- Về giới tính: Trong tổng số 34 cán bộ quản lý cấp Khoa thì có 14 cán bộ quản lý là nữ, chiếm 41,2 %. Như vậy, tỉ lệ nữ làm công tác quản lý là khá cao cho thấy công tác “phụ nữ trong thời kỳ hội nhập” của Nhà trường đã được chú trọng và đẩy mạnh, đảm bảo cân bằng về giới trong giáo dục đáp
43
ứng được yêu cầu giáo dục đặt ra và cũng đáp ứng được yêu cầu trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011-2020 với mục tiêu “Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị”
- Về độ tuổi đội ngũ cán bộ quản lý sẽ được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Phân bố độ tuổi của đội ngũ CBQL cấp Khoa
Chức danh CBQL Tổng số Độ tuổi Dưới 30 30 - 40 41-50 Trên 50 SL % SL % SL % SL % Trưởng và Phụ trách đơn vị 15 0 0 5 33,3 7 46,7 3 20,0 Phó Trưởng đơn vị 19 1 5,3 12 63,1 6 31,6 0 0 Theo số liệu thống kê tại Bảng 2.4, chúng tôi nhận định thực trạng độ tuổi của đội ngũ cán bộ quản như sau:
- Trong số 15 cán bộ quản lý cấp Trưởng khoa thì chỉ có 3 người có độ tuổi trên 50, số còn lại đều trong độ tuổi còn trẻ.
- Trong số 19 CBQL cấp Phó trưởng khoa thì có 12 người ở độ tuổi 30- 40, số còn lại ở độ tuổi 41-50 và không có Phó trưởng khoa ở độ tuổi trên 50.
Như vậy đội ngũ CBQL đã đáp ứng được yêu cầu về cơ cấu độ tuổi, giúp Nhà trường sẽ tránh được “lỗ hổng” trong bộ máy quản lý của Nhà trường khi có cán bộ quản lý nghỉ hưu; đồng thời số cán bộ quản lý là Phó trưởng khoa là những người đang trong độ tuổi rất trẻ, đây là lực lượng khá mạnh, kiến thức luôn được cập nhật, năng động, khả năng tiếp cận cái mới nhanh, thích ứng kịp thời với sự thay đổi nhưng năng lực quản lý còn hạn chế.
Trong tương lai đội ngũ CBQL cấp phó sẽ là thế hệ kế cận, là một đội ngũ hội tụ đầy đủ những yêu cầu cần có của một nhà quản lý; đồng thời chính đội ngũ này sẽ là điều kiện rất tốt đảm bảo cho sự phát triển chung của Nhà trường.
44