5. Kết cấu đề tài
3.1.2.2. Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dịch vụ
Trên thực tế khi một hợp đồng được giao kết nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng hoặc khi hợp đồng chấm dứt nhưng công việc được thực hiện không như mong muốn của bên thuê dịch vụ thì tất nhiên hợp đồng đó sẽ có tranh chấp xảy ra mặc dù không biết đó là lỗi của ai. Vì vậy, khi xác định lỗi để quy trách nhiệm bồi thường không phải là chuyện dễ dàng.
Ví dụ:
Trường hợp 2:(39) Tháng 11-2008, bà O (ngụ quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh) đến một công ty làm đại lý bán vé máy bay tại quận 3 đặt mua hai vé máy bay để đưa con sang Mỹ du học.
Theo lời kể của bà O, đại lý trên đã hỏi han bà rất tỉ mỉ để có thể thiết kế và tư vấn cho bà đường bay phù hợp. Sau khi xem những giấy tờ liên quan (như hộ chiếu, giấy gọi nhập học…), đại lý đã tư vấn cho bà nên mua vé máy bay của hãng hàng không K cho rẻ tiền. Vốn chẳng rành rẽ đường đi đến một đất nước xa xôi, rộng lớn như Mỹ, bà O đặt hết niềm tin và thực hiện y như chỉ dẫn của đại lý.
39 Theo Báo pháp luật TPHCM: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/03/19/2595/ [truy cập ngày 12/10/2014].
Một tháng sau đó, mẹ con bà O bay sang Mỹ. Điều bất ngờ là thay vì bay đến nơi người con du học là thành phố Seattle thì hai người lại bay đến thủ đô Washington (Washington D.C), cách xa đến… 4.500 km! Đến lúc này, qua lời giải thích của nhân viên hải quan, bà mới biết hai chiếc vé của mình đã bị “lộn tiệm” nơi cần đến. Không còn cách nào khác, bà phải mò mẫm làm các thủ tục cần thiết và mua thêm một vé máy bay (gần 1.500 USD) để con bà đến được thành phố Seattle.
Trở về nước, bà O đòi công ty làm đại lý bán vé máy bay bồi thường số tiền vé mua thêm nêu trên. Tuy nhiên, yêu cầu của bà đã không được công ty chấp thuận với lý do “khách hàng hoàn toàn có lỗi trong vụ việc”. Cụ thể, theo công ty thì việc xem xét hộ chiếu và giấy báo nhập học của con bà O chỉ để đơn thuần xác định giấy đó thật hay giả nhằm giúp hãng có cơ sở bán vé giá rẻ dành cho học sinh du học chứ công ty không dựa vào đó để bán vé. Trước khi bán vé, công ty có hỏi bà O muốn đi đến đâu thì bà trả lời là “Washington”. Căn cứ vào nội dung đặt hàng này, công ty đã bán vé đến Washington D.C.
Ngược lại, bà O lập luận: “Hộ chiếu và giấy báo nhập học của con tôi ghi nơi đến là Seattle. Với hiểu biết và kinh nghiệm bán vé của mình, vì sao đại lý không chỉ vẽ tường tận để giúp khách hàng đi đúng nơi, về đúng chỗ? Lại nữa, tôi đã yêu cầu bay đến Washington thì cớ gì đại lý lại bán vé đến Washington D.C. Chẳng lẽ một công ty làm đại lý bán vé chuyên nghiệp cũng không phân biệt được hai địa danh này?”.
Mặc dù vụ việc không đưa ra Tòa án để giải quyết nhưng trong trường hợp này việc xác định lỗi thuộc về ai để yêu cầu bồi thường là rất khó khăn. Tuy nhiên, có thể thấy bà O nếu muốn bay đến thành phố Seattle thuộc tiểu bang Washington, khách hàng có thể chọn đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Los Angeles rồi sau đó từ Los Angeles bay đến Seattle. Với tính chuyên nghiệp và sự hiểu biết của đại lý bán vé thì không thể không biết đến điều đó, nhất là trong giấy gọi nhập học có ghi chữ seattle. Điều này cho thấy công ty làm đại lý bán vé thiếu tính chuyên nghiệp. Ngay cả trong trường hợp bà O “đòi” bay đến Washington thì công ty cũng phải xem xét hồ sơ để tư vấn cho bà O đường bay thích hợp. Từ việc làm thiếu cẩn trọng này, công ty đã không bảo đảm được quyền lợi cho khách hàng một cách tốt nhất. Suy cho cùng đó cũng chỉ có thể là lỗi vô ý của đại lý. Tuy nhiên, trong trường hợp này cũng một phần do lỗi của khách hàng nên cả hai bên đều chịu thiệt hại và bên đại lý bán vé máy bay sẽ bồi thường một khoản tiền tương ứng với lỗi của mình.
Từ việc phân tích trên suy cho cùng cũng chỉ là những lý luận dựa vào thực tiễn để phán xét chứ không có một quy định cụ thể nào trong chế định hợp đồng dịch vụ để có thể biết được trách nhiệm thuộc về ai cũng như việc bồi thường sẽ thuộc về
được giao kết giữa bà O và đại lý bán vé máy bay. Và đại lý này phải có nghĩa vụ tư vấn, hướng dẫn đường bay thích hợp nhất cho bà O để bà bay đến địa điểm cần đến một cách thuận lợi và hợp lý nhất. Đó cũng chính là công việc mà đại lý phải thực hiện cho bà O. Nhưng đại lý đã thực hiện không đúng nghĩa vụ tư vấn, hướng dẫn và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Nên theo người viết công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này. Tuy nhiên, luật lại không có quy định nên việc xác định và giải quyết sẽ rất khó khăn cho người áp dụng pháp luật nếu như vụ việc đưa ra Tòa và sẽ bất lợi cho bà O. Cho nên cần phải có một quy định cụ thể trong chế định hợp đồng dịch vụ quy định về vấn đề xác định yếu tố lỗi và trách nhiêm bồi thường thiệt hại.