Thực hiện điều chỉnh quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 82)

quản lý phù hợp với chiến lược phát triển của Trường đến năm 2020

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội với mục đích xây dựng đội ngũ đó đủ số lượng, đồng bộ cơ cấu, đạt chuẩn trình độ đào tạo, chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, đảm bảo phẩm chất và năng lực; đảm bảo tính kế thừa, chuyển tiếp giữa các thế hệ, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài; đồng thời nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ của Nhà trường nói riêng, mục tiêu chiến lược của ngành GD&ĐT nói chung.

Biện pháp này có một ý nghĩa rất quan trọng trong công tác cán bộ, đặc biệt là công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL; giúp cho các cấp quản lý

75

không còn bị động, lúng túng trong việc đề bạt, bổ nhiệm CBQL của Nhà trường; ngoài ra, có quy hoạch thì đội ngũ cán bộ kế cận, cán bộ “nguồn” mới được bồi dưỡng, đào tạo những phẩm chất, năng lực và kỹ năng cần thiết trước khi được bổ nhiệm.

Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL sẽ là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch để phát triển, bố trí, sắp xếp đội ngũ CBQL; bồi dưỡng, nâng cao chất lượng CBQL về chuyên môn, về quản lý và về lý luận chính trị đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục đại học.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức triển khai

a) Nội dung biện pháp

- Đánh giá thực trạng về số lượng; cơ cấu; trình độ đào tạo; năng lực và phẩm chất của đội ngũ CBQL cấp Khoa đương chức;

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phát triển đội ngũ này, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với việc phát triển đội ngũ này;

- Thực hiện việc dự báo quy mô phát triển Nhà trường theo định hướng

chiến lược có tính đến tác động của các nhân tố bên trong và các nhân tố của môi trường bên ngoài; những cơ hội và thách thức để nhận biết được nhu cầu và yêu cầu của Trường về đội ngũ CBQL này;

- Đề ra mục tiêu phát triển đội ngũ về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất của đội ngũ CBQL cấp Khoa để duy trì sự phát triển của Nhà trường hiện tại và tương lai;

- Xác định lộ trình thực hiện từng hoạt động phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa để đạt được các mục tiêu của quy hoạch;

- Xác định các biện pháp hoặc các giải pháp then chốt nhằm phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa (trong các giải pháp đưa ra cần nêu rõ mục đích nhằm hướng tới giải quyết vấn đề gì cho đội ngũ CBQL trong tương lai);

76

- Xác định các nguồn lực và dự kiến phân bổ các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) để thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa của Trường;

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội;

- Ban hành các quyết định điều chỉnh nếu thấy không phù hợp.

b) Cách thức triển khai

Phòng Tổ chức cán bộ được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối trong việc lập quy hoạch phát triển đội ngũ của Nhà trường nói chung và đội ngũ CBQL cấp Khoa nói riêng; phối hợp với các đơn vị trong Trường tiến hành lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa với các hoạt động cụ thể sau:

- Tiến hành rà soát số lượng, cơ cấu giới tính, độ tuổi, trình độ đào tạo (bao gồm: trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý), năng lực và phẩm chất đội ngũ CBQL cấp Khoa đương chức định kỳ 02 lần trong 1 năm. Mỗi lần rà soát cần có báo cáo cụ thể, lưu hồ sơ theo đợt để dễ dàng đánh giá làm cơ sở cho công tác quy hoạch đội ngũ CBQL của Trường.

- Tiến hành đánh giá công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ; lập báo cáo thực trạng quản lý hoạt động phát triển đội ngũ CBQL nhằm đưa ra được những điểm mạnh cần phát huy, những điểm còn hạn chế để rút kinh nghiệm, chỉnh sửa cho phù hợp.

- Dựa vào kết quả đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động phát triển đội ngũ này, Phòng Tổ chức cán bộ chủ động lập quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL, trong đó cần nêu rõ các yêu cầu sau:

+ Mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL: số lượng cần bao nhiêu, cơ cấu như nào cho hợp lý với sự phát triển của Nhà trường và đúng theo quy định, quy định về trình độ đào tạo đối với từng chức danh quản lý cũng như

77

yêu cầu về phẩm chất và năng lực của đội ngũ này. Trong quá trình lập quy hoạch cần đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn và bổ sung các cán bộ “nguồn”, cán bộ trẻ khi xác định mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL.

+ Đưa ra lộ trình rõ ràng, cụ thể và hợp lý, có thể chia thành các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn; xây dựng các giải pháp mang tính khả thi nhằm đạt được mục tiêu của quy hoạch.

+ Các nguồn lực phải được xác định tương đối chính xác nhằm thực hiện các hoạt động phát triển đội ngũ CBQL một cách hiệu quả.

- Trình lãnh đạo Trường xin ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung.

- Báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt quy hoạch. - Giao cho một bộ phận chuyên trách thuộc Phòng thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm các hoạt động phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa, có báo cáo định kỳ nhằm kịp thời đưa ra những quyết định điều chỉnh nếu thấy không phù hợp.

3.1.2.3. Các điều kiện thực hiện

Để công tác quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đạt được mục tiêu phát triển Nhà trường thì rất cần sự quan tâm của lãnh đạo các cấp Ủy đảng và Chính quyền trong Nhà trường.

Trong công tác xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực thì vai trò của Bộ chủ quản là rất lớn, chính vì vậy trong quá trình xây dựng quy hoạch cũng rất cần những ý kiến đóng góp mang tính chỉ đạo của Bộ chủ quản.

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ là một công việc thường xuyên, vì vậy Nhà trường cần dành một khoản kinh phí nhất định cho công tác này nhằm xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực cho Trường một cách hiệu quả.

78

Cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch vì không thể có một quy hoạch chất lượng tốt khi thiếu đội ngũ làm công tác tham mưu đủ trình độ.

Sự đoàn kết nhất trí, sự công tâm nhìn nhận khách quan của đội ngũ CBQL của Trường đối với đội ngũ kế cận nhằm đưa được những cán bộ trẻ có trình độ, có phẩm chất đạo đức vào diện quy hoạch.

3.2.2. Tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng và miễn nhiệm cán bộ quản lý cấp Khoa.

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Mục đích biện pháp là nhằm cung cấp cho Trường một đội ngũ CBQL cấp Khoa đáp ứng các yêu cầu phát triển của Trường trước mắt và lâu dài.

Biện pháp này sẽ có một ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ của Trường nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng. Việc tuyển chọn có chất lượng theo các hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển; việc bổ nhiệm người giữ chức vụ CBQL cấp Khoa theo đúng quy trình bổ nhiệm và các tiêu chuẩn đã được quy định; việc bố trí sử dụng hợp lý đội ngũ CBQL đảm bảo sự thống nhất giữa con người và công việc, phù hợp với chức vụ quản lý được bổ nhiệm và yêu cầu của vị trí việc làm là cơ hội để phát huy tốt những phẩm chất, năng lực, sở trường cá nhân góp phần tạo nên một sức mạnh tổng hợp cho Trường và xây dựng được đội ngũ CBQL đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục và đào tạo, ngành tài nguyên và môi trường trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức triển khai

a) Nội dung biện pháp

Thông báo rộng rãi công tác tuyển dụng một cách rõ ràng, cụ thể như: tiêu chuẩn, yêu cầu hồ sơ, số lượng cần tuyển, thời hạn và địa điểm tiếp nhận hồ sơ; cũng như quy trình và các nguyên tắc thực hiện việc bổ nhiệm CBQL cấp Khoa.

79

Đánh giá, phân loại đúng đội ngũ CBQL đương chức của Trường để có được kết quả rõ ràng về thực trạng trình độ chuyên môn đào tạo, trình độ lý luận chính trị, năng lực quản lý cũng như có được kết quả phân loại những người đủ hoặc không đủ điều kiện bổ nhiệm lại.

Tiến hành thường xuyên các hoạt động rà soát, đánh giá, lựa chọn CBQL từ đội ngũ trong Trường nhằm giới thiệu những cán bộ đã được quy hoạch chức vụ quản lý vào diện bổ nhiệm mới hay những CBQL đương chức vào diện bổ nhiệm lại. Hoạt động này sẽ giúp Nhà trường khai thác được “nội lực”, không mất chi phí để tuyển dụng, đề bạt từ bên ngoài, đồng thời khuyến khích các thành viên trong Trường cống hiến sức lực trí tuệ và đưa ra con đường thăng tiến cho các cá nhân đang làm việc trong Nhà trường.

Công khai hồ sơ, nguyện vọng cá nhân và danh sách những người đủ điều kiện tham gia tuyển dụng chức vụ quản lý và những người được giới thiệu bổ nhiệm làm CBQL.

Thành lập Hội đồng tuyển dụng để thực hiện việc xét tuyển hoặc thi tuyển đối với tất cả các chức danh quản lý sẽ bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hay miễn nhiệm; cần phân công cụ thể cho từng chức danh trong Hội đồng; xây dựng Quy chế làm việc của Hội đồng đó theo đúng quy định.

Kết quả của Hội đồng tuyển dụng các chức danh quản lý cấp Khoa phải được công khai và kết quả đó được gửi đến các đơn vị trong trường, các đơn vị ngoài trường có liên quan và cơ quan quản lý (Bộ TN&MT) để lấy ý kiến phản hồi. Đây là một hoạt động quan trọng cần phải được tiến hành để biết được hiệu quả làm việc của các Hội đồng tuyển dụng cũng như kết quả của công tác tuyển dụng các chức danh quản lý.

Tổng hợp, phân tích và phản hồi lại những ý kiến đóng góp, coi đó là một kênh quan trọng trong việc tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Trường trong việc lựa chọn, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hay miễn nhiệm các chức danh quản lý.

80

Ban hành quyết định quản lý về bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới hay miễn nhiệm các chức danh quản lý.

Phân công nhiệm vụ rõ ràng, đúng với năng lực sở trường, chuyên môn được đào tạo và nhiệm vụ phải mang tính thử thách đối với cán bộ được bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại.

b) Cách thực triển khai

Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị đầu mối, tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch hàng năm về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm mới các chức danh quản lý, sử dụng cán bộ quản lý và miễn nhiệm chức vụ quản lý trên cơ sở Đề án vị trí việc làm đã được Bộ chủ quản cho ý kiến đồng ý. Trong kế hoạch trình lãnh đạo Trường, Phòng Tổ chức cán bộ cần nêu rõ lý do cần tuyển dụng CBQL cấp Khoa, lý do cán bộ được bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hoặc miễn nhiệm chức vụ quản lý; đề xuất được giải pháp trong kế hoạch đưa ra. Cụ thể các bước thực hiện hoạt động lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng và miễn nhiệm CBQL như sau:

- Bước 1: Phòng Tổ chức cán bộ soạn Thông báo về công tác tuyển dụng, Hướng dẫn về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh quản lý cấp Khoa theo đúng quy định dựa trên hướng dẫn chung về công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hay miễn nhiệm cán bộ quản lý của Nhà nước, Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, Bộ TN&MT và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, văn bản thông báo và trên cổng thông tin điện tử của Trường…

- Bước 2: Phân công cán bộ làm công tác cán bộ trong Phòng thực hiện thường xuyên 02 lần/năm các hoạt động sau:

+ Đánh giá và phân loại CBQL cấp Khoa đương chức thường xuyên 01 lần/năm bằng cách lấy phiếu đánh giá từ lãnh đạo Trường, CBQL đồng cấp, từ nhân viên thuộc sự quản lý của người CBQL đó, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch công tác bổ nhiệm lại chức danh CBQL.

81

+ Rà soát, đánh giá, lựa chọn những cán bộ ở diện quy hoạch trong Trường có đủ các điều kiện để bổ nhiệm mới chức danh quản lý bằng cách lấy ý kiến từ CBQL đương chức về nguồn cán bộ có triển vọng (đội ngũ kế cận) trong các đơn vị của Trường về trình độ đào tạo, phẩm chất và năng lực để làm cơ sở cho việc bổ nhiệm chức vụ quản lý.

- Bước 3: Tổng hợp, chọn lọc và công khai danh sách cán bộ, hồ sơ của cán bộ đủ điều kiện dự tuyển, đủ điều kiện bổ nhiệm chức danh quản lý và đủ điều kiện bổ nhiệm lại chức danh quản lý và hồ sơ miễn nhiệm chức danh cán bộ quản lý.

- Bước 4: Chủ động đề xuất các Hội đồng tuyển dụng trên cơ sở đề xuất của các đơn vị có ứng viên được lựa chọn bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý; xây dựng Quy chế làm việc cho hội đồng xét duyệt chức vụ quản lý đảm bảo tính thống nhất, tính nghiêm minh và công khai minh bạch; trình lãnh đạo Trường ra quyết định thành lập các Hội đồng đó.

- Bước 5: Lập kế hoạch tổ chức cho các Hội đồng đó làm việc trên cơ sở Quy chế làm việc đã được phê duyệt; chịu trách nhiệm làm thư ký cho tất cả các Hội đồng.

- Bước 6: Tổng hợp ý kiến của các Hội đồng và gửi cho một số đơn vị trong và ngoài Trường có liên quan để xin ý kiến phản hồi.

- Bước 7: Thu thập các ý kiến phản hồi về kết quả tuyển dụng của hội đồng tuyển dụng các chức danh quản lý từ các đơn vị trong và ngoài trường, cơ quan quản lý lấy đó là cơ sở để phân tích, đánh giá công tác lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng và miễn nhiệm cán bộ quản lý trong Trường; xem xét, đề xuất lãnh đạo Trường các phương án cho công tác này.

- Bước 8: Dự thảo các quyết định bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại hay miễn nhiệm các chức danh quản lý.

- Bước 9: Trình Lãnh đạo Trường xem xét, bổ nhiệm chính thức các chức danh quản lý.

82

- Bước 10: Thực hiện việc theo dõi, giám sát và kiểm tra thường xuyên CBQL được bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại để điều chỉnh nhiệm vụ nếu cần thiết.

3.2.2.3. Các điều kiện thực hiện

Hoạt động quản lý về lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng và miễn nhiệm cán bộ quản lý là một hoạt động quan trọng trong công tác cán bộ. Vì vậy, để hoạt động này thực sự có hiệu quả thì rất cần sự chỉ đạo sát sao của Bộ TN&MT nhằm tạo cho Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có một đội ngũ CBQL đảm bảo đủ số lượng, có chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục và ngành tài nguyên và môi trường.

Sự phối hợp giữa các đơn vị trong Trường, giữa đội ngũ CBQL đương chức trong việc đánh giá, theo dõi nhận xét đồng cấp và các cán bộ có triển vọng để đề xuất bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại và miễn nhiệm là vô cùng cần

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w