vụ và quyền của bên kia. Vì vậy, có thể suy ra quyền của bên thuê dịch vụ đươc xem đó như là nghĩa vụ mà bên cung ứng dịch vụ phải làm. Bên thuê dịch vụ có yêu cầu thì bên cung ứng dịch vụ phải “Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác” theo khoản 1 Điều 522 Bộ luật Dân sự 2005. Thực hiện công việc đúng chất lượng có nghĩa là bên cung ứng dịch vụ phải trao lại cho bên thuê dịch vụ một kết quả công việc sử dụng được. Thực hiện công việc đúng thời hạn, người làm dịch vụ phải thực hiện công việc trong thời gian đã thỏa thuận. Tuy nhiên, đến thời hạn mà công việc vẫn chưa hoàn thành và người làm dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, còn người thuê dịch vụ biết nhưng không phản đối, thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.
Theo nguyên tắc người cung ứng dịch vụ phải làm theo yêu cầu của người thuê và khi muốn bàn giao cho một người khác làm thay công việc đó phải được sự đồng ý của người thuê dịch vụ và điều này được luật dự liệu trong khoản 2 Điều 522 Bộ luật Dân sự 2005. Khi đó bên cung ứng dịch vụ “Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ”.(31) Điều luật này dường như có vẻ không phù hợp cho lắm bởi lẽ người thuê dịch vụ với tư cách là pháp nhân hoặc tổ hợp tác thì ít nhiều cũng có cộng sự hoặc nhân viên làm chung công việc. Như vậy, bên cung ứng dịch vụ nhờ người cộng sự làm một phần hay toàn bộ công việc mới có sự đồng ý của người thuê dịch vụ. Chung quy lại thì bên cung ứng dịch vụ vẫn thực hiện công việc của mình có thể nhờ nhân viên làm một phần hay công đoạn nào đó chứ không được làm toàn bộ thay công việc của người cung ứng dịch vụ. Theo như quy định của pháp luật bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp thông
tin, tài liệu, phương tiện cho bên cung ứng thì bên này phải có nghĩa vụ “Bảo quản và phải giao lại cho bên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc”(32) theo khoản 3 Điều 522 Bộ luật Dân sự 2005. Các tài liệu, phương tiện phải được giữ nguyên vẹn. Nguyên vật liệu phải được giữ không bị hư hỏng và trong quá trình thực hiện công việc phải sử dụng phương tiện đúng quy cách, quy trình, liều lượng...Người cung ứng dịch vụ phải bảo quản những gì không phải của mình chỉ nhằm mục đích giao trả chúng cho người có quyền nhận. Những gì mà bên thuê dịch vụ cung cấp thì khi giao trả phải đúng như trình trạng ban đầu nếu đó là phương tiện, tài liệu hỗ trợ cho việc thực hiện công việc. Nếu có hư hỏng hay tiêu mòn thì cũng phải có lý do chính đáng nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện công việc và trong quá trình thực hiện công việc nếu có điều gì phải “Báo ngay cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không đảm bảo chất lượng để hoàn thành công việc” để người thuê dịch vụ biết mà thay đổi phương tiện hoặc bổ sung tài liệu đáp ứng yêu cầu của công việc. Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ đã báo nhưng bên thuê vẫn không bổ sung hoặc thay đổi thì bên cung ứng có thể ngừng việc thực hiện công việc hoặc thực hiện nếu công việc thực hiện không đúng như yêu cầu thì bên thuê sẽ chịu trách nhiệm trong trường hợp này. Nếu sau khi hoàn thành công việc bên cung ứng dịch vụ “làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin thì phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ”(33) theo khoản 6 Điều 522 Bộ luật Dân sự 2005.
Công việc được thuê phải thực hiện nếu có yêu cầu giữ bí mật thì bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ “Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Công việc được giữ bí mật có thể là công việc liên quan đến đời tư của một người nào đó hoặc công việc có liên quan đến bí mật quốc gia nhà nước cần được giữ kín.
Như vậy, so với nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ thì nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ có phần nặng hơn và trách nhiệm mà bên cung ứng phải chịu có phần nhiều hơn. Do đó, bên cung ứng dịch vụ phải thật sự cẩn thận và chi tiết trong khi thực hiện công việc mà bên thuê dịch vụ yêu cầu.