Chế tài xử lý trường hợp người thuê dịch vụ không đảm bảo việc trả tiền

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 56)

5. Kết cấu đề tài

3.2.3. Chế tài xử lý trường hợp người thuê dịch vụ không đảm bảo việc trả tiền

nào thì không cần hoặc phải lập thành văn bản và lập thành văn bản có công chứng, chứng thực cho loại hợp đồng dịch vụ nói riêng và hợp đồng dân sự nói chung.

3.2.3. Chế tài xử lý trường hợp người thuê dịch vụ không đảm bảo việc trả tiền dịch vụ dịch vụ

Theo lẽ đương nhiên nếu như không có thỏa thuận nào khác thì khi hoàn thành công việc bên thuê dịch vụ phải thanh toán tiền công hay nói đúng hơn là trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp trong lúc ký kết hợp đồng giữa hai bên không có một sự thỏa thuận nào về việc trả tiền thù lao. Vì thế theo như quy định tại khoản 3 Điều 524 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “bên thuê sẽ trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ”. Nhưng vấn đề là bên thuê dịch vụ lại không muốn trả tiền với một lý do hoàn toàn vô lý hoặc thậm chí là không có lý do gì cả. Hiện nay luật nước ta chưa có quy định cách xử lý riêng cho vấn đề này có nghĩa là trước mắt xây dựng trên khuôn khổ luật chung. Cụ thể là bên cung ứng dịch vụ với vai trò là bên cho vay không có bảo đảm khi hoàn thành công việc bên thuê không trả tiền dịch vụ thì bên cung ứng không có một tài sản hay căn cứ nào để bảo đảm cho bên thuê thanh toán tiền dịch vụ đó. Bên cung ứng không có quyền giữ tài sản, tài liệu, phương tiện mà nguời thuê dịch vụ đã giao cho mình, như một cách gây sức ép để đòi tiền công. Người cung ứng dịch vụ cũng không có quyền lưu giữ kết quả công việc với lý do người thuê dịch vụ không thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ trả tiền công. Như vậy, bên cung ứng dịch vụ hoàn toàn bất lợi trong trường hợp này. Có chăng những giải pháp áp dụng chỉ được quy định chung trong phần nghĩa vụ bảo đảm người cung ứng dịch vụ với vai trò là chủ nợ không có bảo đảm và các quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ được áp dụng tương tự như đối với chủ nợ không có bảo đảm. Có nghĩa là bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu kê biên bất kỳ tài sản nào của người thuê dịch vụ để thanh toán nợ.

Như vậy, cần phải có một điều luật cụ thể trong phần quy định về hợp đồng dịch vụ để xử lý nghiêm chỉnh việc bên thuê dịch vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)