Một số mô hình trong phát triển DLCĐ tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 38)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Một số mô hình trong phát triển DLCĐ tại Việt Nam

 Mô hình DLCĐ Bản Hồ- Sapa :

Bản Hồ thuộc huyện Sapa – tỉnh Lào Cai, ban đầu là một điểm dừng chân trong các tuyến du lịch đi bộ dài ngày. Tại đây cư dân thường bán bánh kẹo và thức uống cho du khách. Năm 2001 SNV và IUCN tiến hành một dự án ba năm nhằm phát triển du lịch bền vững trong vùng. Theo thống kê của Sở Thương mại và Du lịch Sapa, năm 2005 có hơn 4000 du khách tới thăm Bản Hồ, 10% trong số đó có sử dụng dịch vụ nhà nghỉ.

31

Theo mô hình phát triển thì cộng đồng địa phương đã liên kết hợp tác với các cộng ty điều hành du lịch tại địa phương thuộc Sapa đưa khách về Bản. Khách tham quan có thể được hướng dẫn bởi người địa phương, ở tại nhà của cư dân địa phương và tham gia cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người Tày. Chính quyền địa phương giữ vai trò thiết yếu trong việc đưa ra các chính sách giáo dục, tiêu chuẩn dịch vụ và thuế. Các tổ chức phi chính phủ như SNV và IUCN hỗ trợ trong việc đào tạo, xây dựng nhận thức, tổ chức cộng đồng, phát triển cơ cấu và sản phẩm du lịch cũng như khâu tiếp thị.

Nguồn lợi nhuận thu được từ du khách ngoài việc phân chia về cho cộng đồng còn bổ sung vào nguồn vốn xã hội cho địa phương. Bên cạnh đó, du lịch cũng góp phần vào việc tái sinh các truyền thống văn hóa, đặc biệt là kỹ thuật làm đồ thủ công, bảo tồn những điệu nhảy dân gian. Việc nhận thức tốt hơn về vấn đề môi trường cũng giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt, đường xá sạch sẽ và cây xanh được trồng nhiều hơn. [15, tr. 10]

 Mô hình DLCĐ Thới Sơn - Tiền Giang:

Thới Sơn là một hòn đảo du lịch nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang. Đảo đã tham gia hoạt động du lịch từ năm 1985 và được quản lý bởi Công ty Du lịch Tiền Giang với một chuỗi dịch vụ hoàn chỉnh gồm khách sạn, nhà hàng, du thuyền và một số hộ gia đình phục vụ du lịch bằng những sản phẩm của địa phương. Mỗi năm đảo thu hút hơn 200 du khách, trong đó có 80% là khách quốc tế.

Mô hình DLCĐ trên đảo được khởi động thực sự từ năm 2006 khi việc lập nhà nghỉ của các hộ dân trên đảo được cấp phép. Trong mô hình này công ty du lịch Tiền Giang đã khởi xướng bằng việc kết hợp với những hộ dân đủ năng lực thông qua hợp đồng độc quyền. Công ty cũng đầu tư hạ tầng căn bản và đại diện các hộ gia đình kiểm soát các thủ tục hành chính. Sở Thương mại và Du lịch Tiền Giang cùng Trung tâm xúc tiến Thương mại và Du lịch tham gia vào các hoạt động hành chính, kiểm soát và giải quyết các xung đột xuất hiện giữa doanh nghiệp và các hộ gia đình. ADB (Asia Development Bank) tài trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng là bến tàu và trung tâm thông tin du lịch.

32

Phương thức hoạt động du lịch ở đây theo cách thức liên doanh giữa cộng đồng và doanh nghiệp nên không có sự tham gia của cả cộng đồng. Việc hợp tác được ký kết giữa các công ty du lịch và các hộ gia đình là riêng biệt, trong đó có khoảng 13 hộ phục vụ du khách trong ngày, 3 hộ có giấy phép mở nhà nghỉ và 400 người làm dịch vụ chèo thuyền (thuộc nhóm người nghèo).

Mô hình đã tạo điều kiện cho cộng đồng cư dân tận dụng được những nguồn lực sẵn có trên đảo để phục vụ du lịch. Do hợp đồng độc quyền với công ty du lịch Tiền Giang nên những hộ dân được thanh toàn theo từng tháng căn cứ vào các ghi chép bán vé du lịch, các hộ dân được đối xử như doanh nghiệp và đóng thuế thu nhập 20% vào ngân sách tỉnh. Các thành viên hộ nghèo trong nhóm chèo thuyền cũng được cải thiện thu nhập đáng kể (trung bình 500.000 đồng/tháng) thông qua hoạt động du lịch. [15, tr.31]

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)