Thù lao trong hợp đồng dịch vụ (tiền công)

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 33)

5. Kết cấu đề tài

2.1.5.Thù lao trong hợp đồng dịch vụ (tiền công)

Tiền là một yếu tố được xuất hiện rất phổ biến trong hợp đồng hiện nay đặc biệt hơn là với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động, quan hệ diễn ra trong hợp đồng ngoài mục đích dân sự thì tất cả cũng chỉ vì mục đích lợi nhuận – tiền. Tất nhiên trong hợp đồng dịch vụ cũng vậy bên cung ứng dịch vụ được trả tiền công theo thỏa thuận. Tiền công có thể được thỏa thuận theo ý chí của các bên hoặc thỏa thuận theo giá của thị trường. Trong quy chế pháp lý hợp đồng dịch vụ tiền công được quy định trong Điều 524 Bộ luật Dân sự 2005 cụ thể như sau:

1. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.

2. Khi giao kết hợp đồng nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

3. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, nếu không có thỏa thuận khác.

4. Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.(26)

Như vậy có hai vấn đề cần được đề cập ở đây đó chính là phương thức tính giá thuê và phương thức thanh toán tiền thuê dịch vụ. Trả tiền dịch vụ là nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ phải làm khi bên cung ứng hoàn thành công việc trừ khi không có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, có một số hợp đồng dịch vụ mà người làm dịch vụ không nhận tiền công. Lúc đó ta sẽ có một hợp đồng dịch vụ miễn phí xuất hiện hoặc hợp đồng tương trợ, chịu sự chi phối của các quy định trong luật chung của hợp đồng.

Giá dịch vụ do các bên thỏa thuận với nhau. Theo quy định thì khi hoàn thành công việc bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức giá dịch vụ thì khi có tranh chấp giá dịch vụ được xác định theo giá của thị trường theo khung giá của dịch vụ cùng loại vào thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng. Lúc này Tòa án sẽ có thẩm quyền giải quyết và thẩm phán sẽ ấn định mức tiền công theo quy định của pháp luật.

Về phương thức thanh toán tiền thuê các bên cũng có thể thỏa thuận có thể là trả bằng tiền mặt có thể trả qua thẻ. Bên thuê dịch vụ có thể trả tiền công một lần hoặc chia thành nhiều lần tùy theo sự thỏa thuận. Tuy nhiên, theo quy định thì cho dù trả một lần hay nhiều lần thì khi đến thời điểm hoàn thành công việc bên thuê dịch vụ phải trả tiền công.

Theo nguyên tắc khi hoàn thành công việc bên thuê phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp công việc phải thực hiện trong một thời gian dài với chi phí khá lớn thì lúc này sẽ có một hình thức mới xuất hiện trong hợp đồng đó là các bên có thể thỏa thuận trả theo kiểu khoán, một con số được xác định trước một cách chắc chắn và không thể. Có nghĩa là phân công việc thành từng giai đoạn để khi hoàn thành từng giai đoạn đó người thuê dịch vụ đến nghiệm thu và trả một khoản tiền tương ứng với công việc theo thỏa thuận của các bên. Theo

nguyên tắc thì tiền công khoán chỉ được áp dụng tương ứng với khối lượng công việc mà người làm dịch vụ phải thực hiện theo thỏa thuận trước. Nếu bên thuê dịch vụ yêu cầu thực hiện công việc bổ sung thì bên này phải trả thêm cho bên cung ứng dịch vụ tiền công tương ứng cho công việc bổ sung đó. Chẳng hạn như một người nào đó thuê một công ty xây dựng xây một căn nhà theo kiểu khoán. Trong hợp đồng các bên chỉ thỏa thuận việc xây nhà và trang trí kiến trúc trong căn nhà. Tuy nhiên, do người chủ thuê xây này muốn tạo cho cảnh quan ngôi nhà lộng lẫy hơn ông đã yêu cầu công ty xây dựng xây một hồ bơi bên cạnh ngôi nhà và thiết kế cây cảnh xung quanh ngôi nhà. Như vậy yêu cầu này của bên thuê được gọi là yêu cầu bổ sung và người này phải trả tiền công thêm cho bên xây dựng cho việc làm thêm công việc đó.

Có một trường hợp trong phần tiền công đó là việc bên thuê dịch vụ có thể giảm tiền công hoặc yêu cầu bên cung ứng bồi thường thiệt hại khi bên cung ứng không thực hiện công việc theo đúng như thỏa thuận hoặc hoàn thành công việc theo đúng thời hạn. Lúc này bên thuê có đủ cơ sở và quyền để yêu cầu giảm tiền công nếu do lỗi của bên cung ứng. Vậy nếu như công việc hoàn thành không đúng thời hạn do yếu tố khách quan thì sao? Theo quan điểm của người viết thì trong trường hợp này bên cung ứng có thể báo trước cho bên thuê biết và chứng minh được công việc thực hiện không đúng thời hạn do lỗi khách quan là sự thật và cả hai bên cùng thỏa thuận về một thời gian khác hợp lý hơn.

Như vậy tiền công trong hợp đồng dịch vụ do các bên thỏa thuận với nhau và mọi yếu tố phát sinh đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 33)