Thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 52)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa

2.1.3.1 Lượt khách:

+ Về tình hình khách du lịch quốc tế:

Biểu đồ 2.1 Tình hình hoạt động KDDL tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2009-2013 Biểu đồ trên cho thấy tốc độ tăng trưởng du lịch của tỉnh Khánh Hòa trong 5 năm trở lại đây tương đối cao và ổn định. Tính từ năm 2009 đến 2013, số lượng khách quốc tế trong 5 năm đã tăng gấp 2,5 lần, từ 281.202 lượt năm 2009 đến năm 2013 đạt 711.858 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong thời kì này là 26,47% .

Tuy nhiên, lượng khách du lịch quốc tế đến Khánh Hòa còn chiếm tỉ trọng nhỏ so với khách quốc tế đến Việt Nam, bình quân 7,45% ( Năm 2011: Việt Nam 6.014.032 lượt khách trong khi Khánh Hòa là 440.390 lượt khách , chiếm 7,32%; Năm 2010: Việt Nam 5.049.855 lượt khách trong khi Khánh Hòa là 384.979 lượt khách, chiếm 7,62%). 1,562,561 1,880,000 2,255,000 2,570,000 3,951,616 1,298,878 1,456,280 1,639,618 1,787,290 2,288,230 281,202 384,979 440, 390 530,660 711,858 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng doanh thu (triệu đồng) Tổng số khách du lịch nội địa (lượt khách) Tổng số khách du lịch quốc tế (lượt khách)

45

+ Về tình hình khách nội địa

Nhờ vào những lợi thế to lớn về nguồn tài nguyên du lịch, nhất là du lịch biển nên Khánh Hòa hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch nội địa. Từ năm 2009- 2013 tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về khách du lịch nội địa khá cao, khoảng 13,42%, đặc biệt sau khủng hoảng kinh tế vào năm 2012 thì năm 2013 lượng khách du lịch nội địa có phần hồi phục với mức tăng trưởng cao nhất trong thời kỳ này đạt 2.288.230 lượt khách tăng 28,02% so với năm 2012.

Bảng 2.5 Khách du lịch đến Khánh Hòa giai đoạn 2009 – 2013

Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 1. Tổng số lượt khách Lượt khách 1.580.080 1.840.259 2.180.008 2.317.950 3.000.088 - Số lượt khách quốc tế Lượt khách 281.202 384.979 440.390 530.660 711.858 - Số lượt khách nội địa Lượt khách 1.298.878 1.456.280 1.639.618 1.787.290 2.288.230 2. Số ngày lưu trú bình quân Ngày 2,09 2,19 2,09 2,25 2,19

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở VHTT&DL Khánh Hòa các năm (2009-2013)

Bảng 2.6: So sánh lượt khách lưu trú tại các điểm đến

Đơn vị tính: Lượt khách Điểm đến Năm 2009 2010 2011 Tổng số Khách QT Tổng số Khách QT Tổng số Khách QT Khánh Hòa 1.580.080 281.202 1.840.259 384.979 2.180.008 440.390 Quảng Ninh 1.652.867 924.934 2.072.000 1.083.000 2.574.000 1.172.000 Đà Nẵng 1.350.000 300.000 1.725.839 374.550 2.350.000 500.000 Bà Rịa – Vũng Tàu 6.400.000 225.000 8.435.000 320.000 9.610.000 365.000

46

Nhìn chung, lượng khách đến với Khánh Hòa tuy đã có những bước phát triển khá trong những năm gần đây song so với hoạt động du lịch chung của cả nước thì lượng khách đến còn chưa phản ánh đúng tiềm năng hiện có. Số lượng khách đến Khánh Hòa còn ít và phát triển chậm hơn so với những điểm đến tương đồng khác, đặc biệt là số lượng khách lưu trú và số ngày lưu trú của khách. Điều này cho thấy hoạt động du lịch tại Khánh Hòa còn chưa thật sự đa dạng nhằm thu hút khách lưu lại dài ngày; hệ thống dịch vụ du lịch và dịch vụ đi kèm chưa phát triển.

2.1.3.2. Về doanh thu

Bảng 2.7 Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2009 - 2013 Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 1. Doanh thu du lịch Tỷ đồng 1.562 1.880 2.252 2.570 3.951 2. Tốc độ tăng trưởng % 20,35 19,78 14,1 53,7

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa, Sở VHTT&DL Khánh Hòa

Theo thống kê của Sở VH TT&DL tỉnh Khánh Hòa, doanh thu du lịch trong năm 2013 đạt hơn 3.951 tỷ đồng tăng 53,7% so với năm 2012 và vượt 31,72% so với kế hoạch. Trong giai đoạn 2009 đến 2013, tuy du lịch vẫn ảnh hưởng bởi tình hình suy thoái kinh tế nhưng từ số liệu từ biểu đồ 2.8, có thể thấy doanh thu giai đoạn này vẫn tăng khá tốt với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 26,9%. Tuy nhiên, bên cạnh sự bứt phá vượt bậc trong năm 2013, du lịch tỉnh Khánh Hòa vẫn cần nỗ lực thêm rất nhiều trong việc kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá và cần hướng tới một sự phát triển bền vững không chỉ về kinh tế mà còn là xã hội và môi trường trong du lịch.

47

2.1.3.3. Cơ sở lưu trú

Trong những năm gần đây, ngoài việc chú trọng đến chất lượng dịch vụ du lịch thì hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tại Khánh Hòa cũng không ngừng phát triển.

Tính đến 11/2013, tổng số cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh gần 550 cơ sở với hơn 14.949 phòng. Trong đó có 07 khách sạn 5 sao - 1.216 phòng; 06 khách sạn 4 sao - 1.101 phòng; 35 khách sạn 3 sao - 2.664 phòng, còn lại là các cơ sở từ 2 sao trở xuống. Như vậy, với hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không ngừng nâng cao về số lượng và chất lượng, Khánh Hòa đang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, công tác bình ổn giá phòng cũng như tạo được môi trường kinh doanh du lịch lành mành vẫn là yếu tố quan trọng và cần thiết để du lịch Khánh Hòa khẳng định thương hiệu của mình.

2.1.3.4. Nguồn nhân lực du lịch

Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch là yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Theo tổng hợp điều tra của nhóm nghiên cứu trong “ Chương trình phát triển nguồn nhân lực tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020” thì từ năm 2006 đến 2010 số lượng lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên, đầu bếp…) tăng lên hàng năm nhưng chất lượng người lao động vẫn chưa cao. Trong tổng số 14.168 người lao động năm 2010 thì số người chưa qua đào tạo chiếm tới 32,7% trong khi đó chỉ có 4.141(28,38%) người lao động có trình độ đại học – cao đẳng.

Bên cạnh đó, với lực lượng lao động gián tiếp trong ngành (các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà giáo, nhà nghiên cứu) thì thực tế cho thấy ít có người được đào tạo đúng ngành về du lịch hay còn hạn chế về kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch. Trong tổng số 684 doanh nghiệp hoạt động trong năm 2010 thì chỉ có 120 người lao động (0,85%) được đào tạo sau đại học; hay trong số người lao động trong khối hành chính sự nghiệp cũng chỉ có 3 người lao động (7,5%) được đào tạo sau đại học. [20, tr.12 - 13]

48

2.1.3.5. Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch Khánh Hòa

+ Những thành tựu đạt được

- Trong những năm qua ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa đã có sự tăng trưởng tích cực. Quy mô, số lượng các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú hay số lượng khách đều đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ cấu ngành du lịch đang thay đổi theo hướng đa dạng hóa các loại hình du lịch, các tour, tuyến du lịch, sản phẩm du lịch đang dần hình thành nét đặc trưng riêng.

- Góp phần vào việc phát triển kinh tế chung của tỉnh, nếu như tổng sản phẩm của ngành du lịch năm 2003 là 572.429 triệu đồng, thì đến 2013 là 3.951.616 triệu đồng, gấp 6,9 lần so với năm 2003.

+ Những hạn chế

- Tài nguyên biển đảo Khánh Hoà tuy có nhiều tiềm năng song chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả và bền vững. Vẫn còn nhiều người dân và cả du khách chưa ý thức việc phải bảo vệ biển như các hiện tượng neo đậu tàu thuyền, xả rác thải, tràn dầu đã tác động đến môi trường biển nói chung gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến nguồn lợi lâu dài. Do đó, công tác quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên biển, hải đảo ở Khánh Hòa cần được đẩy mạnh và gắn kết chặt chẽ với công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phát huy các thế mạnh, tiềm năng tài nguyên biển và hải đảo.

- Quá trình đầu tư, triển khai hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch vẫn chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ có sản phẩm du lịch chất lượng cao còn ít, đã ảnh hưởng đến số lượng khách, mức chi tiêu bình quân cũng như số ngày nghỉ của du khách tại địa phương.

- Hoạt động xúc tiến, quảng bá chưa có tính chuyên nghiệp cao và bài bản. - Hoạt động lữ hành chủ yếu khai thác nguồn khách trong tỉnh, chưa trực tiếp khai thác các tour du lịch quốc tế.

49

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn chưa chặt chẽ. Việc giá cả dịch vụ du lịch trong các ngày lễ, Tết tăng cao trong khi chất lượng dịch vụ kém chưa được khắc phục.

- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay về cả số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra còn thiếu cán bộ quản lý giỏi, nhân viên phục vụ có kỹ năng chuyên môn cao, ngoại ngữ giao tiếp còn yếu.

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)