7. Kết cấu của luận văn
1.4.2. Không gian hoạt động phát triển DLCĐ ven biển-hải đảo
Có thể chia các khu vực không gian hoạt động cơ bản cho hoạt động du lịch vùng ven biển-hải đảo gồm: vùng ven biển; vùng nước biển ven bờ; vùng trên đảo.
+ Vùng ven biển: là nơi giao thoa giữa yếu tố biển và lục địa, nơi thiết lập các cơ
sở hạ tầng dịch vụ cho hoạt động DLCĐ biển đảo (tạo các cảnh quan sinh thái và chắn gió cát, đường sá, bến cảng, nhà bán hàng lưu niệm, nhà cộng đồng,…). Các loại hình khai thác tổng hợp bao gồm: du lịch khám phá văn hóa làng biển, tham gia nghỉ dưỡng biển, tham gia các hoạt động thể thao biển và giải trí trên bờ, tham gia sinh hoạt cộng đồng với các ngư dân sống ven biển (lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Nghinh Ông Nam Hải, lễ tế tại các vạn chài, homestay ở các làng chài ven biển và các làng chài nông ngư kết hợp…)
+ Vùng nước biển ven bờ bao gồm vùng nước mặt và dưới biển: đối với khu vực
mặt nước có thể tổ chức khai thác các loại hình: thưởng ngoạn, câu cá, câu mực bằng thuyền; thưởng thức đặc sản trên bè nổi, tham gia đánh bắt hải đặc sản trên biển cùng ngư dân, các môn thể thao mạo hiểm trên biển như: đua thuyền, lặn biển…
Đối với khu vực dưới biển có thể tiếp cận đối tượng, đòi hỏi phải có các thiết bị chuyên dụng, các loại hình khai thác phổ biến hiện nay là: lặn khảo sát khám phá, nghiên cứu khoa học, xem săn bắt hải sản ở các rạn san hô, hang động biển, lặn khám phá các quần thể san hô, cá biển…
+ Trên đảo: bên cạnh các giá trị cảnh quan nổi, quanh đảo còn quy tụ các HST
biển-ven biển quan trọng nguồn lợi hải sản, đối với phát triển nghề cá và du lịch sinh thái biển. Trên đảo có các làng cá, di tích văn hóa và lịch sử thuần
35
Việt phản ánh “văn hóa làng chài” và “văn minh biển cả” góp phần tạo ra các giá trị cho phát triển du lịch cộng đồng.
Tiểu kết chương 1
Chương một đã hệ thống lại cơ sở lý luận phát triển DLCĐ vùng ven biển-hải đảo. Những khái niệm chính có liên quan như: cộng đồng địa phương; du lịch cộng đồng; không gian phát triển du lịch vùng ven biển. Các đặc trưng riêng của cộng đồng ven biển đảo được đề cập với những nét đặc sắc về văn hóa, về phương thức sống trong điều kiện KT-XH còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, những tiền đề cho phát triển DLCĐ đã được làm rõ thông qua các nguyên tắc, điều kiện và các thành phần quan trọng tham gia vào hoạt động DLCĐ. Về mặt thực tiễn, luận văn cũng đã đưa ra các mô hình phát triển DLCĐ tham khảo trên thế giới và tại Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm xây dựng mô hình DLCĐ phù hợp nhất có thể áp dụng cho các vùng ven biển và hải đảo trong phạm vi địa phương và mở rộng ra cả nước.
Tóm lại, phát triển DLCĐ đang được quan tâm và trở thành xu hướng cho các địa phương nhằm phát triển du lịch bền vững. Hiện nay, khi các địa phương ven biển đều coi du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì sự phát triển DLCĐ sẽ là sự lựa chọn nhằm giải quyết những mâu thuẫn nội tại giữa du lịch đại chúng và việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. Phát triển DLCĐ được xem là một hình thức phát triển du lịch có trách nhiệm không chỉ đảm bảo các lợi ích hiện tại cho các tầng lớp cư dân trong xã hội mà nó còn cho các thế hệ mai sau. Đặc biệt, với những người dân vùng biển đảo, còn nhiều khó khăn thì việc tiếp cận với những kiến thức, thêm ngành nghề mới sẽ là một hình thức giảm nghèo có hiệu quả và mang tính nhân văn sâu sắc.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÙNG VEN BIỂN – HẢI ĐẢO TỈNH KHÁNH HOÀ