Hình thức miệng (lời nói)

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 28)

5. Kết cấu đề tài

2.1.2.1.Hình thức miệng (lời nói)

Đây là một hình thức giao kết hợp đồng có tính xác thực thấp. Các bên chủ thể dùng lời nói, thỏa thuận bằng miệng về nội dung của hợp đồng. Như vậy khi có tranh

20 Xem Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005.

chấp xảy ra thì sao các bên đều phủ nhận những thỏa thuận trước kia sẽ gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước trong việc xét xử. Bởi lẽ, không có một bằng chứng nào để chứng minh cho những thỏa thuận và giao dịch đó. Tuy nhiên, giao kết hợp đồng bằng hình thức này được coi là một hình thức được hình thành sớm nhất và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử loài người. Một lẽ đương nhiên từ thời xa xưa các hợp đồng, giao dịch chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức lời nói con người với trình độ học vấn thấp thậm chí là không biết đọc biết viết thì làm sao có thể sử dụng các hình thức khác được. Cho đến ngày nay thì hình thức giao kết hợp đồng này vẫn còn phù hợp với con người trong một số trường hợp nhất định. Thông thường, hợp đồng giao kết theo hình thức này được hình thành dựa trên ba đặc trưng sau:

Thứ nhất, các giao dịch theo hình thức này được hình thành dựa trên sự tin tưởng giữa các bên chủ thể với nhau. Sự tin tưởng đó có thể xuất phát từ những mối quan hệ thân thiết ruột thịt (anh chị em, cha mẹ và con cái..), bà con, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp…giữa họ có mối quan hệ mật thiết như vậy đã tạo nên sự tin cậy cho nhau. Điều này khi tham gia thực hiện các giao dịch thuận lợi, thành công sẽ góp phần tạo nên sự gắn kết tình cảm hơn giữa người với người. Và sự tin cậy này cũng là yếu tố chủ quan bổ sung thêm cho sự xác thực của hình thức miệng.

Thứ hai, nó được áp dụng trong một số giao dịch nhỏ lẽ với giá trị tài sản không đáng kể. Hình thức miệng rất phù hợp với những loại giao dịch này. Ví dụ như mua một cây kẹo hay que kem chẳng hạn. Chẳng lẽ phải lập hợp đồng bằng văn bản hay sao? Điều này hoàn toàn vô lý bởi chi phí kiện tụng, làm hợp đồng tốn kém rất nhiều trong khi giá trị của hàng hóa giao dịch thì lại quá nhỏ. Với lại tốn rất nhiều thời gian công sức cho việc làm vô nghĩa này.

Thứ ba, là hình thức này sử dụng cho các loại giao dịch có thể được thực hiện và chấm dứt ngay sau đó. Chẳng hạn như một người nào đó ra cửa hàng tạp hóa mua một món hàng. Trong trường hợp này giữa người chủ cửa hàng và người mua đều có sự thỏa thuận, giao dịch bằng miệng. Sau khi đã thỏa thuận xong về chất lượng, số lượng, giá cả.. nếu người mua chấp nhận mua hàng và mang về như vậy đã thực hiện xong, giao dịch đã kết thúc thông qua hình thức lời nói.

Đây là ba đặc trưng cơ bản của hình thức giao kết bằng miệng trong quy chế pháp lý về hình thức hợp đồng. Giao dịch này tạo nên được sự gắn kết giữa người với người đồng thời đó cũng là nguyên nhân dẫn đến những xung đột, tranh chấp khó có thể giải quyết giữa các bên chủ thể.

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 28)