Mô hình định tính về rủi ro tín dụng Mô hình 6C

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3.3.1. Mô hình định tính về rủi ro tín dụng Mô hình 6C

Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh-6C” Của khách hàng bao gồm:

- Tƣ cách ngƣời vay (character): CBTD phải chắc chắn rằng ngƣời vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.

- Năng lực của ngƣời vay (Capacity): Ngƣời đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, ngƣời vay phải là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

- Thu nhập của ngƣời vay (cashflow):xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay. - Bảo đảm tiền vay (Collateral): Là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.

- Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.

-Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hƣởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.

- Việc sử dụng mô hình này tƣơng đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng nhƣ trình độ phân tích, đánh giá của CBTD.

1.3.3.2. Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng

Mô hình định tính đƣợc xem là mô hình cổ điển để đánh giá rủi ro tín dụng.Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tiếp cận phƣơng pháp đánh giá rủi ro hiện đại. Sau đây là một số mô hình lƣợng hoá rủi ro tín dụng thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất:

 Mô hình điểm số Z:

Mô hình này phụ thuộc vào : (i) chỉ số các yếu tố tài chính của ngƣời vay- X; (ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngƣời vay trong quá khứ, mô hình đƣợc mô tả nhƣ sau:

Z= 1,2X1+1,4X2+3,3X3+0,6X4+1,0X5 Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lƣu động ròng/tổng tài sản” X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”

X3: tỷ số “lợi nhuận trƣớc thuế và lãi/tổng tài sản” X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao, thì ngƣời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Nhƣ vậy,khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.

Z<1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao. 1,8<Z<3: Không xác định đƣợc

Z>3: Khách hàng không có khả năng vỡ nợ.

Bất kỳ công ty nào có điểm số Z<1,81 phải đƣợc xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.

Nhƣợc điểm:

Mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm khách hàng vay có rủi ro và không có rủi ro. Tuy nhiên trong thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi khách hàng khác nhau từ mức thấp nhƣ chậm trả lãi, không đƣợc trả lãi cho đến mức mất hoàn cả vốn và lãi của khoản vay.

Không có lý do thuyết phục để chứng minh rằng các thông số phản ánh tầm quan trọng của các chỉ số trong công thức là bất biến, đặc biệt khi các điều kiện kinh doanh cũng nhƣ điều kiện thị trƣờng tài chính đang thay đổi liên tục. Mô hình không tính đến một số nhân tố khó định lƣợng nhƣng có thể đóng một vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến mức độ của các khoản vay (danh tiếng của khách hàng, mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng hay các yếu tố vĩ mô nhƣ sự biến động của chu kỳ kinh tế)

 Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng:

Ngoài mô hình điểm số Z, nhiều ngân hàng còn áp dụng mô hình cho điểm để xử lý đơn xin vay của ngƣời tiêu dùng nhƣ: mua xe hơi,trang thiết bị gia đình,bất động sản,…Các yếu tố quan trọng trong mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số ngƣời phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, tài khoản cá nhân, thời gian làm việc. Mô hình này thƣờng sử dụng 7- 12 hạng mục, mỗi hạng mục đƣợc cho điểm từ 1-10.

Ƣu điểm: mô hình này loại bỏ đƣợc sự phán xét chủ động trong quá trình cho

vay và giảm đáng kể thời gian ra quyết định tín dụng.

Nhƣợc điểm: mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanh chóng để thích

hợp với những thay đổi trong nền kinh tế và cuộc sống gia đình.

 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tƣ thƣờng đƣợc thể hiện bằng việc xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standar & Poor là những công ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất. Moody và Standard & Poor xếp hạng trái phiếu và khoản cho vay theo 9 hạng, chất lƣợng giảm dần, trong đó 4 hạng đầu ngân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tƣ, cho vay.

Tóm lại, việc một ngân hàng đánh giá xác suất rủi ro của ngƣời vay, trên cơ sở đó định giá các khoản vay hoặc khoản nợ chính xác đến đâu phụ thuộc vào quy mô

của khoản đầu tƣ và chi phí thu thập thông tin. Các yếu tố liên quan đến quyết định đầu tƣ gồm:

- Nhóm các yếu tố liên quan đến ngƣời vay vốn:

Thiện chí trả nợ của khách hàng đƣợc thể hiện qua lịch sử vay trả, nếu trong suốt quá trình đi vay, khách hàng luôn trả đủ và đúng hạn thì sẽ tạo đƣợc lòng tin đối với ngân hàng.

Cơ cấu vốn của khách hàng thể hiện qua tỷ số giữa vốn huy động/ vốn tự có. Nếu tỷ lệ càng cao thì xác suất rủi ro càng lớn.

Mức độ biến động của thu nhập: Với bất kỳ cơ cấu vốn nào, sự thu nhập cũng sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng trả nợ của ngƣời vay. Vì vậy, thƣờng các công ty có lợi nhuận ổn định thƣờng xuyên lâu dài sẽ hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn.

Tài sản đảm bảo: Là điều kiện chủ yếu trong bất kỳ một quyết định cho vay nào nhằm khuyến khích việc sử dụng vốn có hiệu quả đồng thời nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ ngân hàng.

- Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trƣờng:

Chu kỳ kinh tế: Chu kỳ kinh tế ảnh hƣởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, ngân hàng cần phân tích chu kỳ kinh tế nhằm lựa chọn quyết định đúng vào thời điểm và nên đầu tƣ vào ngành nào có mức độ rủi ro thấp.

Mức lãi suất: Một mức lãi suất cao biểu hiện kết quả của chính sách thắt chặt tiền tệ, thƣờng gắn với mức độ rủi ro cao. Lý do là do giá vốn quá đắt nên nhà đầu tƣ thƣờng bị hấp dẫn bởi những dự án đem lại nhiều lợi nhuận, mà lợi nhuận càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn.[17]

1.3.4.Nguyên tắc BASEL về quản lý rủi ro tín dụng

Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng là một uỷ ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng đƣợc thành lập vào năm 1975 bởi các Thống đốc Ngân hàng Trung ƣơng của nhóm G10:Bỉ,Canada,Pháp,Đức,Ý, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Điển, Vƣơng quốc Anh và Mỹ). Uỷ ban tổ chức họp thƣờng niên tại trụ sở Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) tại Washington (Mỹ) hoặc Thành phố Basel (Thuỵ Sĩ). Ban thƣ ký thƣờng trực của Uỷ ban này có trụ sở làm việc tại Thủ đô Washington-Hoa Kỳ.

Quan điểm của Uỷ ban Basel: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe doạ đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó. Uỷ ban Basel không chỉ bó hẹp hoạt động trong phạm vi các nƣớc thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu và ban hành 2 ấn phẩm:

- Những nguyên tắc cơ bản cho việc giám sát hoạt động của Ngân hàng một cách hiệu quả (hệ thống các nguyên tắc và chuẩn mực về biện pháp thận trọng)

- Tài liệu hƣớng dẫn (đƣợc cập nhật định kỳ) với các khuyến cáo, các hƣớng dẫn và tiêu chuẩn của Uỷ ban Basel.

Từ chỗ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Uỷ ban Basel ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển chuẩn mực ngân hàng đƣợc quốc tế công nhận. Uỷ ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đƣa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây:

Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc):

Trong nội dung này, Uỷ ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét và xây dựng một chiến lƣợc xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu,mức độ chấp nhận rủi ro…) Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hƣớng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát hiện, đo lƣờng, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tƣ.

Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc):

Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại và từng nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau nhƣng có thể so sánh và theo dõi đƣợc trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Việc cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc):

Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tƣ có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản nhƣ hợp đồng vay…Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

Nhƣ vậy trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:

+ Phân tách bộ máy cấp tín dụngtheo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng nhƣ trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

+ Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng

+ Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lƣờng, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý RRTD.

1.3.5. Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng đối với chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

1.3.5.1 Khái niệm xếp hạng tín dụng.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM, nhƣng cũng hàm chứa nhiều rủi ro. Xếp hạng tín dụng là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Tùy thuộc vào mỗi ngân hàng mà thuật ngữ “credit ratings” có thể có các tên gọi khác nhau. Có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín dụng nội bộ”, có ngân hàng gọi là “chấm điểm tín dụng”, có ngân hàng gọi là “xếp hạng tín nhiệm”,…nhƣng đều có bản chất là nhằm đánh giá mức độ tín nhiệm, khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên hệ thống xếp hạng. Đó là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng tín dụng không thực hiện đƣợc các nghĩa vụ tài chính của mình đối với Ngân hàng cho vay nhƣ không trả đƣợc gốc và/hoặc lãi khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện khác. Các tình huống này là các rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM cho vay. Mức độ ruỉ ro tín dụng thay đổi theo từng khách hàng và đƣợc xác định thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm, dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính có sẵn của khách hàng tại thời điểm chấm điểm tín dụng. Việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng theo bộ giá trị chuẩn (bộ giá trị do ngân hàng

đƣa ra) cho mỗi khách hàng gọi là chấm điểm khách hàng, dựa trên kết quả chấm điểm khách hàng ta có mức hạng, đó là xếp hạng khách hàng. Do vậy ta có thể khái niệm: Xếp hạng tín dụng khách hàng là việc NHTM đánh giá năng lực tài chính, tình hình hoạt động hiện tại và triển vọng phát triển trong tƣơng lai của khách hàng đƣợc xếp hạng, qua đó xác định mức độ rủi ro không trả đƣợc nợ và khả năng trả nợ trong tƣơng lai.

Nhƣ vậy, việc xếp hạng tín dụng là việc chấm điểm và xếp loại khách hàng.

1.3.5.2 Phân loại và đối tượng xếp hạng tín dụng

Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm tín dụng đƣợc chính xác, khoa học, ngƣời ta thƣờng chia khách hàng thành hai nhóm:

+ Nhóm khách hàng là doanh nghiệp.

+ Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh, hộ sản xuất. Và để chi tiết hơn ngƣời ta cũng có thể phân chia khách hàng thành:

+ Khách hàng là Định chế tài chính. Bao gồm: Ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán.

+ Khách hàng là tổ chức kinh tế bao gồm: Các loại hình doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp, Hợp tác xã, liên hợp tác xã thành lập theo luật Hợp tác xã và các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tƣ (trừ khách hàng là định chế tài chính).

+ Khách hàng là cá nhân/ hộ gia đình gồm cá nhân, hộ kinh doanh, hộ nông dân. + Khách hàng mới là khách hàng chƣa quan hệ tín dụng với ngân hàng cho vay. + Khách hàng mới thành lập là khách hàng, tổ chức kinh tề hoặc định chế tài chính mới thành lập chƣa có báo cáo tài chính năm.

Đối tượng xếp hạng tín dụng gồm:

+ Khách hàng là tổ chức kinh tế + Khách hàng là định chế tài chính + Khách hàng là cá nhân/ hộ gia đình

Mục đích của việc xếp hạng tín dụng

Việc xếp hạng tín dụng khách hàng nhằm hỗ trợ NHTM cho vay trong việc: + Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất, biện pháp đảm bảo tiền vay.

+ Giám sát và đánh giá khách hàng vay vốn khi khoản tín dụng còn dƣ nợ; xếp hạng khách hàng cho phép ngân hàng cho vay lƣờng trƣớc những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lƣợng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.

Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống xếp hạng tín dụng còn nhằm mục đích: Thứ nhất là phát triển chiến lƣợc Maketing nhằm hƣớng tới khách hàng ít rủi ro hơn. Thứ hai là ƣớc lƣợng mức vốn đã thực hiện cho vay sẽ không thu hồi đƣợc để trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.

1.3.5.3 Phương pháp xếp hạng tín dụng

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thực hiện theo phƣơng pháp tiếp cận nội bộ cơ bản hoặc nâng cao (FIRB hoặc AIRB) theo chuẩn Basel II. Việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tƣợng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, để tính toán các thƣớc đo rủi ro PD, LGD, EAD cho các đối tƣợng này (hiện nay hầu hết các NHTM đang triển khai theo cách này) đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở phân tích khoa học.

Ngƣời ta thƣờng dùng hai phƣơng pháp xếp hạng tín dụng là phƣơng pháp toán học và phƣơng pháp chuyên gia.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)