Các mô hình trong phát triển DLCĐ ở Indonesia và Malaysia

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các mô hình trong phát triển DLCĐ ở Indonesia và Malaysia

 Kinh nghiệm của Indonesia: xây dựng thành công vùng du lịch biển đảo Bali

* Nét tương đồng: Trước đây, vùng biển đảo Bali còn rất hoang sơ và kém phát

triển, tài nguyên du lịch chủ yếu là biển đảo và văn hóa truyền thống, nhưng với những chính sách đúng đắn của quốc gia và sự năng động của chính quyền địa phương, cùng sự phối hợp với các doanh nghiệp du lịch - dịch vụ, các tổ chức phi chính phủ gắn với phát triển cộng đồng sở tại đã làm thay đổi một vùng biển đảo hoang sơ thành khu du lịch biển nổi tiếng thế giới.

Indonesia được mệnh danh là đất nước “vạn đảo”, nơi có rừng nhiệt đới rộng lớn nhất Đông Nam Á và có nhiều thiên đường biển đảo đẹp, nổi tiếng trên thế giới. Chính phủ Indonesia đã định hướng cho việc phát triển du lịch bền vững bằng các chiến lược nhằm bảo tồn và duy trì đa dạng sinh học, phát huy bản sắc văn hóa độc đáo, nhờ vậy các năm qua tuy gặp nhiều thiên tai, khủng bố nhưng tốc độ phát triển của ngành kinh tế du lịch vẫn được duy trì. Năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế đạt khá cao khoảng 5,185 triệu lượt khách, thu nhập du lịch từ khách quốc tế đạt trung bình hàng năm từ 5,1 - 5,8 tỷ USD. [19, tr.32]

* Mô hình du lịch vùng biển đảo Bali:

Năm 1990, dưới sự hỗ trợ của tổ chức UNDP, dự án quy hoạch tổng thể khu du lịch được chính phủ thông qua và tiến hành xây dựng.

25

Mô hình du lịch được định hướng và xác lập với các đặc điểm:

Dự án được quy hoạch phát triển trên một vùng địa lý kinh tế cụ thể nhằm tạo ra sự phát triển cân bằng gồm 16 vùng hiện có, đồng thời bổ sung các vùng mới, vùng biển đảo, đất liền. Ở 16 vùng được chia làm ba loại chính: vùng biển phía Nam Bali, các vùng biển khác, vùng đất liền. Ba vùng có chính sách phát triển khác nhau dựa trên các đặc trưng cơ bản về thiên nhiên, cường độ phát triển, các loại hoạt động và đặc điểm nguồn khách.

Dự án bao gồm ba đặc điểm và bảy tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển bền vững gồm:

+ Ba đặc điểm:

 Duy trì các nguồn tài nguyên sản xuất

 Giữ vững bản chất văn hóa và sự cân bằng trong văn hóa  Phát triển là một quá trình tăng chất lượng cuộc sống

+ Bảy tiêu chuẩn đánh giá:  Hệ sinh thái  Hiệu quả  Công bằng  Bản sắc văn hóa  Cộng đồng  Cân bằng  Phát triển

+ Dự án du lịch Bali hội đủ các cơ hội phát triển bền vững:

 Nền văn hóa đặc sắc, giàu bản sắc, nhiều đền chùa, các điệu nhảy, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống

 Môi trường tự nhiên phong phú

 Môi trường cuộc sống hấp dẫn, sống động  Các hoạt động thúc đẩy du lịch

+ Dự án cũng đứng trước những thách thức:

26

 Phải giải quyết các vấn đề mất cân đối trong vùng thông qua đa dạng các loại hình, quy mô phát triển du lịch một cách thích hợp.

 Phải tăng cường liên kết tích cực giữa du lịch và các thành phần kinh tế khác, quản lý sự cạnh tranh giữa các ngành trong việc sử dụng nguồn tài nguyên, đảm bảo thu lợi và phân phối đồng đều trong cộng đồng.

 Phải đảm bảo chất lượng môi trường tự nhiên được duy trì, giải quyết các vấn đề xói mòn biển, cung cấp và chất lượng nguồn nước, cung cấp năng lượng và xử lý chất thải, sự thay đổi của đất, sự phá hủy rừng.

 Phải tính toán, theo dõi các quản lý các chuyển biển về văn hóa xã hội.  Phải nâng cấp cơ sở hạ tầng.

 Phải cân bằng giữa nhu cầu của du khách và dân địa phương.

+ Các chính sách làm cơ sở cho phát triển du lịch:

Có bốn yếu tố cơ bản để xác định các loại hình du lịch thích hợp cho Bali:  Loại hình thu hút: văn hóa, tự nhiên và giải trí.

 Sự phân bố giữa đất liền và bờ biển.

 Các đặc điểm của vùng: có ba loại tiềm năng du lịch khác nhau là điểm, tuyến, phạm vi rộng.

 Thực trạng phát triển: phát triển nhanh, phát triển và kém phát triển Chính phủ Indonesia đã thực hiện quy hoạch phát triển bền vững toàn vùng Bali rồi mới quy hoạch bền vững chi tiết ở địa phương và đảm bảo sự thống nhất từ vùng đến địa phương.

* Kinh nghiệm quản lý trên tầm vi mô: chính là sự hỗ trợ của chính quyền về mặt

đất đai, cơ sở hạ tầng, chính sách xúc tiến quảng bá hướng dẫn lập quy hoạch… Các doanh nghiệp du lịch ở Indonesia đã phối hợp chặt chẽ với các ngành kinh doanh khác và các địa phương để khai thác các yếu tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, phối hợp hài hòa giữa các loại hình du lịch nhờ vậy nhiều vùng miền ở Indonesia luôn có những sản phẩm du lịch đặc thù và đa dạng.

Dưới sự hỗ trợ của các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp du lịch, các hợp tác xã, các tổ chức cộng đồng địa phương đã chủ động xây dựng nội dung quy hoạch

27

phát triển cho các khu du lịch do mình quản lý dựa theo các tiêu chí thống nhất gồm:

i. Đánh giá sự giàu có và độc đáo của tài nguyên du lịch hiện có (Hệ sinh thái, thực, động vật đặc hữu và cảnh quan thiên nhiên, nền văn hóa truyền thống và các di sản,…)

ii. Nền văn hóa truyền thống bản địa (yếu tố đa văn hóa kết hợp) iii. Nhu cầu của khách du lịch, các sản phẩm chủ lực

iv. Cung cấp các lợi ích kinh tế xã hội nhằm cải thiện cuộc sống cho cộng đồng địa phương trong quá trình hoạt động

v. Các mối đe dọa đến HST, ô nhiễm khi khai thác tài nguyên

vi. Đầu tư cơ sở hạ tầng, gắn kết với hệ thống giao thông đến các khu du lịch vii. Phạm vi đất đai được giao hoặc thuê

Một kinh nghiệm quan trọng được rút ra là việc tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên du lịch nhân văn với sự tham gia chủ động của cộng đồng nhằm tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa đáp ứng cho du khách (trùng tu chùa chiềng, đền đài-nhà cửa, khôi phục lễ hội văn hóa truyền thống). Phát triển du lịch dựa vào yếu tố văn hóa đã giúp người dân trong cộng đồng tự hào về bản sắc văn hóa của mình hơn, ý thức được du lịch không chỉ để cải thiện kinh tế mà còn là công cụ để bảo tồn, được sử dụng để quảng bá triết lý phát triển bền vững (vùng Ubud-Bali). [19, tr.31-35]

 Kinh nghiệm của Malaysia: phát triển loại hình du lịch Homestay

* Nét tương đồng: Vùng DHCNTB hiện có trên 1.040 làng bản, trong đó có khoảng

400 làng nông nghiệp, ngư nghiệp ven biển có điều kiện có thể triển khai loại hình du lịch Homestay, hiện tại loại hình này đang dần thu hút khách tại các làng ven biển thuộc tỉnh Khánh Hòa nhưng việc khai thác còn nhiều bất cập vì địa phương và các công ty du lịch chưa có kinh nghiệm triển khai.

Malaysia là một quốc gia rất coi trọng đến phát triển du lịch, theo thống kê của UNWTO trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương, lượng khách quốc tế đến Malaysia chiếm hàng thứ hai chỉ sau cường quốc du lịch là Trung Quốc. Du khách khi đến Malaysia thường chọn các tour dạng DLST, và một trong các loại hình du lịch được ưa chuộng phải kể đến du lịch Homestay. Với loại hình này, du khách sẽ

28

được sinh hoạt chung nhà với người dân bản địa như một thành viên trong gia đình và trải nghiệm cuộc sống hằng ngày để biết về văn hóa của người dân nơi đó. Bắt đầu được triển khai từ những năm 1980, đến nay loại hình du lịch Homestay đã phát triển rộng rãi ở 13 bang trên toàn quốc với gần 3300 hộ dân từ 230 ngôi làng khắp cả nước. Hàng năm đón hơn 160.000 lượt du khách trong đó có 30.000 khách quốc tế đến chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Úc mang lại nguồn thu trên 16 triệu USD cho các hộ tham gia.

Kết quả thu được tại 5 bang có loại hình Homestay phát triển nhất năm 2009: Bảng 1.1 Tình hình hoạt động Homestay tại 5 Bang/ Tỉnh của Malaysia

Bang/Tỉnh Số làng tham gia Tổng lượng khách đến (Lượt khách) Khách quốc tế Khách nội địa Doanh thu (RM) Selangor Jahore N.Sembilan Sabah Sarawak 18 18 26 39 21 17.543 22.342 13.043 4.509 10.480 7.301 4.635 2.939 2.295 2.245 10.242 17.707 10.104 2.214 8.235 917.440 1.054.805 1.068.592 605.708 413.823 (nguồn MOTOUR, 2010)

Các bài học kinh nghiệm về triển khai Homestay được nhìn nhận trên các góc độ gồm:

* Kinh nghiệm ở tầm vĩ mô:

Để thực hiện thành công các chương trình phát triển du lịch Homestay, Bộ Du lịch Malaysia (MOTOUR-Ministry of tourism) đã chủ động yêu cầu có sự nỗ lực gắn kết chung giữa các cấp độ khác nhau của chính quyền các cấp, của khu vực tư nhân, và các cộng đồng địa phương. Một hiệp hội Homestay Malaysia chuyên trách được thành lập, trong đó bao gồm đại diện thành viên Chính phủ liên bang, chính quyền địa phương, đại diện khu vực tư nhân và tổ chức phi Chính phủ, Ủy ban này được MOTOUR mới tham vấn chính về kế hoạch chương trình Homestay quốc gia.

29

Hiệp hội Homestay đã đề xuất về phía chính quyền các cấp có trách nhiệm đóng góp để thực hiện chương trình với các nhiệm vụ cụ thể như:

+ Đề xuất hướng dẫn, chính sách phát triển chương trình Homestay cụ thể cho các bang, tỉnh.

+ Cấp phép cho các làng và các hộ thành viên tham gia chương trình

+ Cung cấp ngân quỹ ban đầu cho đầu tư hạ tầng, hỗ trợ nâng cấp nhà cửa cho các hộ tham gia (ví dụ: hỗ trợ mỗi hộ 5.000 RM để sửa sang hệ thống toilet, bếp…)

+ Quảng bá chương trình Homestay ở trong và ngoài nước.

+ Liên hệ với các đơn vị chức trách có liên quan.

* Kinh nghiệm ở tầm vi mô:

Kinh nghiệm về chuẩn bị cho tổ chức Homestay: địa phương cùng các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn, thành lập nhóm tư vấn trực thuộc Hiệp hội, tổ chức vận động, phát hiện giúp đỡ những hộ có điều kiện tham gia, lập thủ tục cấp phép,… Sự kết hợp này thật sự có kết quả đối với các vùng nông thôn nghèo ở Malaysia. Khi xét chọn, nhóm tư vấn địa phương dựa vào 5 điều kiện mà các hộ cần hội đủ như: đường sá vào nhà thuận tiện, đầy đủ tiện nghi cho du khách như phòng ngủ, toilet, gia đình không có tiền sử về tội phạm, không bị mắc các bệnh xã hội có thể lây lan cho cộng đồng, đạt tiêu chuẩn cao về vệ sinh môi trường.

Việc chuẩn bị cho triển khai Homestay bao gồm:

+ Về phía chính quyền các bang và vùng: tổ chức huấn luyện trong vòng 7 ngày cho các hộ được cấp phép, theo các nội dung như hướng dẫn cách làm vệ sinh ngôi nhà mình sạch sẽ, an ninh hơn, cách tiếp đón du khách, trang trí lại cho thẫm mỹ hơn.

+ Về phía các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, đại diện cộng đồng dân cư địa phương: huấn luyện kỹ năng về quản lý, phát triển về dịch vụ du lịch, tạo các sản phẩm du lịch đặc thù, hướng dẫn cách sử dụng các nguồn thu có hiệu quả…

30

Các tiêu chuẩn chính để phát triển loại hình du lịch Homestay: có 3 tiêu chuẩn chính đó là: sản phẩm, thành phần tham gia và nguyên tắc tham gia.

+ Sản phẩm liên quan đến việc thu hút du khách như: cảnh quan thiên nhiên, tập quán truyền thống, kiến trúc bản địa, di tích lịch sử, nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ, âm nhạc và hoạt động văn hóa, ẩm thực, hoạt động sản xuất nông nghiệp cổ truyền và các lễ hội đặc biệt được tổ chức hàng năm …

+ Thành phần tham gia: đây là yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình, các chủ hộ, thành viên khác chủ động tham gia chương trình với vai trò của người lãnh đạo như là một doanh nghiệp thực thụ và đảm nhận nhiều công việc cụ thể trong nhóm. Bên cạnh đó cần khuyến khích những người địa phương khác cùng tham gia đầu tư cho hoạt động du lịch, phát triển các dịch vụ …

+ Nguyên tắc tham gia: được Hiệp hội soạn thảo dựa trên sự thảo luận kỹ của những người tham gia, của doanh nghiệp du lịch, của chính quyền các cấp trên tinh thần xuyên suốt hệ thống, thống nhất cao, phải xuất phát từ tâm tư trách nhiệm của những người liên quan để bảo đảm phát triển bền vững.

Như vậy, đối với các vùng ven biển đảo Việt Nam nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng thì các mô hình du lịch dựa vào cộng đồng như trên sẽ là những bài học có giá trị thực tiễn và đóng góp kinh nghiệm quý giá cho các nhà quản lý, hoạch định chiến lược phát triển du lịch tham khảo ứng dụng. [19, tr.35-38]

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)