6. Kết cấu của luận văn:
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những mặt làm đƣợc của Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông – Chi nhánh Khánh Hòa trong những năm qua, nhƣng vẫn còn một số mặt hạn chế cụ thể nhƣ sau:
- Về xử lý nợ xấu:
Nợ quá hạn vẫn đang ở mức cao, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2011 là 2.76 %, năm 2012 là 3.62%, năm 2013 là 3.28%. Nợ xấu từ năm 2011 đến năm 2013 tuy vẫn ở mức dƣới 3% nhƣng có khuynh hƣớng tăng.Điều này đòi hỏi ngân hàng cần hoàn thiện hơn và có những biện pháp khắc phục trong công tác quản trị tín dụng bằng cách trích lập dự phòng rủi ro dựa trên chất lƣợng các khoản tín dụng chứ không phải dựa trên nợ quá hạn.
Dƣ nợ tín dụng tập trung quá lớn ở một số khách hàng là tổ chức kinh tế: Công ty cổ phần khai thác thủy điện Sông Giang, Công ty TNHH tƣ vấn và thiết kế xây dựng ADC, Công ty TNHH Rƣợu Thu Hà…, đây là những dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro, không thật sự an toàn, mặc dù với dự án thủy điện Sông Giang, ngân hàng đã đồng tài trợ với các ngân hàng khác để phân tán rủi ro.
- Về công tác dự báo giá trị TSBĐ trong lƣơng lai :
Ngân hàng hiện nay chỉ mới đề nghị khách hàng vay động sản (xe ô tô, máy móc thiết bị, hàng hóa….) mua bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm hàng hóa. Đối với TSĐB là bất động sản, công trình không thể lƣờng trƣớc đƣợc rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, …khiến TSBĐ mất giá trị, ngân hàng chƣa có biện pháp để chuyển giao rủi ro với công ty bảo hiểm.
Các khoản vay không có tài sản đảm bảo (dành cho cán bộ thuộc các đơn vị hành chính sự nghiệp) ngân hàng cũng chƣa có quy định bắt buộc mua bảo hiểm tiền vay đối với hình thức cho vay nhiều rủi ro này. Khi ngƣời vay không may bị thƣơng tật, tử vong… thì ngân hàng đƣợc công ty bảo hiểm chi trả nếu có những giấy tờ chứng minh hợp lệ.
- Về đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện đúng quy trình, quy định cấp tín dụng
Đối với sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Cuối năm 2012, một nhân viên trong ngân hàng đã lợi dụng lòng tin của khách hàngđể chiếm đoạt hàng tỷ đồng khi khách hàng tin tƣởng giao sổ tiết kiệm cho nhân viên này thực hiện hình thức cho vay cầm cố.Bên cạnh đó, nhân viên này đã ăn cắp chứng chỉ trắng là sổ tiết kiệm đã đóng dấu của ngân hàng, tự ý phát hành, lừa đảo ngƣời nhà với số tiền lớn mặc dù trên thực tế số tiền đó không nộp vào ngân hàng.Do lỏng lẻo trong các quy trình về việc thực hiện đối chiếu chữ ký khách hàng cũng nhƣ sử dụng con dấu sai mục đích đã tạo điều kiện cho những nhân viên có đạo đức nghề nghiệp thấp có cơ hội thực hiện hành vi sai trái gây hậu quả nghiêm trọng tới hình ảnh của ngân hàng trong một thời gian dài.
- Vê quy định phân cấp xác định cấp tín dụng:
Các khoản cấp tín dụng trong thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh/SGD hiện vẫn ở mức thấp, các khoản vay lớn đều phải duyệt tập trung về hội sở gây nên việc kéo dài thời gian xử lý hồ sơ, thủ tục rƣờm rà khiến khách hàng không hài lòng vì chờ đợi quá lâu.Cơ chế thông tin giữa các phòng ban tại chi nhánh và Hội sở trong hoạt động cấp tín dụng chƣa đảm bảo tính liên tục và toàn diện, sự liên kết giữa các phòng không chặt chẽ, thiếu kết nối nên khả năng phát hiện và ngăn ngừa rủi ro chƣa cao.
Công tác quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng hiện nay còn nhiều bất cập, chƣa tách bạch chức năng của cán bộ tín dụng ra khỏi chức năng quản lý rủi ro, chƣa có bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách. Các số liệu báo cáo thống kê tình hình hoạt đọng kinh doanh của ngân hàng chƣa đầy đủ, đặc biệt là về tình hình nợ quá hạn.Việc tuân thủ các quy trình tín dụng, quy định quản lý rủi ro tín dụng có nhiều lúc ngân hàng còn lơ là, buông lỏng.
Mặc dù có nhiều chính sách nâng cao chất lƣợng cản bộ tín dụng, tuy nhiên ngân hàng vẫn xảy ra tình trạng thiêú cán bộ có kinh nghiệm. Trong khi đó, cán bộ chủ chốt chuyển nơi khác, cán bộ mới tuyển dụng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, chƣa đủ tự tin để đƣa ra kết luận độc lập.
Thông tin luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của ngân hàng và là công cụ quan trọng để kiểm soát rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của ngân hàng chƣa đầy đủ và hoạt động chƣa thật sự hiệu quả.Các thông tin liên quan đến TSĐB, liên quan đến nợ ngoài bảng chƣa đƣợc khai thác nhiều từ hệ thống, vì vậy hạn chế nhất định đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.
Các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cũng chƣa đƣợc quan tâm một cách đúng mức nhƣ: chƣa yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm vào quy trình cấp tín dụng, thực hiện mua bảo hiểm tiền vay chƣa đƣợc chú ý đề xuất.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 nêu lên thực trạng công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông-CN Khánh Hòa. Từ việc phân tích tác động của môi trƣờng kinh tế xã hội, đặc biệt là môi trƣờng ngân hàng trong năm 2013 để rút ra những nguyên nhân làm phát sinh RRTD. Song song với việc đánh giá xếp hạng tín dụng, thông qua việc áp dụng mô hình định tính 6C, ngân hàng đã xây dựng chặt chẽ thêm những tiêu chuẩn chọn lọc khách hàng để cho vay Năm 2013, mặc dù nền kinh tế đã chuyển biến tích cực nhƣng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn vẫn ở mức cao do các món vay những năm trƣớc vẫn chƣa xong, điều nay đòi hỏi chi nhánh cần có những biện pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản trị RRTD.
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƢƠNG ĐÔNG-CHI NHÁNH KHÁNH HÒA