Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 79)

Đảm bảo tính khoa học có nghĩa là phải đảm bảo đúng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn (thực trạng) của vấn đề được nghiên cứu.

Đối với vấn đề phát triến đội ngũ CBQL, cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực đã chỉ rõ các hoạt động quản lý là xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL; lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng và miễn nhiệm CBQL; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL; thực hiện các chính sách đối với đội ngũ CBQL; kiểm tra, đánh giá hoạt động của CBQL và tạo động lực cho đội ngũ CBQL phát triển.

Cơ sở thực tiễn về phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được dựa trên kết quả khảo sát và đánh giá thực trạng các hoạt động quản lý nhằm phát triển nguồn nhân lực nêu trên; có nghĩa là từ định hướng của cơ sở lý luận, có thể thu thập các thông tin để

72

nhận biết được những hoạt động đúng và tốt, những hoạt động sai và còn hạn chế trong quá trình quản lý nhằm phát triển đội ngũ CBQL.

Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi khi đề xuất mỗi biện pháp quản lý nhằm phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phải dựa trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL và đặc biệt là phải dựa trên thực trạng các mặt mạnh và yếu đối với các hoạt động quản lý về: thiết lập quy hoạch phát triển đội ngũ; lựa chọn, bổ nhiệm, sử dụng và miễn nhiệm CBQL; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL; thực hiện các chính sách cán bộ đối với đội ngũ; kiểm tra đánh giá các hoạt động của từng CBQL và tạo động lực để đội ngũ CBQL phát triển. Từ đó có các biện pháp phát huy các mặt mạnh, bổ sung các hoạt động còn thiếu và đổi mới các hoạt động chưa mang lại hiệu quả trong phát triển đội ngũ CBQL cấp Khoa.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w