Các thành phần tham gia phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 26)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.6. Các thành phần tham gia phát triển du lịch cộng đồng

Các thành phần tham gia vào du lịch cộng đồng sẽ có vai trò nhất định tùy thuộc vào tình hình phát triển chung của du lịch Việt Nam cũng như hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương. Các thành phần tham gia phát triển DLCĐ gồm:

+ Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch: Vai trò chủ yếu của thành phần này đối

với phát triển du lịch cộng đồng là hoạch định chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho du lịch cộng đồng phát triển. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có vai trò rất quan trọng trong hoạt động xúc tiến điểm đến của du lịch Việt Nam, trong đó có DLCĐ, để thu hút khách du lịch quốc tế.

+ Các cơ quan/tổ chức tư vấn phát triển du lịch: là những đối tác hỗ trợ trong việc

cụ thể hóa các chính sách, định hướng phát triển thông qua việc xây dựng các đề án/dự án quy hoạch, phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng và tiếp cận với thị trường. Ngoài việc giúp đỡ các nhà đầu tư phân tích lựa chọn phương án nhằm khai thác có hiệu quả những giá trị tài nguyên du lịch trên địa bàn, các tổ chức tư vấn còn thực hiện các nghiên cứu đánh giá các giá trị tài nguyên, thực trạng – tác động của môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng trên những địa bàn cụ thể nhằm đảm bảo phát triển du lịch cộng đồng bền vững. Đây là những vấn đề mà các đối tác tham gia khác ít có năng lực để thực hiện.

Các cơ quan/tổ chức tư vấn có thể ở cấp trung ương và cũng có thể ở cấp địa phương. Các cơ quan ở cấp trung ương thường có vai trò lớn hơn đối với những nghiên cứu tư vấn cấp vĩ mô hoặc phát triển du lịch cộng đồng có tính liên vùng, liên địa phương.

+ Các doanh nghiệp du lịch: là thành phần quan trọng trong hoạt động đầu tư phát

triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, cung cấp các dịch vụ du lịch cộng đồng có liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách. Tất nhiên việc xây dựng, phát triển các sản phẩm và các dịch vụ có liên quan sẽ được dựa trên kết

19

quả hoạt động của các thành phần đã phân tích trên. Tuy nhiên các doanh nghiệp du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cộng đồng nói riêng bởi đối tác này trực tiếp tham gia vào quá trình “cung” các sản phẩm du lịch cộng đồng cụ thể.

Các doanh nghiệp lữ hành, ngoài chức năng cung cấp các dịch vụ lữ hành còn có chức năng quan trọng là quảng bá các sản phẩm du lịch cộng đồng tới khách hàng (khách du lịch) thông qua văn phòng đại diện, các đại lý lữ hành của mình. Đây là vai trò quan trọng có tính “kết nối” giữa “cung” và “cầu” tạo ra một công đoạn liên tục trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng.

+ Các chủ sở hữu/chủ quản lý tài nguyên du lịch : về bản chất chính là cộng đồng

nơi phát triển du lịch cộng đồng và cũng là “đối tác” của các doanh nghiệp du lịch. Quan điểm và mức độ hợp tác của cộng đồng với các doanh nghiệp du lịch sẽ ảnh hưởng lớn đến quy mô và chất lượng sản phẩm du lịch, từ đó ảnh hưởng chung đến hoạt động phát triển du lịch cộng đồng.

Nói chung, khi mà những mâu thuẫn xung đột vẫn tồn tại trong hoạt động phát triển du lịch thì vai trò của cộng đồng càng thể hiện rõ hơn ở góc độ khai thác và bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch tại địa phương đó.

+ Khách du lịch: là đối tác quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch

cộng đồng. Khách du lịch ngoài việc “tiêu thụ” các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu cá nhân thì còn có vai trò “phản biện” đối với các sản phẩm và dịch vụ bổ sung có liên quan được tạo ra trong quá trình hoạt động phát triển du lịch cộng đồng, từ đó góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch cộng đồng bền vững thông qua vai trò “phản biện” của mình.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước ở các lĩnh vực có liên quan đến phát triển du lịch: đó là các bên có liên quan như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông,

ngân hàng, bảo hiểm, v.v. Vai trò của đối tác này có liên quan đến các ngành hạ tầng cơ sở vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến việc tạo ra các sản phẩm du lịch và việc thu hút đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng.

20

+ Các Tổ chức quốc tế: Có vai trò hỗ trợ trong lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn

nhân lực, gắn du lịch với xóa đói giảm nghèo, v.v. Vai trò của các đối tác này không chỉ ở sự giúp đỡ về vật chất mà còn ở sự giúp đỡ trao đổi kinh nghiệm, xây dựng chính sách cho phát triển du lịch ở Việt Nam. Hiện nay việc phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng ở Việt Nam đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm tài trợ từ các tổ chức quốc tế như Công đồng Châu Âu (EU), Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), v.v.

+ Các tổ chức phi chính phủ: Khác với vai trò mang tính vĩ mô của các tổ chức

quốc tế đã đề cập, các tổ chức phi chính phủ thường giúp du lịch Việt Nam trong phát triển các mô hình cụ thể, thực hiện những vấn đề cụ thể mang tính vi mô. Họ đóng vai trò là người tư vấn, hỗ trợ cho cộng đồng về CSVCKT, tài chính, cung cấp chuyên gia nhằm tạo cơ sở ban đầu cho việc phát triển du lịch tại cộng đồng. Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả, tích cực, họ sẽ trao quyền tổ chức, điều hành và giám sát cho CĐĐP.

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)