Quy trình xếp hạng tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 46)

6. Kết cấu của luận văn:

1.3.5.6Quy trình xếp hạng tín dụng

Quy định trình tự các bƣớc công việc để thực hiện nghiệp vụ chấm điểm tín dụng và xếp hạng đối với khách của NHTM.

Về quy trình xếp hạng tín dụng, ngƣời ta xây dựng quy trình cho nhóm khách hàng là Tổ chức kinh tế, nhóm khách hàng là Cá nhân/hộ gia đình và nhóm khách hàng là Định chế tài chính. Mỗi ngân hàng xây dựng một kiểu riêng cho mình, nhƣng nhìn chung quy trình xếp hạng tín dụng có những nội dung cơ bản sau:

+ Quy trình chấm điểm, xếp hạng khách hàng là Doanh nghiệp và Định chế tài chính gồm có các bƣớc:

Bƣớc 1: Đăng ký thông tin khách hàng. Bƣớc 2: Nhập các chỉ tiêu tài chính. Bƣớc 3: Chấm điểm, xếp loại khách hàng. Bƣớc 4: Phê duyệt phòng tín dụng.

Bƣớc 5: Lập báo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp loại khách hàng. Bƣớc 6: Phê duyệt kết quả chấm điểm, xếp loại của Chi nhánh.

Bƣớc 7: Tổng hợp báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp loại khách hàng. + Quy trình chấm điểm, xếp hạng khách hàng là cá nhân/hộ gia đình

Bƣớc 1: Đăng ký thông tin khách hàng. Bƣớc 2: Chấm điểm, xếp loại khách hàng. Bƣớc 3: Chấm điểm tài sản bảo đảm. Bƣớc 4: Phê duyệt phòng tín dụng.

Bƣớc 5: Lập báo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp loại khách hàng. Bƣớc 6: Phê duyệt kết quả chấm điểm, xếp loại của Chi nhánh.

Bƣớc 7: Tổng hợp báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm, xếp loại khách hàng. + Cách xếp hạng khách hàng: Tổng hợp điểm, xếp hạng khách hàng thành mƣời hạng nhƣ sau:

Bảng 1.1. Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng

Tổng số điểm Xếp hạng khách hàng Phân nhóm nợ theo QĐ 493 NHNN Từ 95 đến 100 điểm AAA Nhóm 1 Từ 90 đến 94 điểm AA Nhóm 1 Từ 85 đến 89 điểm A Nhóm 1 Từ 75 đến 84 điểm BBB Nhóm 2 Từ 70 đến 74 điểm BB Nhóm 2 Từ 65 đến 69 điểm B Nhóm 2 Từ 60 đến 64 điểm CCC Nhóm 3 Từ 55 đến 59 điểm CC Nhóm 3 Từ 45 đến 54 điểm C Nhóm 4 Từ 0 đến 44 điểm D Nhóm 5

(Nguồn : Sổ tay tín dụng Ngân hàng TMCP Phương Đông)

Việc xếp hạng nhƣ trên đƣợc xác định mức độ rủi ro nhƣ sau: * Các hạng: AAA, AA, A, BBB có mức độ rủi ro thấp. * Các hạng BB, B, CCC có mức rủi ro trung bình. * Các hạng CC, C và D có mức rủi ro cao.

1.3.5.7 Ảnh hưởng của xếp hạng tín dụng đối với chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

Nợ xấu luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào từ ngân hàng nhỏ đến những ngân hàng hàng đầu thế giới có quy mô xuyên quốc gia, vì nó là một phần tất yếu của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng là kiểm soát đƣợc nợ xấu ở một mức độ nhất định, có thể chấp nhận đảm bảo cho sự hoạt động bền vững của ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng đƣợc thể hiện thông qua chính sách, cơ chế, mô hình tổ chức phù hợp với điều kiện kinh doanh, cơ sở hạ tầng, chính sách quản lý của Việt Nam nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

Trong những năm gần đây, các NHTM Nhà nƣớc cũng nhƣ các ngân hàng cổ phần đã bộc lộ nhiều điểm yếu kém trong hoạt động tín dụng, nợ xấu tăng cao, nguyên nhân xuất phát từ phía khách quan do quá trình phát triển nhanh của nền kinh tế Việt Nam; tăng trƣởng tín dụng đã đạt mức bình quân 30%/ năm trong những năm gần đây, tỷ lệ tín dụng/GDP đã tăng từ 40,1 vào năm 2000 đến năm 2010 đã đạt 125% là một tỷ lệ quá cao, do đó nợ xấu cũng gia tăng theo. Sự tác động của cuộc khủng khoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu và cũng một phần rất lớn xuất phát từ phía chủ quan của ngân hàng do việc quản lý tín dụng còn chƣa chặt chẽ và một bộ phận cán bộ tín dụng trình độ và đạo đức nghề nghiệp yếu kém. Trƣớc thực trạng trên, Ngân hàng Nhà nƣớc trong những năm gần đây đã tập trung định hƣớng quản lý rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng theo yêu cầu của Basel II thông qua các qui định về quản lý rủi ro và các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng cho các cán bộ ngân hàng. Với các yêu cầu là xây dựng và phát triển hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của từng ngân hàng. Xếp hạng tín dụng giúp ngân hàng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay thông qua thực hiện chính sách khách hàng nhƣ hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, giá trị tài sản bảo đảm cần cho khoản vay, lãi suất cho vay.quản lý tốt hơn danh mục cho vay: giám sát và đánh giá các khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lƣợng tốt hay đang có xu hƣớng xấu đi từ đó đƣa ra những giải pháp kịp thời. Xếp hạng tín dụng giúp phát triển chiến lƣợc Marketing hƣớng tới các khách hàng tốt và rủi ro ít hơn, giúp ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nghiên cứu lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thƣơng mại ta thấy: quản trị rủi ro tín dụng chịu sự ảnh hƣởng của nhiều nhân tố. Vừa có nhân tố khách quan lại có nhân tố chủ quan, từ nhân tố bên ngoài tác động vào đến nhân tố bên trong của chính NHTM. Thừa nhận một tỷ lệ rủi ro tự nhiên trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là yêu cầu khách quan hợp lý, vấn đề là làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Chƣơng 1 của luận văn đã khái quát các vấn đề cơ bản về RRTD cũng nhƣ đề cập đến các mô hình và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chƣơng tiếp theo của luận văn.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHƢƠNG ĐÔNG-CHI NHÁNH KHÁNH HÒA

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông-Chi nhánh Khánh Hòa

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Phương Đông- Chi nhánh Khánh Hòa:

Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông tên tiếng anh là: Orient Commericial Joint Stock Bank (OCB). Thành lập vào ngày 10/06/1996 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngân hàng số 059700/QĐ-NH5 do Ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam cấp trong thời hạn 99 năm kể từ ngày 13/04/1996. Hội sở chinh tại 45 Lê Duẩn – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh.

Website: www.ocb.com.vn E-mail: ocb@ocb.com.vn

Khi mới thành lập, VĐL của Ngân hàng là 70 tỷ đồng. Hoạt động ban đầu bao gồm 25 cổ đông sáng lập với 57 cán bộ công nhân viên

Đến cuối năm 2010, Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông tăng VĐL lên 3.140 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông – Chi nhánh Khánh Hòa sau đây gọi tắt làOCB-Khánh Hòa,chính thức thành lập từ 23/9/2005. Trụ sở đặt tại số 89- Yersin,Nha Trang,Khánh Hòa. Xác định Nha Trang là một thành phố năng động với nhiều tiềm năng phát triển, nhất là lĩnh vực Ngân hàng, cùng với sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng, NHNN khánh Hòa, đặc biệt là của Hội sở chính OCB, ban lãnh đạo CNKH đã hoạch định cho mình những bƣớc đi hợp lí trong quá trình kinh doanh, vừa phù hợp với định hƣớng phát triển của địa phƣơng vừa không chệch hƣớng phát triển chung của toàn hệ thống. Nhờ chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn đó, chỉ trong vòng 8 năm, Chi nhánh Khánh Hòa đã phát triển với tốc độ nhanh trên nhiều lĩnh vực.Ở lĩnh vực huy động vốn, bằng chính sách luôn tăng cƣờng chăm sóc khách hàng, thƣờng xuyên thực hiện các chƣơng trình khuyến mãi lớn, đặc biệt là lãi suất luôn đƣợc điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thị trƣờng và giữ ở mức cao nhất… Vì vậy bình quân mỗi năm, ở lĩnh vực tín dụng, đơn vị đã tích cực đẩy mạnh

công tác tiếp thị, chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trƣờng, trong đó, chú trọng đến khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Doanh nghiệp tƣ nhân, hộ tiểu thƣơng,…

Ngay cả trong điều kiện NHNN siết chặt về tín dụng nhƣng những khách hàng đảm bảo điều kiện vay, có phƣơng án sản xuất kinh doanh tốt vẫn đƣợc đơn vị giải ngân bình thƣờng. Nhờ đó, doanh số cho vay của CN tăng mạnh qua từng năm nhƣng vẫn đảm bảo tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn thấp tuân thủ theo các quy định của NHNN.

Các lĩnh vực kinh doanh khác nhƣ dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh trong nƣớc và quốc tế. Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ về hiện đại hóa ngân hàng, đồng thời với mong muốn mang lại cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích, đƣợc sự hỗ trợ trang thiết bị hệ thống CoreBanking của Hội sở Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông-CNKH đã hòa mạng toàn hệ thống và phục vụ khách hàng các dịch vụ ngân hàng “mọi lúc, mọi nơi” nhƣ InternetBanking, PhoneBanking, SMS Banking…

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông-Chi nhánh Khánh Hòa : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý tại Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Khánh Hòa BAN GIÁM ĐỐC P.DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG P.KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN P.KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP P.HÀNH CHÍNH TỔNG HỢP VÀ IT BP. DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BP.KẾ TOÁN BP.KHO QUỸ

- iám đốc:

Là ngƣời đứng đầu Chi nhánh, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động của Chi nhánh; đồng thời tổ chức và kiểm soát các hoạt động, chịu trách nhiệm về hoạt động của Chi nhánh đối với Tổng giám đốc.

- Ph ng hành chính tổng hợp và IT:

Lập kế hoach và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động; phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch của Hội sở chính duyệt hàng năm. Sắp xếp, bố trí cán bộ công nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến mức lƣơng và hƣu trí. Lập chƣơng trình đào tạo cán bộ nhân viên trong tác phong làm việc và thực hiện công tác thi đua khen thƣởng.

- Ph ng dịch vụ khách hàng :

+ Thực hiện huy động tiết kiệm dân cƣ và cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của Ngân hàng; quản lý các khoản tiền gởi, tiền vay, ngoại bảng… của khách hàng; thực hiện các nghiệp vụ thanh toán và các dịch vụ khác có liên quan đến tài khoản tiền gởi của khách hàng; thực hiện các lệnh giải ngân cho vay, thu nợ, thu phí.

+ Tiếp nhận, kiểm tra các số liệu phát sinh hằng ngày của đơn vị trực thuộc, tổ chức hạch toán tổng hợp cho toàn Chi nhánh; tổng hợp kế hoạch kinh doanh, tài chính của toàn Chi nhánh; theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của toàn Chi nhánh; phối hợp thực hiện báo cáo hoạt động hàng tháng, sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết hằng năm.

+ Quản lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối kho quỹ của Chi nhánh; quản lý tiền mặt và ngân phiếu tiền tệ, kỳ phiếu, ngoại tệ, trái phiếu, tín phiếu và các chứng từ có giá trị tại Chi nhánh.

- Ph ng quan hệ khách hàng:

Thực hiện nghiên cứu hồ sơ, xác minh, thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, phƣơng án vay vốn, khả năng tài trợ, tài sản đảm bảo của khách hàng; phân tích, thẩm định và đề xuất cho vay, bảo lãnh; kiểm tra việc sử dụng vốn định kỳ và đề xuất cho vay; đôn đốc khách hàng trả vốn định kỳ và lãi đúng thời hạn.

2.1.3. Khái quát về kết quả hoạt động của TMCP Phương Đông-Chi nhánh Khánh Hòa

2.1.3.1. Các hoạt động chủ yếu của NHTM

Huy động nguồn vốn

Nghiệp vụ huy động nguồn vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngân hàng cũng nhƣ đối với xã hội.Trong nghiệp vụ này, Chi nhánh sử dụng những biện pháp và công cụ cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội, làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. Theo nguyên tắc hoạt động “đi vay để cho vay” thì tất cả các ngân hàng đều quan tâm đến mảng huy động vốn.

Nguồn vốn của OCB Khánh Hòa luôn có xu hƣớng gia tăng trong thời gian qua. Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm nhƣng tốc độ tăng không cao. Năm 2012 vốn huy động là 386.665 triệu đồng, tăng 12,8% so với năm 2011. Năm 2013, tốc độ tăng vốn huy động giảm xuống chỉ còn 11,4%, đạt 430.765 triệu đồng. Nguyên nhân của việc tăng vốn huy động chậm là do hậu quả để lại từ khủng hoảng tài chính thế giới và những khó khăn của kinh tế trong nƣớc từ những năm trƣớc, lạm phát cao, lƣợng tiền trong dân cƣ không nhiều. Cùng với đó, trong thời gian này có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Tổng nguồn vốn của Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông – Chi nhánh Khánh Hòa tăng lên, từ năm 2011 lên 2012 tăng 12,5% là 790.844 triệu đồng, năm 2013 tăng chậm 2,5% so với năm 2012. Năm 2013 tổng nguồn vốn đạt 810.718 triệu đồng. Mặc dù tổng nguồn vốn tăng lên nhƣng tỷ trọng nguồn vốn huy động từ các nguồn khác giảm xuống, nguồn vốn có nguồn gốc từ các loại vốn khác có tỉ trọng giảm dần, năm 2011 là 360.303 triệu đồng chiếm 51,3%, giảm xuống 51,1 % vào năm 2012 và giảm mạnh còn 46,9% vào năm 2013. Do vốn huy động tăng lên, tổng nguồn vốn đƣợc bổ sung, các nguồn vốn khác không cần phải cung cấp với tỷ trọng nhiều nhƣ các giai đoạn trƣớc.(Trong đó nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng khá cao do đây đƣợc xem là nguồn vốn điều chuyển từ hội sở để bổ sung vốn lƣu động, nguyên nhân là do giai đoạn đầu ngân hàng Phƣơng Đông–chi nhánh KH mới thành lập vì vậy nguồn vốn từ huy động chƣa thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, sự gia tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi các TCKT, dân cƣ).

Bảng 2.1 Tình hình nguồn vốn của OCB- Khánh Hoà giai đoạn 2011-2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ Tiêu 2011 2012 2013 Chênh lệch 12/11 Chênh lệch 13/12 Giá trị Tỉ Trọng (%) Giá trị Tỉ Trọng (%) Giá trị Tỉ Trọng (%) Tuyệt đối Tƣơng đối

Tuyệt đối Tƣơng

đối I.Vốn Huy Động 342.651 48.7% 386.665 48.9% 430.765 53.1% 44.014 12.8% 44.100 11.4% 1.Tiền gửi KBNN và TCTD khác 124.134 17.7% 98.722 31.8% 159.260 19.6% -25.412 -20.5% 60.538 61.3% 2.Vay NHNN- TCTD khác 4.621 0.7% 3.028 0.4% 3.802 0.5% -1.593 -34.5% 774 25.6%

3. Tiền gửi của các

TCKT dân cƣ 213.896 30.4% 284.915 36.0% 267.703 33.0% 71.019 33.2% -17.212 -6.0%

II.Vốn khác 360.303 51.3% 404.179 51.1% 379.953 46.9% 43.876 12.2% -24.226 -6.0%

Tổng Nguồn Vốn 702.954 100% 790.844 100% 810.718 100% 87.890 12.5% 19.874 2.5%

Hoạt động cho vay

Nghiệp vụ cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Nó quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của NHTM.

Chi nhánh chuyển hoá từ vốn tiền gửi thành vốn tín dụng để cho vay đối với các khách hàng của mình, nhằm bổ sung cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế. Nhờ cho vay mà Chi nhánh tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho mình, để từ đó mà bồi hoàn lại tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho Chi nhánh.

a) Phân tích tình hình cho vay theo thời hạn vay

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng cao. Đồng thời với chính sách cho vay phù hợp chi nhánh đã thu hút một lƣợng lớn khách hàng có nhu cầu đến vay vốn. Doanh số cho vay theo thời hạn tại chi nhánh đƣợc chia làm 3 loại: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 46)