3.3.1. Phương thức khảo nghiệm
Để có cơ sở đánh giá về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã được đề xuất trong luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi.
Đối tượng chuyên gia để xin ý kiến gồm những CBQL các cấp trong trường và các CBQL có liên quan trực tiếp đến vấn đề quản lý và phát triển đội ngũ CBQL của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Cụ thể, phương pháp này được triển khai theo các bước dưới đây:
- Thiết lập phiếu xin ý kiến chuyên gia với 02 bảng câu hỏi về các mức độ cần thiết và mức độ tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Trong mỗi bảng hỏi có các câu hỏi xin chuyên gia đánh giá các mức độ rất
cần thiết, cần thiết và không cần thiết đối với từng biện pháp quản lý và các
mức độ rất khả thi, khả thi và không khả thi đối với từng biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa của trường này. Nội dung cụ thể của mỗi bảng câu hỏi được chúng tôi thể hiện tại Phụ lục 3 của luận văn này (xem phần phụ lục).
- Các chuyên gia được lựa chọn để gửi phiếu xin ký kiến gồm:
+ Đại diện lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ của Bộ TN&MT: 05 người;
+ Lãnh đạo Nhà trường: 03 người;
95
+ Trưởng Khoa, phụ trách Khoa, phó các Khoa, trưởng và phó các phòng Đào tạo, Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Phòng Tổ chức cán bộ: 22 người;
+ Một số giảng viên có học hàm, học vị cao trong Trường: 20 người Như vậy, tổng số chuyên gia dự định để xin ý kiến gồm 50 người.
- Chúng tôi đã phát phiếu đến từng chuyên gia để xin họ cho các ý kiến trả lời vào phiếu và sau đó thu các phiếu đó lại để xử lý.
- Chúng tôi thu về được 45 phiếu đã trả lời đầy đủ các câu hỏi. Chúng tôi tính tần suất các ý kiến trả lời của mọi chuyên gia với từng mức độ cho từng câu hỏi. Kết quả xử lý nhờ việc tính tần suất các ý kiến chuyên gia cho mỗi mức độ được thể hiện dưới đây.