Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch

* Mục tiêu: Thu hút tất cả mọi đối tượng trong cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch bằng các chính sách hỗ trợ, các giải pháp nâng cao thu nhập cho tất cả các thành viên và một cơ chế chia sẽ lợi nhuận công bằng bền vững.

* Nội dung thực hiện:

Trong việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch cộng đồng, những thông tin liên quan đến mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của du lịch cộng đồng cần phải được chuyển tải đến mọi thành viên của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên giúp cho tất cả các thành viên cộng đồng và các bên liên quan cảm thấy chính họ là một phần của một tổ chức, được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định cho đến quá trình thực hiện dự án. Quá trình duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên này có thể tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, nhất là thời điểm bắt đầu xây dựng du lịch cộng đồng nhưng về lâu dài sẽ giúp cho cộng đồng địa phương có thể hoạt động một cách hiệu quả và tự tin dựa trên nền tảng cơ cấu đội ngũ và quy chế sẵn có.

Cũng cần phải có các chính sách hỗ trợ ban đầu cho cộng đồng ven biển đảo để người dân có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vật chất của mình (nhà, phương tiện vận chuyển...) phục vụ du lịch, bên cạnh đó cũng tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về du lịch để cộng đồng có thể được tham gia những công tác nghiệp vụ như hướng dẫn viên (đặc biệt trong hoạt động du lịch sinh thái), nấu ăn

91

(đặc biệt là các món ăn đặc sản địa phương), làm buồng... hoặc những công việc khác như dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ…

Để việc thực hiện mô hình DLCĐ đạt kết quả và nhằm hạn chế những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu trong hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt để giảm áp lực tác động của cộng đồng đối với tài nguyên và môi trường du lịch do hoạt động khai thác cho cuộc sống sinh hoạt, cần thiết phải tạo cho cộng đồng cơ hội được tham gia một cách tích cực nhất vào các hoạt động du lịch bao gồm:

- Hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng phục vụ cho hoạt động du lịch như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ song mây, mành ốc, đan lưới... - Tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn cộng đồng, đón khách, phục vụ nhu cầu lưu trú của khách với sự hỗ trợ của Ban quản lý các khu du lịch, các công ty lữ hành và chính quyền địa phương.

- Tham gia các dịch vụ du lịch như ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ sản phẩm địa phương, cho thuê thuyền thúng, thuyền đáy kính…

- Tham gia vận chuyển khách, hàng hoá cho khách từ trung tâm đón tiếp du lịch đến các điểm tham quan, vui chơi giải trí, nghiên cứu...

- Khuyến khích cộng đồng phát huy các giá trị văn hoá truyền thống như hoạt động lễ hội, ca nhạc... để phục vụ du lịch. Tuy nhiên cần có biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hoá truyền thống bản địa từ phía du khách và việc thương mại hoá những giá trị này từ phía các nhà tổ chức, phát triển du lịch.

- Tổ chức sản xuất, thu mua các thực phẩm, hoa trái nông sản phục vụ nhu cầu du lịch.

Từ những lợi ích cụ thể mà cộng đồng có được thông qua hoạt động du lịch, cộng đồng sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và nhân văn trong phát triển du lịch. Như vậy việc thực hiện mô hình DLCĐ sẽ ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn.

92

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)