Huy động và điều phối các nguồn lực để xây dựng môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 99)

thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp Khoa phát triển.

3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Tạo môi trường thuận lợi nhằm giúp đội ngũ CBQL cấp Khoa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội có điều kiện phát triển đáp ứng được các yêu cầu của ngành giáo dục và ngành tài nguyên môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng như hiện nay.

Tạo môi trường thuận lợi có nghĩa là tạo được môi trường làm việc với những điều kiện tối thiếu về cơ sở vật chất, phân công chuyên môn, nhiệm vụ hợp lý; môi trường làm việc thân thiện, có nhiều cơ hội và điều kiện phát triển theo hướng thăng tiến, đặc biệt là uy tín về năng lực và phẩm chất của cán bộ lãnh đạo và CBQL cấp trên để mỗi người CBQL cống hiến tốt hơn nữa trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung của Trường; tạo môi trường pháp lý đúng đắn (bao gồm: tính hiệu lực của pháp luật, chính sách, quy chế làm việc) và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng kịp thời và kỷ luật nghiêm minh;

Biện pháp này có một vai trò rất quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ nói chung và đội ngũ CBQL cấp Khoa nói riêng. Việc tạo môi trường thuận lợi cho các CBQL phát triển có tầm quan trọng đặc biệt vì chính họ là một bộ phận quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của Nhà trường; và chính những CBQL là động lực, là nhân tố trung tâm đảm bảo sự phát triển của ngành giáo dục và ngành tài nguyên môi trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực triển khai

a) Nội dung biện pháp

Đảm bảo chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp nghề nghiệp, phụ cấp ưu đãi...cho đội ngũ CBQL mà Nhà nước ban hành.

Phụ cấp tăng thêm cho đội ngũ CBQL do Quy chế của Nhà trường quy định cần hoạch định lại một cách khoa học, hợp lý (trả theo kết quả hoàn thành nhiệm vụ, vị trí công tác của CBQL) có như vậy sẽ thúc đẩy được hiệu

92

quả trong công tác, tạo điều kiện thuận lợi cho CBQL toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự phát triển chung của Nhà trường.

Đảm bảo phân công công việc, nhiệm vụ mang tính thử thách gắn với giao trách nhiệm cho CBQL phù hợp với khả năng, năng lực và sở trường của CBQL, có như vậy thì CBQL sẽ phát huy được năng lực của họ một cách tối đa.

Hỗ trợ các điều kiện cần thiết, bao gồm cả vật chất và tinh thần để người CBQL có thể làm việc và quản lý một cách hiệu quả.

Cần có những chính sách để tạo cơ hội cho CBQL được đi học tập, bồi dưỡng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm quản lý với các đối tác ngoài Nhà trường. Đây vừa là cơ hội để CBQL học tập, vừa là hình thức để CBQL có thời gian được nghỉ ngơi.

Tạo cơ hội thăng tiến cho đội ngũ CBQL cấp Khoa. Đây là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút được nhân tài và “giữ chân” được nhân tài đóng góp cho sự phát triển Nhà trường. Cơ hội thăng tiến là dành cho tất cả mọi người, Nhà trường cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc, ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận, trình độ quản lý và hoàn thiện bản thân của mỗi người CBQL; đồng thời cần đảm bảo công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến cho tất cả cán bộ trong Trường.

Ghi nhận những đóng góp của người CBQL trong việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cũng như tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý bằng nhiều hình thức khác nhau như: khen thưởng, giao quyền nhiều hơn…điều này có ý nghĩa rất lớn với mỗi người CBQL vì ngoài việc động viên còn là một động lực rất lớn thúc đẩy sự cống hiến không ngừng của họ.

b) Cách thức triển khai

Phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với Phòng Kế hoạch Tài chính và các đơn vị trong Trường thường xuyên cập nhật những quy định của Nhà nước,

93

của ngành về chính sách đối với nhà giáo và CBQL trường đại học để kịp thời làm các chế độ đối với đội ngũ CBQL của Nhà trường.

Công đoàn Nhà trường phối hợp với các đơn vị trong Trường tham mưu với lãnh đạo Nhà trường chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trong khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ.

Nhà trường cần có những chính sách nhằm khuyến khích các CBQL cấp Khoa, tăng tính linh hoạt và năng động trong quản lý, điều hành công việc trong Khoa nhằm tạo được nguồn thu cho Khoa. Điều này không những giúp cho người CBQL phát huy được tính chủ động tích cực trong công việc mà còn tạo cơ hội cho họ được học tập, giao lưu với các đối tác trong và ngoài nước.

Nhà trường cần có những chính sách thỏa đáng đối với những đóng góp của đội ngũ CBQL, như thưởng tiền hoặc những chuyến tham quan kết hợp với học tập kinh nghiệm tại nước ngoài và cũng có thể là giao thêm cho họ một nhiệm vụ mới vừa là thử thánh vừa là tạo cơ hội cho họ được cống hiến, được thăng chức.

3.2.5.3. Các điều kiện thực hiện

Sự quan tâm, chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một điều kiện tiên quyết để thực hiện tốt biện pháp này vì muốn thực hiện hoặc đề xuất bất kỳ một nhiệm vụ nào đều cần có sự xem xét cẩn thận và quyết tâm của lãnh đạo Nhà trường thì biện pháp này sẽ có hiệu quả.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải huy động được khoản kinh phí nhất định từ các nguồn khác nhau, có thể là từ các doanh nghiệp, trường, viện, trung tâm có liên kết đào tạo với Trường, để hỗ trợ cho các CBQL được đi đào tạo hoặc bồi dưỡng ở các cơ sở giáo dục trong nước và ngoài nước.

94

Phải phát huy vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trong việc quan tâm chăm lo đến đời sống của cán bộ, viên chức trong Trường.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w