đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý cấp Khoa.
3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Kiểm tra và đánh giá là các hoạt động quản lý để thực hiện chức năng kiểm tra và đánh giá trong quản lý. Công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của đội ngũ CBQL là rất cần thiết vì muốn có “sản phẩm” tốt, có chất lượng thì các điều kiện để tạo ra “sản phẩm” ấy cũng cần phải có chất lượng. Điều đó có nghĩa là nếu Nhà trường xây dựng được một đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ CBQL cấp Khoa nói riêng có chất lượng thì đội ngũ cán bộ của Trường ĐH TN&MT Hà Nội sẽ càng mạnh hơn cả số lượng và chất lượng.
Mục đích kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL nhằm cung cấp cho người cán bộ quản lý biết được năng lực và kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình đang ở mức nào, giúp họ phấn đấu hoàn thiện bản thân. Mặt khác, là một kênh quan trọng cung cấp thông tin cho công tác quản lý cán bộ từ quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng, tuyển chọn, đề bạt cán bộ cho đến việc trả lương, thưởng và các chế độ chính sách khác cho cán bộ quản lý. Kiểm tra, đánh giá là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan sử dụng cán bộ quản lý, mang lại lợi ích cho chính người cán bộ quản lý, cho Nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức triển khai
a) Nội dung biện pháp
88
- Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá CBQL cho mỗi chức danh cụ thể với các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu để tránh việc bố trí, sử dụng cán bộ không đúng với vị trí công tác.
- Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cần phải xem xét đến nhiều khía cạnh từ nhiệm vụ mà Nhà trường giao đến trách nhiệm của mỗi người cán bộ quản lý trong việc hoàn thành nhiệm vụ, tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý...cũng như việc đề xuất các nhiệm vụ mang tính sáng tạo giúp Nhà trường ngày càng phát triển.
- Lập kế hoạch kiểm tra và đánh giá đội ngũ CBQL định kỳ và đột xuất. - Kiểm tra, đánh giá hoạt động của đội ngũ CBQL cần phối kết hợp nhiều yếu tố, cụ thể:
+ Phối hợp với các đơn vị và tổ chức đoàn thể trong Nhà trường như chi bộ, công đoàn…và các tổ chức khác ngoài Nhà trường như Tổ dân phố, chi bộ nơi cư trú…
+ Xem xét hiệu quả công tác, kết quả thực hiện nhiệm vụ, cũng như quá trình học tập, bồi dưỡng của CBQL.
+ Lấy ý kiến phản hồi từ chính giảng viên, những người thuộc sự quản lý trực tiếp của CBQL để có được sự đánh giá đúng, đủ, toàn diện về người cán bộ quản lý.
- Tiến hành sơ kết, tổng kết sau mỗi đợt kiểm tra đánh giá CBQL theo đúng quy định, một mặt giúp người CBQL nhận ra được những điểm hạn chế của mình để dần dần khắc phục, hoàn thiện bản thân và đưa ra những biện pháp nhằm đạt được hiệu quả quản lý của mình trong điều hành công việc được giao; mặt khác Nhà trường cũng cần có những cơ chế nhằm khuyến khích, động viên CBQL có thành tích tốt trong thực hiện nhiệm vụ, lấy đó làm điển hình tiên tiến cần nhân rộng trong Trường; đồng thời cũng cần có những chế tài xử lý sai phạm những CBQL khi vi phạm kỷ luật hoặc không đáp ứng được yêu cầu do Nhà trường đề ra.
89
- Hồ sơ kiểm tra, đánh giá cán bộ quản lý phải được lưu trữ một cách trình tự để theo dõi sự tiến bộ, sáng tạo của CBQL và lấy đó làm căn cứ để quy hoạch lên vị trí cao hơn, bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại.
b) Cách thức triển khai
Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị được Hiệu trưởng giao trách nhiệm trong công tác kiểm tra đánh giá các hoạt động của đội ngũ trong Trường nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng. Khi tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động của đội ngũ CBQL cấp Khoa, cần thực hiện một số hoạt động sau:
- Yêu cầu cán bộ làm công tác kiểm tra, đánh giá phải tìm hiểu kỹ các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, Bộ TN&MT....liên quan đến công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, viên chức.
- Tham mưu với lãnh đạo Nhà trường đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá đội ngũ CBQL nói chung và các chức danh quản lý nói riêng.
- Lấy ý kiến phản hồi cho các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CBQL để hoàn thiện và đưa vào thực hiện.
- Tổ chức Hội nghị đánh giá CBQL đương chức và cán bộ trong quy hoạch định kỳ 3 tháng một lần dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá CBQL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thời điểm kiểm tra, đánh giá hoạt động của CBQL cần phối hợp với các kỳ kiểm tra đánh giá của các tổ chức khác trong Trường như tổ chức Công đoàn, Chi bộ; cán bộ phòng Tổ chức cán bộ làm thư ký cho các Hội nghị đó, trình tự thực hiện như sau:
+ CBQL tự đánh kết quả công tác của mình theo nhiệm vụ đã được lãnh đạo phân công; tự nhận xét những ưu điểm, hạn chế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
+ Lấy ý kiến đóng góp cho CBQL từ đơn vị nơi CBQL công tác; các ý kiến đóng góp được ghi thành biên bản;
+ Báo cáo lãnh đạo Trường kết quả của Hội nghị đánh giá, kết quả đánh giá của các tổ chức khác trong Trường, coi đó là một cơ sở để đánh giá
90
mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBQL đương chức và cán bộ dự nguồn 6 tháng đầu năm và cả năm.
- Công khai kết quả kiểm tra, đánh giá CBQL trong các cuộc họp giao ban mà thành phần họp là lãnh đạo Trường và các CBQL sau khi đã có quyết định quản lý của lãnh đạo Trường với mục đích để rút kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế, uốn nắn những sai lệnh trong công tác quản lý cũng như biểu dương, nhân rộng những CBQL đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.
- Lưu hồ sơ kiểm tra, đánh giá CBQL theo trình tự thời gian nhằm quản lý, theo dõi sự tiến bộ của CBQL trong qua trình thực hiện nhiệm vụ quản lý.
3.2.4.3. Các điều kiện thực hiện
Sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Nhà trường trong công tác kiểm tra đánh giá cán bộ. Đây là công việc rất nhạy cảm và đặc biệt đối tượng kiểm tra, đánh giá lại là CBQL. Chính vì vậy Lãnh đạo Nhà trường cần quán triệt để CBQL hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của công tác này.
Cán bộ làm công tác kiểm tra, đánh giá cần có kiến thức vững vàng về công tác kiểm tra đánh giá cán bộ; luôn cập nhật những kiến thức mới và bản thân phải là những cán bộ gương mẫu.
Sự đồng thuận, minh bạch của đội ngũ CBQL trong công tác kiểm tra, đánh giá là rất quan trọng vì chính họ vừa là chủ thể đánh giá vừa là khách thể đánh giá. Bản thân những CBQL phải nhận ra được kiểm tra, đánh giá không phải với mục đích chỉ trích, kỷ luật, sa thải mà đó là thước đo giúp họ nhận thấy những điểm bản thân mình còn hạn chế, thiếu sót để tự tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện mình, đồng thời có cái nhìn thẳng thắn, trung thực khi đánh giá đồng nghiệp của mình theo hướng xây dựng cùng phát triển.
Sự quan tâm của Bộ TN&MT đến công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ CBQL góp phần thúc đẩy Nhà trường phát triển nhanh, mạnh và bền vững.
91