Thời hạn thực hiện công việc

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 32)

5. Kết cấu đề tài

2.1.4. Thời hạn thực hiện công việc

Theo quy chế pháp lý hiện hành hợp đồng là sự thỏa thuận, bàn bạc, gặp gỡ ý chí giữa các bên để đi đến sự thống nhất trong việc xác lập một giao dịch. Trong hợp đồng yếu tố tự do thỏa thuận được coi như là một trong những nhân tố quan trọng để tạo nên sự thành công của một hợp đồng. Các bên chủ thể trong hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau rất nhiều vấn đề từ nội dung đến hình thức. Và thời hạn thực hiện hợp đồng cũng là một nội dung nằm trong phần thỏa thuận giữa các bên chủ thể.

Thời hạn thực hiện hợp đồng là một khoảng thời gian nhất định đã được ấn định trước do các bên thương lượng với nhau. Có thể là thời gian giao hàng, thời gian vận chuyển, thời gian cho thuê…nhưng đối với hợp đồng dịch vụ có đối tượng là công việc phải thực hiện thì thời gian thực hiện hợp đồng ở đây cũng có nghĩa là thời gian thực hiện công việc theo yêu cầu của người thuê dịch vụ. Thông thường, thời hạn trong hợp đồng dịch vụ do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có sự thỏa thuận thì thời hạn, hiệu lực của hợp đồng được thực hiện theo tập quán và ý chí của các bên bởi lẽ Bộ luật Dân sự 2005 phần hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng không có đề cập đến vấn đề này. Nếu như trong lúc giao kết hợp đồng các bên không có thỏa thuận về thời hạn như vậy cho dù hợp đồng đó có giá trị nhưng khi thực hiện bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc chậm trễ, lâu dài thì lúc này bên thuê dịch vụ có được quyền đốc thúc và đưa ra thời hạn thực hiện công việc.

Bộ luật Dân sự 2005 được hình thành trên sự kế thừa Bộ luật Dân sự 1995 và dựa trên nền tảng của Hiến pháp 1992 cho nên về nguyên tắc trong hợp đồng nếu các bên không có sự thỏa thuận về thời hạn thực hiện lúc giao kết thì hợp đồng dịch vụ vẫn có giá trị. Thời hạn có thể được thỏa thuận trong quá trình thực hiện hợp đồng. Điều này cũng có thể được suy ra từ Điều 285 Bộ luật Dân sự 2005 về “Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự”(25) trên tinh thần của Điều luật này chúng ta có thể suy ra cho hợp đồng dịch vụ. Đôi lúc người thuê dịch vụ theo một hợp đồng không có sự thỏa thuận trước về thời hạn thực hiện công việc. Tuy nhiên, người thuê dịch vụ có thể được quyền đốc thúc bên cung ứng dịch vụ và ấn định một thời gian cụ thể. Nếu bên cung ứng không đồng ý thì hai bên có thể thỏa thuận lại. Suy cho cùng sự thỏa thuận vẫn là trên hết. Trong trường hợp các bên không có sự thống nhất với nhau về thời hạn thì pháp luật mà cụ thể là Tòa án sẽ giải quyết căn cứ vào tính chất công việc và tập quán.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)