Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 43)

5. Kết cấu đề tài

2.3.3. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

Trong hợp đồng các bên chủ thể ký kết hợp đồng chỉ vì mục đích đem lại lợi ích cho nhau. Đó là đối tượng của hợp đồng mà các bên đều muốn đạt được. Một khi lợi ích của các bên không còn nữa thì việc thực hiện hợp đồng sẽ trở nên vô nghĩa. Và một trong các bên có thể đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng theo khoản 1 Điều 525 Bộ luật Dân sự 2005 “Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại”.(36) Như vậy, chúng ta có thể thấy rõ hai trường hợp đó là trường hợp hợp đồng có công việc được thực hiện một lần và hợp đồng có công việc được thực hiện nhiều lần liên tiếp nhau trong một thời gian dài.

Đối với công việc được thực hiện một lần thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào không cần lý do nếu việc tiếp tục hợp đồng không có lợi cho họ. Mặc dù công việc chỉ mới bắt đầu thực hiện hay sắp kết thúc thì bên thuê dịch vụ vẫn có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng. Đối với công việc được thực hiện nhiều lần trong một thời gian dài chẳng hạn như nhận chăm sóc sắc đẹp cho một diễn viên điện ảnh thì bên thuê dịch vụ cũng có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bất cứ lúc nào với điều kiện không còn lợi ích để tiếp tục duy trì hợp đồng. Thực ra, nếu hợp đồng dịch vụ không có thời gian xác định, thì người thuê dịch vụ có thể đình chỉ hợp đồng mà không cần nêu lý do, người này chỉ phải báo cho người cung ứng dịch vụ biết lý do trong trường hợp hợp đồng dịch vụ có thời hạn xác định.

Tuy nhiên, vấn đề này dường như có vẻ không hợp lý cho lắm đối với những hợp đồng dịch vụ mà đối tượng của nó tạo ra sản phẩm có liên quan đến quyền tác giả. Một người thợ được thuê xây nhà, ngôi nhà đang trong quá trình xây dựng dang dở đột nhiên bên thuê đơn phương đình chỉ hợp đồng với lý do không còn thấy lợi ích nữa. Lúc này người thuê sẽ trả tiền công cho bên xây nhà tính đến thời điểm hợp đồng bị đình chỉ còn bên thuê có nghĩa vụ giao ngôi nhà đang xây dang dở cho bên thuê. Tất nhiên, trong trường hợp này bên cung ứng dịch vụ (bên được thuê xây nhà) không muốn ngưng công việc đang dang dở nhưng họ buộc phải làm theo ý của bên thuê do hệ quả của quyết định đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng của người thuê xây nhà.

Theo quy định của luật thì bên thuê muốn đình chỉ hợp đồng thì phải báo trước cho bên cung ứng dịch vụ một thời gian hợp lý. Thời gian đó có thể do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng lúc giao kết. Khác với các hợp đồng khác, hợp đồng dịch vụ có thể được đình chỉ ngay sau bên cung ứng dịch vụ nhận được thông báo của người thuê dịch vụ nếu người thuê không muốn tiếp tục duy trì lợi ích cho đến ngày đình chỉ và bên cung ứng dịch vụ cũng không có lợi ích vật chất nào để tiếp tục công việc cho đến ngày đó. Lúc này bên thuê dịch vụ phải thanh toán tiền công tương ứng với công việc (theo số lượng, chất lượng dịch vụ) mà bên cung ứng đã thực hiện cho đến thời điểm hợp đồng bị đình chỉ. Đối với những hợp đồng có giá trị lớn thì không thể đơn phương đình chỉ bằng miệng đơn giản được mà theo quan điểm của cá nhân người viết nên có thông báo bằng văn bản về việc đơn phương đình chỉ hợp đồng như vậy mới có chứng cứ để giải quyết khi tranh chấp xảy ra.

Nguyên tắc khi hợp đồng đã được giao kết các bên luôn bị ràng buộc nhau về quyền và nghĩa vụ và hợp đồng dịch vụ cũng không ngoại lệ. Nghĩa vụ mà bên thuê dịch vụ thực hiện là một trong những yếu tố cần thiết cho bên cung ứng dịch vụ thực

hiện công việc theo yêu cầu. Chẳng hạn như đối với những công việc buộc bên thuê phải cung cấp thông tin, tài liệu mà bên thuê không thực hiện nghĩa vụ của mình, thì lúc này bên cung ứng không những không phải chịu trách nhiệm khi sản phẩm làm ra không đúng theo yêu cầu của bên thuê mà còn có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bất cứ lúc nào nếu bên thuê không thực hiện nghĩa vụ theo như quy định tại khoản 2 Điều 525 Bộ luật Dân sự 2005. Về mặt pháp lý thì như vậy nhưng trong thực tế các nhà cung ứng dịch vụ luôn muốn đem lại lợi ích cho mình và công ty. Khi bên thuê không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhưng trong khả năng của họ thì họ sẽ không đình chỉ hợp đồng mà vẫn thực hiện và hệ quả xảy ra với sản phẩm đều do bên thuê gánh chịu do không thực hiện nghĩa vụ của mình. Khi đó, bên cung ứng dịch vụ vẫn được trả tiền công theo mức đã thỏa thuận và được pháp luật bảo vệ một cách chính đáng.

Không chỉ bên thuê không thực hiện nghĩa vụ của mình mà khi bên này không làm theo thỏa thuận như đã giao kết với bên cung ứng thì bên này cũng có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng. Vậy thỏa thuận đó có thể là việc trả tiền công theo phần trong quá trình thực hiện công việc chẳng hạn mà bên thuê đã không thực hiện việc trả tiền công theo thỏa thuận đó. Khi cảm thấy không còn lợi ích bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý còn đối với việc bên cung ứng đơn phương đình chỉ thì pháp luật không có quy định là phải báo trước. Có lẽ đó là lẽ đương nhiên, là nghĩa vụ, là trách nhiệm mà các bên đều đã biết và hơn ai hết bên thuê là người biết rõ nhất về nghĩa vụ của mình nên khi họ không thực hiện nghĩa vụ hay không làm đúng theo thỏa thuận thì bên cung ứng không cần phải báo trước cho họ khi đình chỉ hợp đồng. Điều này hoàn toàn hợp lý vì đó là lỗi của bên thuê và lúc này bên thuê dịch vụ phải bồi thường thiệt hại cho bên cung ứng dịch vụ. Mức bồi thường có thể do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án giải quyết và thẩm phán sẽ quyết định. Bồi thường thiệt hại nhưng thật ra đó là việc bên thuê trả tiền công cho bên cung ứng cho đến thời điểm bên cung ứng đình chỉ hợp đồng. Và nếu có thiệt hại phát sinh thì bên thuê phải bồi thường.

CHƯƠNG 3

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu hợp đồng dịch vụ theo quy định của pháp luật việt nam – lý luận và thực tiễn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)