2.3.1.1. Mục đích khảo sát
Tìm hiểu thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ cán bộ quản lý cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ đó nhằm đáp ứng được các yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục đại học nói chung và định hướng phát triển Nhà trường nói riêng.
2.3.1.2. Nội dung khảo sát
Khảo sát mức độ đạt được của các hoạt động quản lý phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội như: Thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ; Lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng và miễn nhiệm CBQL; Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBQL; Kiểm tra, đánh giá hoạt động của CBQL; Thực hiện chính sách cán bộ và tạo động lực phát triển đội ngũ CBQL.
2.3.2.3. Phương pháp khảo sát
Thực hiện tương tự như phần khảo sát về phẩm chất và năng lực của đội ngũ CBQL cấp Khoa nhờ phương pháp xin ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi. Chúng tôi có các bảng hỏi tại Phụ lục 2 (xem phần phụ lục)
Đối tượng chuyên gia để xin ý kiến là 70 người, trong đó: Lãnh đạo, chuyên viên Bộ Tài nguyên và Môi trường: 16 người; Lãnh đạo trường: 05 người; CBQL các Khoa và Bộ môn thuộc Trường: 34 người; CBQL các Phòng: Tổ chức cán bộ, Đào tạo, KHCN-HTQT: 7 người; một số giảng viên có học hàm, học vị cao của Trường: 8 người.
57
Chúng tôi phát ra 70 phiếu xin ý kiến và thu lại 60 phiếu có đầy đủ các thông tin cần thiết và tính tần suất (%) các ý kiến trả lời của các chuyên gia đối với từng mức độ của từng hoạt động quản lý.