Thực trạng về trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 52)

Thực trạng về trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thể hiện ở các số liệu tại bảng 2.5 dưới đây.

Bảng 2.5. Tổng hợp trình độ đào tạo của đội ngũ CBQL cấp Khoa

TT tượngĐối Tổng số Học hàm Học vị Lý luận chính trị Lý luận quản (đã qua)

GS PGS KHTS TS ThS Cao cấp cấpTr. Đào tạo dưỡngBồi 1 Trưởng

Khoa 15 0 4 0 11 4 12 3 1 14

2 Phó Tr.

Khoa 19 0 0 0 6 13 4 5 2 5

Tổng 34 0 4 0 16 18 16 8 3 19

Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ Trường ĐHTN&MT Hà Nội(12/2013)

Từ các số liệu tại Bảng 2.5, chúng tôi nhận định như sau:

- Về số lượng:

Theo quy định trong Điều lệ trường đại học, thì hiện nay Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có 4 người chưa đạt trình độ tiến sĩ, mà hiện nay 4 người này Trường đang phân công nhiệm vụ Phụ trách Khoa; cho nên việc đào tạo để nâng cao trình độ của 4 người này là cần thiết.

- Về trình độ đào tạo chuyên môn:

Số lượng cán bộ quản lý có trình độ thạc sỹ còn khá cao 18/34. Đối với một cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo đa ngành như Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thì cần có số lượng cán bộ quản lý ở trình độ tiến sỹ phải nhiều hơn. Như vậy, để phát triển Nhà trường một cách nhanh và bền vững, đảm bảo yêu cầu về trình độ đào tạo theo quy định trong Luật Giáo dục đại học và Điều lệ Trường đại học, thì đội ngũ này cần phải được đào tạo trình độ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng

45

nhanh của giáo dục trong nước, cũng như xu hướng hội nhập quốc tế trong giáo dục như hiện nay.

- Về trình độ lý luận chính trị:

Số cán bộ quản lý có trình độ lý luận cao cấp chiếm 16/34, trong đó cán bộ quản lý là trưởng Khoa (phụ trách) là 12/15 người. Đây chính là điểm mạnh về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ này. Họ có đủ bản lĩnh chính trị vững vàng và phát huy cao vai trò của mình trong công tác điều hành, quản lý; thích ứng với những “biến động” của xã hội cũng như của thế giới. Tuy nhiên, trước bối cảnh đất nước ngày càng phát triển, thế giới cũng có những biến động không ngừng, trong đó có cả giáo dục; thì đội ngũ này cũng cần phải bồi dưỡng thường xuyên về trình độ lý luận chính trị để họ có thể đảm đương được những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp hơn.

- Về trình độ lý luận quản lý:

Trong số 34 cán bộ quản lý cấp Khoa, chỉ có 03 người được đào tạo chính quy về quản lý giáo dục; số còn lại đều trưởng thành từ giảng viên, họ chỉ được bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục, thậm trí có rất nhiều cán bộ quản lý là Phó trưởng Khoa chưa được đào tạo cũng như bồi dưỡng về kiến thức quản lý.

Số nhiều cán bộ quản lý chưa được đào tạo có hệ thống về công tác quản lý, năng lực điều hành quản lý còn bất cập, chưa mang tính chuyên nghiệp, làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên chất lượng, hiệu quả công tác quản lý còn nhiều hạn chế.

Với những phân tích trên, cho thấy trong tương lai gần Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cần tạo điều kiện để đội ngũ này được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý giáo dục, giúp đội ngũ này có một nền tảng vững chắc không chỉ là kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý Nhà nước mà còn vững chắc trong quản lý giáo dục.

46

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w