Giải pháp cơ chế, chính sách quản lý phù hợp

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 106)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.7. Giải pháp cơ chế, chính sách quản lý phù hợp

* Mục tiêu giải pháp: Tạo khung về pháp lý về cơ chế quản lý và những chính sách khuyến khích đầu tư và mở rộng hoạt động phát triển DLCĐ nhằm huy động các nguồn lực xã hội hỗ trợ cho sự phát triển DLCĐ vừa theo chiều rộng lẫn chiều sâu. * Nội dung thực hiện:

Du lịch cộng đồng nói riêng và du lịch nói chung là một lĩnh vực kinh tế xã hội mang tính liên vùng, liên ngành. Hơn nữa, du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mang tính bền vững, vì vậy, việc cơ chế chính sách quản lý hợp lý đóng vai trò quan trọng không chỉ đem lại hiệu quả cho du lịch cộng đồng mà còn cho nhiều lĩnh vực khác.

 Tạo lập cơ chế chính sách quản lý phù hợp:

Việc lên kế hoạch và xây dựng cơ chế quản lý cần đảm bảo các yếu tố: hệ thống quản lý đúng đắn, mối quan hệ liên kết giữa chủ thể và năng lực quản lý phù hợp và mô hình quản lý cần phải phân cấp rõ ràng, tránh sự chồng chéo, đan xen:

+ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch + Tổng cục du lịch

99

+ UBND Phường Vĩnh Nguyên (Nha Trang), UBND xã Cam Bình (Cam Ranh) + Ban quản lý DLCĐ

+ Cộng đồng dân cư

Tuy nhiên, đối tượng quản lý chủ yếu của hoạt động DLCĐ vẫn là cơ quan quản lý du lịch tại địa phương, cấp UBND các phường và Ban quản lý điều hành.

 Xây dựng chính sách đầu tư phát triển DLCĐ vùng ven biển - hải đảo

Đầu tiên, cần gắn kế hoạch phát triển DLCĐ ven biển hải đảo vào chính sách phát triển du lịch chung của tỉnh nhằm tận dụng tối đa những cơ hội thông qua các gói kích cầu du lịch mà tỉnh triển khai.

Do DLCĐ là cách thức làm du lịch hướng đến sự bền vững, góp phần bảo tồn các giá trị tài nguyên và xóa đói giảm nghèo nên việc tạo điều kiện thuận lợi là việc cần làm cũng như trách nhiệm của những nhà quản lý du lịch và chính quyền địa phương.

- Tạo môi trường thông thoáng hấp dẫn các nhà đầu tư:

+ Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cơ bản du lịch bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên tập trung hỗ trợ đầu tư tại các vùng ven biển đảo có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng như: cộng đồng thôn Xuân Tự (H.Vạn Ninh); đảo Bình Ba (Tp.Cam Ranh); thôn đảo Bích Đầm, Trí Nguyên (Tp.Nha Trang) + Ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư được ghi theo luật định (Nghị định 108/2006/NĐ-CP), cần có chính sách ưu đãi linh hoạt hơn như miễn tiền thuê đất, miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế đối với việc khai thác tài nguyên ở địa phương để phục vụ xây dựng khu du lịch như: khai thác vật liệu xây dựng, khai thác rừng, khai thác nước, mặt nước, kinh doanh khai thác các làng nghề, các sự kiện văn hóa thể thao.

+ Thực hiện chính sách khuyến khích miễn thuế nhập khẩu thiết bị, vật tư, phương tiện máy móc, tàu thuyền nhằm thúc đẩy sự cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

100

- Tập trung huy động các nguồn vốn xã hội vào đầu tư phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo:

+ Khuyến khích, kêu gọi các thành phần kinh tế, mọi người dân tham gia đầu tư, đóng góp vào các chương trình, dự án DLCĐ ở địa phương xem như là phần đóng góp trách nhiệm đối với cộng đồng.

+ Tăng cường các nguồn vốn ngân sách, vốn vay, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế khác vào việc tạo nguồn sinh kế bền vững và bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn cho cư dân vùng ven biển và hải đảo.

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)