5. Kết cấu đề tài
2.2.1.2. Quyền của bên thuê dịch vụ
Đóng vai trò là bên đứng ra thuê người làm dịch vụ thực hiện công việc theo yêu cầu của mình bên thuê dịch vụ sẽ có quyền định đoạt đối với loại công việc hay sản phẩm mà bên cung ứng tạo ra theo tiêu chuẩn của mình từ sản phẩm, chất lượng, số lượng…vì thế mà pháp luật đã quy định về quyền của bên thuê dịch vụ khá rõ nét trong Điều 521 Bộ luật Dân sự 2005. Theo khoản 1 của điều luật này thì bên thuê dịch vụ có quyền “Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm và các thỏa thuận khác”.(29) Có thể nói bên thuê dịch vụ trong trương hợp này sẽ được thế chủ động trong việc thỏa thuận về sản phẩm và công việc mà bên cung ứng dịch vụ thực hiện.
Chất lượng là tiêu chí hàng đầu khi đánh giá một sản phẩm hay công việc, nó quyết đinh sự hài lòng hay không của khách hàng. Đối với trường hợp công việc không đạt chất lượng người thuê dịch vụ có thể giảm tiền công và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc đơn phương đình chỉ hợp đồng hoặc chấp nhận kết quả công việc và yêu cầu người làm dịch vụ sửa chữa. Và tất nhiên việc không đạt chất lượng này phải là do lỗi của bên cung ứng dịch vụ và người này phải chứng minh được mình không có lỗi trong trường hợp này thì bên thuê không có quyền thực hiện các chế tài đối với bên cung ứng. Nếu thật sự là do lỗi của bên cung ứng thì bên thuê có thể chọn giải pháp yêu cầu người cung ứng sửa chữa người cung ứng không chấp nhận sửa chữa thì bên thuê dịch vụ có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án nếu xét thấy yêu cầu của bên thuê là có căn cứ thì sẽ ra một thời hạn hợp lý cho bên cung ứng sửa chữa đến hạn mà bên này thực hiện công việc vẫn chưa xong thì lúc này bên thuê dịch vụ có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Đối với việc bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc không đạt số lượng thì người thuê dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc giảm tiền công và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nghĩa là chấp nhận kết quả công việc đạt được cho đến ngày đó.
Thời gian và địa điểm do các bên thỏa thuận. Đến hạn mà bên cung ứng chưa thực hiện xong công việc thì nếu được sự đồng ý của bên thuê bên cung ứng có thể gia hạn và tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi hoàn thành công việc. Đến hết thời gian gia hạn mà bên cung ứng vẫn không thực hiện xong công việc thì bên thuê dịch vụ có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 521 Bộ luật Dân sự 2005 thì bên thuê dịch vụ còn “có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ”.(30) Như vậy, nghĩa vụ của người cung ứng dịch vụ là những nghĩa vụ gì? Và như thế nào mới coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ? Vi phạm nghĩa vụ có thể là thực hiện công việc không đúng số lượng, chất lượng, giao cho người khác làm thay công việc khi không có sự đồng ý của người thuê dịch vụ, không bảo quản và giao trả cho bên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện khi đã hoàn thành công việc…Tuy nhiên những nghĩa vụ này phải bị vi phạm ở mức độ nghiêm trọng thì bên thuê mới có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. “Nghiêm trọng” ở đây có nghĩa là vượt trên mức bình thường mức độ thiệt hại đã xảy ra đáng kể chẳng hạn như bên cung ứng đã không bảo quản kỹ phương tiện mà bên thuê cung cấp và đã dẫn đến tình trạng phương tiện đó bị hỏng không còn
khả năng sử dụng được nữa lúc này bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và có thể là yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ được quy định khá rõ trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điều này góp phần làm cho các bên chủ thể có thể giao kết hợp đồng một cách thuận lợi hơn và các nghĩa vụ, trách nhiệm mà họ phải thực hiện một cách dễ dàng và nghiêm chỉnh hơn khi nó được điều chỉnh trong khuôn khổ pháp luật.