Thực trạng về phẩm chất và năng lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 54)

2.2.4.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng

a) Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng về phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (trong đó có năng lực về thực hiện các nhiệm vụ của người CBQL cấp khoa theo quy định của Điều lệ trường đại học và thực hiện các chức năng quản lý), trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của thực trạng để có cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ này.

b) Nội dung khảo sát

Khảo sát về phẩm chất của đội ngũ CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp theo quy định; về các nhiệm vụ đối với Trưởng khoa hoặc Bộ môn trực thuộc trong Điều lệ trường đại học.

Tiếp đó khảo sát về năng lực thực hiện các chức năng quản lý (kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá.)

Mặt khác, cũng qua việc khảo sát này tìm được nguyên nhân về thực trạng phẩm chất và năng lực đội ngũ CBQL đó.

c) Phương pháp khảo sát

Thực hiện phương pháp xin ý kiến chuyên gia bằng phiếu hỏi với các hoạt động tuần tự dưới đây.

- Xây dựng một phiếu hỏi, trong đó có nhiều bảng câu hỏi về từng nội dung khảo sát nhằm đạt được mục đích khảo sát; trong mỗi bảng câu hỏi có một câu hỏi mở để xin ý kiến của người được hỏi về nguyên nhân của thực trạng. Nội dung cụ thể của mỗi bảng hỏi được chúng tôi thể hiện tại Phụ lục 1 của Luận văn (xem Phần phụ lục).

- Đối tượng chuyên gia để xin ý kiến để trả lời các câu hỏi trong các bảng hỏi là 70 người, bao gồm:

47

+ Lãnh đạo, chuyên viên Bộ Tài nguyên và Môi trường: 6 người; + Lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp trường: 05 người;

+ Cán bộ quản lý các Khoa và Bộ môn thuộc Trường: 34 người; + Cán bộ quản lý các Phòng: Tổ chức cán bộ, Đào tạo và KHCN- HTQT: 05 người;

+ Giảng viên có học hàm học vị cao của Trường: 20 người.

- Chúng tôi phát ra 70 phiếu dùng để hỏi xin ý kiến và thu lại 58 phiếu có đầy đủ các thông tin cần thiết phải trả lời trong các phiếu hỏi. Kết quả xử lý các ý kiến trả lời trong các phiếu hỏi được chúng tôi tính tần suất số lượt tán thành ở từng mức độ (thể hiện ở tỉ lệ %) được trình bày cụ thể dưới đây.

2.2.4.2. Kết quả khảo sát

a) Thực trạng phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp

Kết quả khảo sát mức độ đạt được các tiêu chí về phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL cấp Khoa (theo quy định tại Điều lệ Trường đại học) của Trường ĐH TN&MT Hà Nội được thể hiện tại các bảng số liệu 2.6 và 2.7 dưới đây.

Bảng 2.6. Tần suất ý kiến chuyên gia đánh giá

các mức độ về phẩm chất chính trị của đội ngũ CBQL cấp Khoa

TT Các yêu cầu về phẩm chất chính trị

của CBQL cấp Khoa

Tần suất đánh giá các mức độ: SL/ %

Tốt Trungbình CònYếu 1 Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. 5086,2 8 13,8 0

2 Thi hành nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. 4577,6 1322,4 0

3 Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức. 4984,5 9 15,5 0

4 Có ý thức tập thể, phấn đấu vì lợi ích chung. 44

75,9

14

24,1 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội. 4679,3 1220,7 0

48

Bảng 2.7. Tần suất ý kiến chuyên gia đánh giá

các mức độ về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL cấp Khoa

TT Các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp

của CBQL cấp Khoa

Tần suất đánh giá các mức độ: SL/ %

Tốt Trungbình CònYếu 1 Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo. 5187,9 7 12,1 0

2 Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường và của ngành. 4781,0 11 19,0 0

3 Công bằng trong công tác giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học.

42

72,4

16

27,6 0

4 Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí. 4577,6 13 22,4 0

5 Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc. 3967,2 19 32,8 0

6

Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

41

70,7

17

29,3 0

Với kết quả trưng cầu ý kiến đánh giá về phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý cấp Khoa và tương đương tại bảng 2.6 và 2.7 có thể thấy rằng:

Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ CBQL cấp Khoa Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được các chuyên gia đánh giá rất cao (trên 70% được đánh giá là tốt). Đây là điều mà không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng có được. Điều đó giải thích tại sao Nhà trường được nâng cấp lên trường đại học và bước đầu khẳng định được vị trí của mình từ một trường cao đẳng với cơ sở vật chất còn chưa đủ, đội ngũ cán bộ giảng viên còn thiếu cả về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự nhận thức đúng đắn của đội ngũ cán bộ giảng viên của Nhà trường đã tạo nên một tập thể thống nhất đoàn kết và đồng lòng. Tuy nhiên, cũng rất cần những hoạt động bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức và

49

phẩm chất nghề nghiệp của đội ngũ CBQL, giảng viên, đặc biệt là đội ngũ CBQL cấp Khoa vì chính họ là những người quản lý trực tiếp giảng viên, là tấm gương để cấp dưới học tập và noi theo.

b) Thực trạng về năng lực thực hiện các nhiệm vụ của CBQL cấp Khoa được quy định trong Điều lệ Trường đại học

Thực trạng về năng lực thực hiện các nhiệm vụ của CBQL cấp Khoa của Trường ĐH TN&MT Hà Nội được thể hiện tại bảng 2.8 dưới đây.

Bảng 2.8. Tần suất ý kiến chuyên gia đánh giá các mức độ về năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBQL cấp Khoa

TT Các năng lực thực hiện những nhiệm vụ của CBQL cấp Khoa các mức độ: SL/ % Tần suất đánh giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốt Trungbình CònYếu 1 Năng lực thực hiện nhiệm vụvụ đào tạo các trình độ, mở ngành, chuyên ngành đăng ký nhận nhiệm

đào tạo. 17 29,3 38 65,5 3 5,2

2 Năng lực thực hiện nhiệm vụtrình đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập và chủ trì xây dựng chương tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành.

13

22,4 3865,5 712,1

3 Năng lực thực hiện nhiệm vụtạo và các hoạt động giáo dục khác trong chương tổ chức quá trình đào trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường.

20

34,5 3662,1 2 3,4

4 Năng lực thực hiện nhiệm vụphát triển chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu xã xây dựng kế hoạch hội và hội nhập quốc tế.

9

15,5 3662,1 1322,4

5 Năng lực thực hiện nhiệm vụphát triển cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, xây dựng kế hoạch tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng.

17

29,3 3763,8 4 6,9

6 Năng lực thực hiện nhiệm vụKH&CN, chủ động khai thác các dự án hợp tổ chức hoạt động tác quốc tế.

10

17,2 4067,0 813,8

7

Năng lực thực hiện nhiệm vụ phối hợp với các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với NCKH, sản xuất kinh doanh và đời sống XH. 11 19,0 33 56,9 14 24,1

8 Năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý công chức, viên chức và người học thuộc khoa theo

25 43,1 30 51,7 3 5,2 50

phân cấp của Hiệu trưởng.

TT Các năng lực thực hiện những nhiệm vụ của CBQL cấp Khoa các mức độ: SL/ % Tần suất đánh giá

Tốt Trungbình CònYếu 9

Năng lực thực hiện nhiệm vụxây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức và người học.

30

51,7 2543,1 3 5,2

10 Năng lực thực hiện nhiệm vụphát triển đội ngũ giảng viên của Khoa theo xây dựng kế hoạch kế hoạch phát triển đội ngũ của nhà trường.

11

19,0 4170,7 610,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

11

Năng lực thực hiện nhiệm vụđề xuất thay đổi về tổ chức, nhân sự trong Khoa để đảm bảo nhân lực thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Khoa.

12

20,7 3560,3 1119,0

12

Năng lực thực hiện nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và cán bộ nhân viên thuộc Khoa.

13

22,4 3865,5 712,1

13

Năng lực thực hiện nhiệm vụ tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên và nghiên cứu viên trong Khoa.

17

29,3 3458,6 712,1

14

Năng lực thực hiện nhiệm vụtổ chức việc tham gia đánh giá cán bộ quản lý cấp trên, cán bộ quản lý ngang cấp theo quy định của nhà trường.

20

34,5 3560,3 3 5,2

15 Năng lực thực hiện nhiệm vụphương pháp, chất lượng đào tạo, quản lý quản lý nội dung, chất lượng hoạt động KH&CN

10 17,2 41 70,7 7 12,1

16 Năng lực thực hiện nhiệm vụchương trình, giáo trình và tài liệu môn học tổ chức biên soạn do Hiệu trưởng giao.

32 55,2 24 41,4 2 3,4

17 Năng lực thực hiện nhiệm vụcải tiến phương pháp giảng dạy, học tập cho tổ chức nghiên cứu giảng viên và mọi đối tượng người học.

15 25,9 38 65,5 5 8,6 18

Năng lực thực hiện nhiệm vụ đề xuất xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị dạy học, thực hành, thực tập và thực nghiệm khoa học. 14 24,1 37 63,8 7 12,1

Các số liệu tại bảng 2.8, cho thấy năng lực thực hiện các nhiệm vụ được quy định đối với CBQL cấp Khoa tại Trường Đại học TN&MT Hà Nội được các chuyên gia đánh giá chưa được cao; tỷ lệ đánh giá ở mức trung bình là

51

trên 40%, đặc biệt năng lực thực hiện một số nhiệm vụ còn yếu, cụ thể như năng lực về thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch phát triển chương trình đào tạo” bị đánh giá ở mức độ còn yếu tới 22,4%; năng lực thực hiện nhiệm vụ “Phối hợp với các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội” bị đánh giá ở mức độ còn yếu tới 24,1%.

Tuy nhiên, có nhiều năng lực được các chuyên gia đánh giá ở mức độ

tốt tương đối cao như năng lực thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho công chức, viên chức và người học” được đánh giá với mức độ tốt là 51,7%; năng lực thực hiện nhiệm vụ “Tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình và tài liệu môn học do Hiệu trưởng giao” được đánh giá có mức độ tốt tới 55,2%. Xem xét kết quả trả lời các câu hỏi mở, một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân của những hạn chế là đội ngũ CBQL cấp Khoa có thâm niên làm CBQL còn thấp. Đa số họ là được đề bạt nhận chức vụ là CBQL cấp Khoa của một trường đại học khi họ là CBQL cấp Khoa của một trường Cao đẳng (vì Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được nâng cấp từ một trường Cao đẳng) cho nên họ chưa quen với các nhiệm vụ của người CBQL cấp Khoa ở một trường đại học. Mặt khác, đa số CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chưa được đào tạo hoặc bồi dưỡng về lý luận quản lý, lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường.

Với thực trạng về năng lực thực hiện các nhiệm vụ của CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội như trên; thì Nhà trường cần có những chính sách hỗ trợ về thời gian, kinh phí để đội ngũ này được đào tạo hoặc bồi dưỡng về lý luận quản lý nhà trường trong đó có: quản lý hoạt động xây dựng phát triển chương trình đào tạo nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế trong thời đại mới; quản lý các hoạt động phối hợp với các tổ chức KH&CN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, gắn đào

52 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội và một số lĩnh vực quản lý theo các nhiệm vụ mà người CBQL cấp Khoa trong trường đại học phải thực thi.

c) Thực trạng về năng lực thực hiện các chức năng quản lý của đội ngũ CBQL cấp Khoa

- Về năng lực thực hiện chức năng kế hoạch hoá:

Thực trạng về năng lực thực hiện các chức năng kế hoạch hoá của đội ngũ CBQL cấp Khoa ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thể hiện ở các số liệu tại các bảng 2.9 dưới đây.

Bảng 2.9. Tần suất ý kiến chuyên gia đánh giá

các mức độ về năng lực thực hiện chức năng kế hoạch hóa

TT Các yêu cầu về năng lực thực hiện

chức năng kế hoạch hóa

Tần suất đánh giá các mức độ: SL/ %

Tốt Trungbình CònYếu 1 Đánh giá đúng cơ hội và thách thức, khó khăn và thuận lợi đối với các hoạt động của Khoa. 1220,7 3967,2 712,1 2

Xác định đúng mục tiêu quản lý của Khoa trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. 10 17,2 44 75,9 4 6,9 3

Xác định đúng các chuẩn và tiêu chí đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của từng hoạt động theo chức năng và nhiệm vụ của Khoa.

8 13,8 36 62,1 14 24,1 4

Dự kiến đúng việc huy động và phân bổ các nguồn lực (nhân lực, tài lực và vật lực) nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động Khoa.

9 15,5 32 55,2 17 29,3 5

Dự kiến đúng thời gian đối với từng việc nhằm thực hiện mục tiêu hoạt động Khoa theo đúng kế hoạch chung của trường.

7 12,1 42 72,4 9 15,5 6

Dự kiến và lựa chọn được các biện pháp hoặc giải pháp triển khai các hoạt động nhằm đạt tới mục tiêu quản lý đã đề ra.

23 39,7 31 53,4 4 6,9

Các số liệu đã tổng hợp tại bảng 2.9, cho thấy năng lực thực hiện chức năng kế hoạch hóa của đội ngũ CBQL được các chuyên gia đánh giá với tỷ lệ trung bình rất cao (trên 50 %); tỷ lệ đạt tốt còn hạn chế; và việc dự kiến chính

53

xác việc huy động và phân bổ các nguồn lực nhằm thực hiện thành công các mục tiêu của Khoa được các chuyên gia đánh giá với tỷ lệ yếu là 29,3%.

- Về năng lực thực hiện chức năng tổ chức :

Thực trạng về năng lực thực hiện các chức năng tổ chức của đội ngũ CBQL cấp Khoa ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thể hiện ở các số liệu tại các bảng 2.10 dưới đây.

Bảng 2.10. Tần suất các ý kiến của chuyên gia đánh giá về năng lực thực hiện chức năng tổ chức

TT Các yêu cầu về năng lực thực hiện

chức năng tổ chức

Tần suất đánh giá về các mức độ: SL/ %

Tốt Trungbình CònYếu 1 Phân định các công việc, hoặc nhóm công việc một cách rõ ràng, cụ thể về mục tiêu và thời gian theo

chức năng và nhiệm vụ của Khoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12 20,7 38 65,5 8 13,8

2 Phân công hợp lý về nhân lực thực hiện từng công việc (cá nhân) hoặc nhóm công việc (bộ phận) theo từng chức năng và nhiệm vụ của Khoa.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 54)