Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, sự phát triển của KH&CN, phát triển kinh tế thị trường là những đặc điểm mang tính xu thế tất yếu của thời đại. Các đặc điểm đó có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoạt động xã hội, trong đó có giáo dục; mà vấn đề cốt lõi là hội nhập quốc tế về giáo dục đại học. Là một
28
thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization - WTO), giáo dục đại học của Việt Nam chịu sự tác động từ các cam kết song phương hoặc đa phương của Việt Nam với các thành viên WTO; trong đó nổi bật là Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (General Agreement on Trade
in Services - GATS). Mặt khác Việt Nam là một thành viên của Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN) - một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Trong giai đoạn hiện nay, sự cam kết hỗ trợ phát triển kinh tế giữa các nước trong Hiệp hội này để trở thành một cộng đồng vào năm 2015 và sự cam kết giữa ASEAN và Hoa Kỳ, giữa ASEAN với Liên minh châu Âu (European Union - EU) đã có những tác động sâu sắc đối với hội nhập toàn diện về giáo dục đại học của Việt Nam. Trên bình diện Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, một vấn đề mang tính thời sự trong giai đoạn hiện nay là cùng với nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trong khu vực, Việt Nam đang nỗ lực để tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement - TPP).
Với những đặc điểm chủ yếu trên, giáo dục đại học Việt Nam phải đặc biệt quan tâm đến sự phát triển đội ngũ, trong đó có đội ngũ CBQL cấp Khoa. Nói cách khác, bối cảnh hội nhập quốc tế và hội nhập giáo dục đại học nêu trên đều là các yếu tố có ảnh hưởng đến các hoạt động quản lý của các trường đại học, trong đó có hoạt động phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa.