Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 33)

6. Kết cấu của luận văn:

1.2.5.2.Nguyên nhân chủ quan

a) Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng

Đạo đức của cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ hạn chế về năng lực chuyên môn có thể đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo thêm để nâng cao trình độ, nhƣng một cán bộ tha hoá về đạo đức mà lại giỏi nghiệp vụ thì thật sự nguy hiểm khi đƣợc bố trí trong công tác tín dụng. Điều này có thể nhận thấy qua các vụ án kinh tế lớn trong thời gian qua có liên

quan đến hoạt động ngân hàng đều có sự tiếp tay của những cán bộ tín dụng cùng với KH hoặc bản thân cán bộ tín dụng cố ý:

- Thực hiện trái với quy trình tín dụng

- Trực tiếp thu nợ nhƣng không nộp mà dùng cho mục đích cá nhân - Lập hồ sơ giả để vay tiền cá nhân, nhờ ngƣời vay hộ…

- Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ có giá để thế chấp vay tiền

- Định giá tài sản đảm bảo không đúng giá trị thực do thông đồng với KH. Bên cạnh vấn đề đạo đức thì trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc. Điều này có thể thấy trong thực tế qua việc bố trí công việc chƣa hợp lý với trình độ chuyên môn, bản thân từng cán bộ chƣa có ý thức nâng cao nghiệp vụ.

Ngoài ra, sự gắn bó, nỗ lực với công việc của một bộ phận cán bộ tín dụng cũng chƣa đƣợc phát huy do chính sách tuyển dụng, sử dụng, phân công, bố trí công việc và vấn đề đãi ngộ của các NHTM chƣa đủ sức thu hút nhân tài trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay của các ngân hàng.

b) Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc.

Nhân tố đầu tiên đặc biệt quan trọng đến chất lƣợng tín dụng của các NHTM là chính sách tín dụng.Tuy nhiên, chính sách tín dụng chỉ phát huy tác dụng khi đƣợc xây dựng trên cơ sở khách quan và sự nghiêm túc của việc ban hành và vận dụng. Thực tế, chính sách tín dụng của các NHTM hiện nay phần lớn đều chƣa đạt tầm chiến lƣợc, chƣa theo nguyên tắc thị trƣờng, còn bị cuốn theo các hội chứng, phong trào, khẩu hiệu phát triển kinh tế theo chủ nghĩa thành tích.

- Các NHTM hầu nhƣ chƣa xây dựng đƣợc chính sách tín dụng khoa học, phù hợp với những quan điểm và chiến lƣợc riêng, chƣa quản trị về danh mục cho vay theo lĩnh vực sở trƣờng, vấn đề lãi suất còn khá nhiều bất cập.

- Mô hình thích hợp cho việc lƣợng hoá mức độ rủi ro của KH để từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một khách hàng cũng nhƣ để trích lập dự phòng rủi ro hầu nhƣ chƣa đƣợc các NHTM đầu tƣ xây dựng một cách chặt chẽ.

- Quy trình tín dụng của NHTM trên thực tế không phải lúc nào cũng luôn hợp lý biểu hiện nhƣ:

+ Việc phân định rõ giữa khâu thẩm định và cho vay ở nhiều NHTM vẫn chƣa thực sự tách biệt, phân chia độc lập giữa ba chức năng: quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý nợ.

+ Do sức ép cạnh tranh trong việc mở rộng thị phần tín dụng, trong quá trình vận dụng không ít NHTM đã bỏ qua các bƣớc của quy trình, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá KH, không chú ý đúng mức tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ nên xảy ra nhiều sai phạm: về điều kiện vay vốn, lập hồ sơ vay vốn, về việc kiểm tra, quản lý nợ vay, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ (điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ gốc và lãi).

c) Xuất phát từ công tác thẩm định

Hiện nay, công tác đánh giá uy tín của KH chủ yếu dựa trên cảm tính, chủ quan, dựa vào các quan hệ trong quá khứ của cán bộ tín dụng khi đánh giá năng lực quản trị (chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác), năng lực tài chính (phân tích số liệu dựa trên báo cáo tài chính do KH cung cấp).

Đánh giá hiệu quả phƣơng án, dự án vay là khâu quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi vốn của NHTM. Tuy nhiên, việc thẩm định dự án trong một môi trƣờng thiếu thông tin nhƣ của Việt Nam là một thách thức lớn đối với cán bộ thẩm định khi đánh giá thị trƣờng đối với sản phẩm của dự án chủ yếu phải dựa vào các nguồn thông tin không chính thức, thu thập qua báo chí, internet…

Thêm vào đó, trình độ xây dựng dự án/ phƣơng án sản xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu.

Một khó khăn khác trong công tác thẩm định dự án đó là xác định một suất chiết khấu phù hợp mức độ rủi ro của dự án và doanh nghiệp vay vốn.

Tiêu chuẩn chung về mặt bằng đánh giá, xếp loại doanh nghiệp giữa các NHTM chƣa có sự thống nhất và mang nặng tính hình thức khi không đƣợc tiến hành định kỳ, thƣờng xuyên.

d) Xuất phát từ tài sản đảm bảo

Theo quy định của pháp luật, việc xác định giá trị TSĐB tiền vay do các bên thoả thuận, hoặc thuê tổ chức tƣ vấn, tổ chức chuyên môn xác định trên cơ sở giá thị

trƣờng tại thời điểm xác định, có tham khảo đến các loại giá nhƣ giá quy định của nhà nƣớc (nếu có), giá mua, giá trị còn lại trên sổ sách kế toán và các yếu tố khác về giá. Tuy nhiên, trên thực tế, trừ những động sản có giá trị lớn hàng tỷ đồng, các NHTM mới thuê tổ chức tƣ vấn, tổ chức chuyên môn định giá, còn lại đa số việc định giá đều do các bên thoả thuận, và nhƣ vậy cho thấy giá trị TSĐB đƣợc định giá còn mang tính chủ quan và thiếu tính khoa học, dẫn đến việc nếu định giá thấp, khách hàng không hài lòng, nhƣng nếu định giá cao, NHTM sẽ khó đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay và lãi vay trong trƣờng hợp khách hàng mất khả năng thanh toán, khi đó buộc NHTM phải thanh lý tài sản thế chấp, cầm cố.

Kinh tế tăng trƣởng trong vài năm trở lại đây cùng với cơn sốt bất động sản đã làm giá bị đẩy lên cao, vƣợt xa giá trị thực làm nảy sinh tƣ tƣởng lạm dụng vào TSĐB. Sẽ rất rủi ro nếu cán bộ tín dụng quên rằng khoản vay cần phải đƣợc trả bằng chính dòng tiền tạo ra bởi phƣơng án sản xuất kinh doanh chứ không phải bằng tiền bán TSĐB. TSĐB chỉ là sự đảm bảo cuối cùng khi phƣơng án sản xuất kinh doanh của KH gặp rủi ro ngoài dự kiến.

Đối với vấn đề bảo hiểm tài sản, cán bộ tín dụng thƣờng không chú ý đôn đốc, kiểm tra việc KH có mua bảo hiểm đúng định kỳ để đến khi phƣơng tiện bị tai nạn, việc trục vớt, sữa chữa phải bỏ thêm rất nhiều vốn, gây khó khăn lâu dài về khả năng thanh toán khoản vay…

1.2.6. Hậu quả của rủi ro tín dụng

RRTD luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hƣởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.

Đối với ngân hàng bị rủi ro:

Do không thu hồi đƣợc nợ (gốc, lãi và các loại phí) làm cho nguồn vốn NH bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi cho nguồn vốn hoạt động, làm mất cân đối thu chi, mất khả năng thanh khoản dẫn tới việc có thể phá sản.

Đối với hệ thống ngân hàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu và phá sản sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hƣởng xấu tới các ngân hàng khác và tới nhiều bộ phận kinh tế. Nếu không có sự can thiệp kịp thời của NHNN và chính phủ thì sẽ gây mất lòng tin ở ngƣời

gửi tiền và tạo ra hiện tƣợng tâm lý đám đông là họ sẽ rút tiền đồng loạt làm cho các ngân hàng khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đối với nền kinh tế:

Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là nơi điều hoà vốn vì vậy khi RRTD gây nên sự phá sản ở một ngân hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh doanh bị ngƣng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã hội gia tăng, tình hình chính trị, an ninh bất ổn…

Trong quan hệ đối ngoại:

Làm ảnh hƣởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng-tài chính của một quốc gia cũng nhƣ toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.

Nhƣ vậy, RRTD của một ngân hàng có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi đƣợc lãi vay, nặng nhất là ngân hàng không thu hồi đƣợc vốn lẫn lãi, nợ thất thu với tỷ lệ quá cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ngân hàng bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có các giải pháp phù hợp nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông chi nhánh khánh hòa (Trang 33)