Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 32)

6. Kết cấu của luận văn:

1.2.5.1. Nguyên nhân khách quan

a) Xuất phát từ hệ thống thông tin

Thông tin tín dụng bao gồm thông tin lịch sử, thông tin hiện tại và xu hƣớng phát triển của KH trong tƣơng lai (gồm cả thông tin về tài chính và phi tài chính) và đặc biệt là các thông tin thống kê về các chỉ tiêu trung bình trong ngành phục vụ cho việc xếp loại khách hàng vay.

Hiện nay, các NHTM không chỉ quan tâm đến việc nắm bắt thông tin về xếp hạng doanh nghiệp nhằm đánh giá KH có quan hệ tín dụng mà còn sử dụng thông tin vào những mục đích khác nhau nhƣ mở rộng đối tƣợng cho vay, thực hiện công tác Marketing đến KH truyền thống, KH tiềm năng, và mở rộng thị phần trên thị trƣờng. Tuy nhiên:

Hệ thống thông tin của VN hiện nay còn khá nhiều bất cập, VN chƣa có cơ chế công bố thông tin đầy đủ. Trong thời gian qua, Trung tâm thông tin tín dụng(CIC) trực thuộc NHNN hoạt động đã đạt đƣợc những kết quả ban đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tín dụng của KH nhƣng chƣa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp hoạt động một cách độc lập và hiệu quả.

b) Xuất phát từ hệ thống văn bản luật

Về cơ bản, hoạt động tín dụng của các NHTM đã đƣợc Luật hoá trong các văn bản luật và các văn bản pháp quy của Chính Phủ, NHNN. Tuy nhiên, qua nghiên cứu phân tích, đúc kết từ những trƣờng hợp rủi ro, trong thực tế hoạt động tín dụng của các NHTM còn chịu sự điều chỉnh, chi phối của khá nhiều luật, văn bản dƣới luật chồng chéo, không rõ ràng, không hợp lý và chƣa thật hoàn chỉnh

Chính Phủ thƣờng xuyên ban hành mới các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu, hoặc các quy định về đất đai, nhà ở. Khi một chính sách thay đổi đột ngột sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ khả năng dự báo sức tiêu thụ trên thị trƣờng của các doanh nghiệp. Việc định hƣớng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh không phù hợp,không chính xác sẽ dẫn đến sản xuất cung vƣợt cầu, hang hoá khó tiêu thụ, giá bán hạ, thua lỗ, KH sẽ không đảm bảo nguồn tiền trả nợ cho các NHTM.

c) Xuất phát từ công tác kiểm tra, thanh tra

Hiện nay, bên cạnh những cố gắng và kết quả đạt đƣợc, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của NHNN đối với các NHTM chƣa thật sự hiệu quả:

-Năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, một số nghiệp vụ,kinh doanh và công nghệ mới chƣa đƣợc nắm bắt kịp thời.

-Nội dung và phƣơng pháp thanh tra, giám sát còn lạc hậu, chậm đƣợc đổi mới, hoạt động một cách thụ động theo kiểu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn, phòng ngừa rủi ro và vi phạm.

d) Xuất phát từ các cơ quan ban ngành liên quan

Hoạt động của các cơ quan ban ngành có liên quan đến hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay có thể nói còn nhiều vấn đề cần bàn luận:

- Quản lý doanh nghiệp còn lỏng lẻo, cấp giấy phép tràn lan.

- Cơ quan thi hành án thông đồng với ngƣời thi hành án, trung tâm bán đấu giá tài sản thế chấp tiêu cực.

- Sự can thiệp không chính thức của các cơ quan công quyền trong việc cho vay, cản trở việc đánh giá KH của các NHTM. Có thể phân tích ở 2 khía cạnh đó là: các NHTM không thể từ chối cho vay nên việc thẩm định các khoản vay, đánh giá năng lực thật sự của KH chỉ mang tính thủ tục và do có sự can thiệp của các cấp chính quyền trong việc cấp tín dụng mà chủ yếu là các DNNN nên các NHTM có tâm lý ỷ lại, vì khi có rủi ro xảy ra thì nhà nƣớc cũng có cơ chế xử lý. Tâm lý trên đã làm giảm chất lƣợng công tác thẩm định, khoản vay vì vậy mang nhiều rủi ro, làm tăng nợ xấu.

- Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng- Bộ Tài Chính (DATC) hoạt động chƣa hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)