Tranh chấp phát sinh từ hình thức giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 48)

5. Kết cấu đề tài

3.1.2.1. Tranh chấp phát sinh từ hình thức giao kết hợp đồng

Do không có một điều khoản nào quy định riêng về hình thức giao kết hợp đồng dịch vụ nên những quy định chung về hình thức giao kết hợp đồng dân sự chung được áp dụng cho loại hợp đồng này. Tuy nhiên, có nhiều hình thức giao kết nên việc chọn hình thức đó đều do sự thỏa thuận của các bên trừ những trường hợp phải lập thành văn bản theo quy định của pháp luật. Trên thực tế, hợp đồng được giao kết bằng lời nói là một hợp đồng có tính xác thực thấp nhất điều này rất dễ xảy ra tranh chấp cho các bên trong tham gia giao dịch.

Ví dụ:

Trường hợp 1:(38) Ngày 7/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử vụ ông Trần Quốc Quang kiện đòi khách sạn New World Sài Gòn bồi thường thiệt hại, công khai xin lỗi. Trong đơn kiện, ông Quang yêu cầu tòa điều tra, chuyển hồ sơ qua cơ quan chức năng xử lý về dấu hiệu trốn thuế tại khách sạn này.

Theo đơn khởi kiện của ông Quang, năm 1996, khi New World Sài Gòn khai trương đã mời gọi nhiều khách hàng trong đó có ông, tham gia thành lập Câu lạc bộ sức khỏe. Ông Quang nộp 2.000 USD lệ phí để được cấp thẻ hội viên không thời hạn của câu lạc bộ đồng thời nộp 1.000 USD tiền phí luyện tập hằng năm. Đây là mức phí sẽ được duy trì vĩnh viễn.

Tháng 10/2005, ông Quang nhận được thông báo của khách sạn về việc tăng mức phí từ 1.000 lên 1.770 USD. Sau nhiều lần khiếu nại với lãnh đạo khách sạn

38 Theo N. Hai, Xử vụ kiện khách sạn New World Sài Gòn, http://vietbao.vn/vi/An-ninh-Phap-luat/Xu-vu-kien- khach-san-New-World-Sai-Gon/10987735/218 [truy cập ngày 13/11/2014].

nhưng không giải quyết được, ngày 6/1/2006, ông đã ký vào biên bản thỏa thuận với New World để được tiếp tục huấn luyện. Theo đó, ông Quang được công nhận là hội viên trong 5 năm, mức phí hằng năm giảm 40% mức phí và ông Quang được thông báo phải đóng trên 1.300 USD.

Trình bày trước tòa, ông Quang cho rằng, ông là một trong những người đầu tiên được khách sạn mời tham gia đóng tiền để thành lập câu lạc bộ nên phải được hưởng những quyền lợi đặc biệt như mức phí hằng năm không thay đổi… Điều này đã được thực hiện trong suốt 9 năm qua dù phí của các hội viên khác liên tục tăng. Việc bảo vệ khách sạn ngăn không cho khách vào luyện tập, tự ý gia tăng, khống chế thời hạn để ngừng thẻ hội viên…là đã vi phạm những cam kết trước đó nên ông khởi kiện ra tòa.

Nguyên đơn yêu cầu tòa hủy bỏ biên bản thỏa thuận của ông với khách sạn ngày 6/1/2006, buộc khách sạn phải công nhận ông và gia đình là hội viên suốt đời với mức phí hằng năm không đổi là 1.000 USD. Công khai xin lỗi về việc bảo vệ ngăn cản không cho ông vào luyện tập. Hoàn trả khoản phí chênh lệch mà ông đã nộp và bồi thường chi phí đi lại, thuê luật sư… Đặc biệt, ông Quang đưa ra những phiếu thu được cấp cho ông không phải là hóa đơn tài chính theo quy định. Từ đó ông Quang yêu cầu tòa điều tra và chuyển hồ sơ sang Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh để xử lý theo pháp luật vì khách sạn có những dấu hiệu trốn thuế trong việc thu chi tài chính tại câu lạc bộ.

Đại diện cho New World, ông Phùng Anh Tuấn yêu cầu ông Quang bồi thường chi phí kiện tụng là 48 triệu đồng. Đồng thời xin lỗi khách sạn vì những cáo buộc về dấu hiệu trốn thuế của khách sạn và nếu ông Quang rút lại những ý kiến trên thì khách sạn sẽ kiện ông Quang về tội vu khống.

Ông Tuấn cũng thừa nhận trong suốt 9 năm qua ông Quang vẫn được áp dụng mức phí hội viên là 1.000 USD. Tuy nhiên, ông này cho rằng, việc tăng phí hội viên là do khách sạn tự quyết định dựa trên tình hình giá cả thị trường biến động, “khách sạn chỉ có thời hạn hoạt động là 25 năm nên không thể chấp nhận ông Quang là hội viên suốt đời”. Cũng theo ông Tuấn, do ông Quang là khách hàng lâu năm nên khách sạn đã có những ưu đãi đáng kể, giảm 40% phí như đã thỏa thuận.

Hội đồng xét xử nhận định, không có căn cứ pháp lý nào chứng minh ông Quang là hội viên suốt đời với mức phí vĩnh viễn 1.000 USD/năm nên đã bác toàn bộ nội dung khởi kiện của nguyên đơn. Đối với yêu cầu điều tra hành vi trốn thuế không thuộc thẩm quyền xét xử nên không xét. Ngoài ra, tòa cũng bác yêu cầu đòi bồi thường của phía bị đơn.

Như vậy trong trường hợp này giữa ông Quang và khách sạn chẳng có một hợp đồng nào được ký kết mà các giao dịch đều được thỏa thuận bằng lời nói. Có chăng chỉ là những phiếu thu không phải hóa đơn tài chính nên yêu cầu của ông Quang không thể xác định được đó là sự thật hay không. Hơn nữa, lúc hai bên thỏa thuận ông Quang nghĩ rằng mình sẽ là hội viên vĩnh viễn nhưng về mặt pháp lý chẳng có một giấy tờ nào hay một hợp đồng nào được ký kết để làm chứng cứ. Tòa tuyên bố bác bỏ yêu cầu của phía nguyên đơn là hoàn toàn hợp lý. Còn về phía bị đơn việc trốn thuế là có thật hay không thì phải chờ kết quả điều tra của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh mới có thể kết luận và xử lý được.

Từ trường hợp trên có thể nói hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói tuy nó đơn giản có thể tiết kiệm thời gian, chi phí của các bên khi tham gia giao dịch nhưng một khi có tranh chấp xảy ra thì rất phức tạp và khó khăn cho việc xét xử cũng như các bất lợi đều thuộc về phía nguyên đơn nếu họ không có chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Vì thế, đối với hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng khi giao kết hợp đồng với những hợp đồng có tính chất quan trọng thì nên giao kết bằng văn bản và có thể bổ sung vào những quy định về vấn đề này để hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)