7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Khái quát về khu vực nghiên cứu
2.2.1.1. Đặc điểm chung về KT-XH khu vực nghiên cứu
Cộng đồng các đảo thuộc KBTB Vịnh Nha Trang
Vịnh Nha Trang nằm ở ngay trung tâm thành phố Nha Trang, là vịnh biển lớn thức hai sau vịnh Vân Phong với diện tích khoảng 400km2 [9, tr20]. Phía Đông và phía Nam vịnh được giới hạn bằng một vòng cung gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ bao quanh, trong đó có 7 đảo lớn gồm: Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Cau(Hòn Hố) và Hòn Vung (Hòn Đụn). Đảo lớn nhất là Hòn Tre rộng 3250 ha và Hòn Nọc là đảo nhỏ nhất có diện tích khoảng 4 ha. Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 13.000 ha và có nhiều hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Vì tính đa dạng sinh học mà khu vực vịnh được “ưu tiên” trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch. Hình 1: Bản đồ các đảo Vịnh Nha Trang
50
+ Về tình hình kinh tế: các hoạt động kinh tế chính của cộng đồng cư dân nơi đây là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch, giao thông tàu biển, khai thác tổ chim yến. Các hoạt động này diễn ra song song và đồng thời cùng với nhau. Thực tế, các hoạt động cho du lịch biển hay giao thông tàu biển diễn ra có phần thuận lợi hơn công việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Sự suy giảm nguồn lợi do hoạt động đánh bắt không bền vững, công nghệ đánh bắt lạc hậu hoặc nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch đã gây nhiều khó khăn trong đời sống của cộng đồng cư dân các khóm đảo.
+ Tình hình dân cư: hiện có sáu khóm đảo trong KBTB Vịnh Nha Trang, bốn trong số đó nằm trên đảo Hòn Tre là Bích Đầm, Đầm Bấy, Vũng Ngán và Vũng Me. Các khóm đảo còn lại là Hòn Một trên đảo Hòn Một và Trí Nguyên nằm trên đảo Hòn Miếu. Có khoảng 1041 hộ với 4.695 nhân khẩu sống trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Dân cư sinh sống ở đây không phải là người dân gốc địa phương mà từ những vùng biển khác tới và định cư.
Bảng 2.8 Dân cư địa phương sống trên các đảo thuộc Vịnh Nha Trang Tên đảo Diện tích (m2) Dân số
Số hộ Số người Hòn Tre 32.553.392 · Vũng Ngán 110 550 · Bích Đầm 192 865 · Đầm Bấy 60 158 Hòn Miếu 1.047.670 · Trí Nguyên 657 3.042 Hòn Một 501.826 22 80
Hòn Mun (KBTB) 1.316.020 Do ở đây nằm trong vùng lõi khu vực khu bảo tồn biển, đồng thời có những đảo được sử dụng chuyên về du lịch nên hầu như không có người dân sinh sống.
Hòn Nọc 40.081
Hòn Rơm 9.179
Hòm Tằm 1.162.315
51
+ Về giáo dục: phần lớn người dân trong và trên độ tuổi lao động chỉ mới học xong tiểu học và số ít còn lại là hoàn thành bậc học phổ thông. Tình trạng bị cô lập và tỷ lệ cao người có học vấn thấp đã ngăn cản họ tiếp cận với các thông tin cần thiết về phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
+ Về điều kiện sống: do vị trí địa lý cách biệt đất liền và chưa có công trình công cộng nào được đầu tư nên người dân ở đây không được tiêu dùng điện, nước với giá Nhà nước mà phải sử dụng với mức giá rất cao (Nước 65.000 đồng/ khối, chi phí điện khoảng 100.000 đồng/ tháng nhưng chỉ dùng từ 18g đến 22g để xem tivi và thắp sáng). Một số hộ dân tự trang bị máy phát điện riêng phục vụ cho sản xuất như chạy máy may, và lưới cá hay sạc bình…Người dân trên đảo chủ yếu sống nhờ nước mưa và nguồn nước mua về từ đất liền vì nguồn nước từ giếng đào là nước lợ và không thể dùng để uống mà chỉ dùng để giặt giũ và nấu nướng. Rác và các chất thải của con người cũng là vấn đề môi trường nổi cộm do người dân sống trong KBTB Vịnh Nha Trang còn vứt rác thẳng xuống biển và chỉ có một số hộ ít ỏi có nhà vệ sinh riêng.
Cộng đồng đảo Bình Ba - Tp.Cam Ranh (Vịnh Cam Ranh)
Đảo Bình Ba thuộc xã Cam Bình, cách trung tâm thành phố Cam Ranh 7 hải lý gồm 3 thôn: thôn Bình Ba Đông, thôn Bình Ba Tây và thôn Bình An. phía Bắc giáp cửa nhỏ vịnh Cam Ranh, phía Nam giáp cửa lớn vịnh Cam Ranh, phía Đông giáp biển đông, phía Tây giáp vịnh Cam Ranh.
Nằm trong khu vực vịnh Cam Ranh, đảo Bình Ba có nhiều điều kiện về tự nhiên và văn hóa rất thuận lợi cho phát triển cho du lịch. Những đỉnh núi Hòn Dự, Hòn Cò, núi Bãi Vè,.. hay những bãi biển hoang sơ như Bồ Đề, Nhà Cũ, Cây Me, Bãi Nồm,… đã tạo cho Bình Ba sự đa dạng về phong cảnh. Bên cạnh đó du khách còn bị hấp dẫn bởi nét văn hóa độc đáo của những cư dân làng chài như văn hóa tâm linh, các lễ hội vùng biển, các di chỉ khảo cổ và đặc biệt là sự bình dị, gần gũi của con người nơi đây.
52
Hình 2: Bản đồ khu vực vịnh Cam Ranh
+ Đặc điểm kinh tế: Thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu từ 2 nguồn chính là đi biển và nuôi tôm hùm lồng. Theo anh Trần Văn Hóa - Chủ tịch UBND xã Cam Bình, tính đến cuối năm 2013, Cam Bình có khoảng 339 chiếc tàu, thuyền, với công suất 7488 CV. Sản lượng đánh bắt hàng năm từ 4500 tấn đến 5000 tấn hải sản các loại. Về nuôi trồng: nuôi hải sản trên địa bàn xã chủ yếu là tôm hùm lồng, bè với tổng số lồng nuôi là 4500 lồng (trong đó có 100 bè), lượng tôm thịt bán ra bình quân hàng năm 150 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 100 tỷ đồng. Ngoài ra, sự phát triển của du lịch trong 2 năm trở lại đây cũng đã tạo nguồn sinh kế mới cho cư dân. Nhìn chung kinh tế thủy sản là ngành động lực của xã trước mắt cũng như lâu dài.
+ Tình hình dân cư: Cũng theo anh Trần Văn Hóa thì đảo Bình Ba hiện có gần 4.000 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo năm 2013 là 2,56% với mức thu nhập bình quân từ các hoạt động kinh tế là 30- 35 triệu đồng/ năm.
+ Về giáo dục: hiện nay, trên đảo Bình Ba có hệ thống trường lớp từ bậc mầm non đến trung học cơ sở. Vì điều kiện phải vào đất liền để học lên cấp 3 nên còn nhiều em học sinh chỉ học hết lớp 9 thì theo cha đi biển.
53
+ Về điều kiện sống: người dân trên đảo hiện nay vẫn phải dùng nước sinh hoạt được lấy từ hơn 100 giếng đào và khoan. Nước uống thì được người dân tích trữ nước mưa tại các bể chứa. Tuy nhiên hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng thiếu nước uống và nước sinh hoạt khiến người dân phải mua nước ngọt từ đất liền chở ra đảo với giá 5.000 đồng/thùng 20 lít. Với chương trình xây dựng nông thôn mới, đảo Bình Ba cũng đã có hệ thống đường dây điện ổn định; trạm y tế, nhà cộng đồng, trường học được xây dựng mở rộng và khang trang.
Cộng đồng làng ven biển xã Vạn Hưng - Huyện Vạn Ninh (Vịnh Vân Phong) Xã Vạn Hưng nằm trong Khu Bảo vệ Hệ Sinh Thái Biển Rạn Trào (KBVHSTB Rạn Trào), tiếp giáp bên bờ vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang khoảng 55km. Xã Vạn Hưng là địa phương ven biển nằm ở phía Nam của huyện Vạn Ninh. Phía Bắc giáp xã Xuân Sơn, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây và phía Nam giáp huyện Ninh Hòa.
Hình 3: Bản đồ khu vực vịnh Vân Phong
Vạn Hưng có 14km bờ biển với 13 rạn san hô lớn nhỏ, khu vực gần bờ nơi có độ sâu từ 40 - 70m trở ra có các thảm cỏ biển rất phong phú, là nơi trú ẩn và sinh sản của nhiều loài thuỷ sản quan trọng. Địa hình của Vạn Hưng là vùng ven biển độ dốc tương đối lớn và có những dãy núi ăn ra sát biển. Phía biển cũng có những hòn đảo với các rạn san hô rất phát triển.
54
+ Đặc điểm kinh tế: Cơ cấu kinh tế của xã Vạn Hưng là nông – lâm – ngư nghiệp và dịch vụ khác và phân chia theo tỷ lệ như sau: nông nghiệp: 55%; ngư nghiệp : 35%; các ngành nghề khác: 10%.
Ngoài hoạt động trồng trọt và chăn nuôi gia súc, người dân xã Vạn Hưng cũng tham gia các hoạt động dịch vụ như buôn bán, cung ứng thủy sản du lịch. Về ngư nghiệp, xã Vạn Hưng là một trong hai vùng trọng điểm nuôi tôm hùm của huyện, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Xuân Tự 1 và Xuân Tự 2.
Bảng 2.9: Số hộ tham gia các ngành nghề ở xã Vạn Hưng Số
TT
Chỉ tiêu Đơn vị
tính
2008
1 Số hộ chuyên nông nghiệp hộ 650
2 Số hộ tham gia đánh bắt thủy sản hộ 94
3 Số hộ tham gia nuôi trồng thủy sản hộ 1.625
4 Số hộ công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp hộ 56
5 Số hộ dịch vụ hộ 131
Nguồn: MCD
+ Tình hình dân cư: Xã Vạn Hưng có diện tích tự nhiên khoảng 48,2 km2 và được phân chia thành 6 thôn, gồm Xuân Tự 1, Xuân Tự 2, Xuân Vinh, Hà Già, Xuân Đông và Xuân Tây, trong đó có 5 thôn Xuân Tự 1, Xuân Tự 2, Xuân Vinh, Hà Già và Xuân Đông là tiếp giáp với biển. Dân số xã Vạn Hưng có khoảng 10.470 người, trong đó riêng phụ nữ có 5.404 người (chiếm khoảng 52% dân số). Mật độ dân số trung bình là 217 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm 2008 là 0,5%.
Theo kết quả thống kê năm 2008 của UBND xã Vạn Hưng, toàn xã có tổng cộng là 2.184 hộ gia đình, trong đó số hộ nghèo là 409 hộ (chiếm 18% tổng số hộ của xã). Số hộ nghèo phân bổ đều ở các thôn, tuy nhiên, ở thôn Xuân Tự 1 là nhiều nhất 82 hộ.
55
+ Về giáo dục: Toàn xã có 2 trường tiểu học và một trường THCS dành cho học sinh cấp hai. Những học sinh muốn chuyển lên cấp PTTH thì phải lên thị trấn Vạn Giã để nhập học.
+ Về điều kiện sống: Do nằm trong đất liền nên làng ven biển xã Vạn Hưng có thuận lợi hơn các xã đảo khác về hệ thống điện, nước. Xã Vạn Hưng hiện có 1 trạm y tế xã với 7 giường bệnh và 10 cán bộ y tế thực hiện công tác khám chữa bệnh cho người dân. Từ năm 2006 đến nay, dự án "Phát triển DLSTCĐ như một sinh kế thay thế nhằm bảo tồn tài nguyên thiên nhiên” đã được MCD hỗ trợ triển khai tại thôn Xuân Tự (Vạn Hưng, Vạn Ninh). Dự án này không chỉ giúp cho người dân xã Vạn Hưng có các sinh kế mới từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, mà còn có thêm những nguồn thu nhập mới.
2.2.1.2. Tài nguyên cho phát triển DLCĐ khu vực nghiên cứu:
Tài nguyên tự nhiên
Hoạt động phát triển du lịch biển đảo dựa trên tổ hợp tài nguyên tự nhiên: nước biển trong sạch; cảnh quan địa hình đẹp và thuận lợi; không khí biển trong lành, bãi cát biển nhiều, đẹp để tạo nên một tổng thể du lịch biển hấp dẫn với nhiều loại hình như: tắm biển và nghỉ dưỡng, lặn tham quan địa hình cũng như các HST dưới nước (HST RSH), lặn thám hiểm (nghiên cứu khoa học), du thuyền, lướt ván,v.v.
Về tài nguyên sinh vật biển: Khánh Hòa với 3 vịnh biển lớn là vịnh Vân Phong,
vịnh Nha Trang và vịnh Cam Ranh, có mức độ đa dạng sinh học cao với nhiều loài cá, giáp xác, nhuyễn thể và các hệ sinh thái quan trọng như rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn. Theo con số thống kê, hiện tại ở vùng biển Khánh Hòa có rất nhiều loại sinh vật biển quý hiếm, đặc trưng bao gồm:
+ Khu BVHSTB Rạn Trào: mặc dù là một vùng biển nhỏ nằm trong vịnh Vân
Phong nhưng thành phần loài sinh vật ở đây rất phong phú và đa dạng khi so sánh với toàn bộ vịnh: 82 loài 37 giống và 14 họ san hô, 69 loài cá rạn, 114 loài cá, 30 loài thân mềm…có giá trị đa dạng sinh học và giá trị kinh tế cao.
+ Vịnh Nha Trang: là một trong những khu vực có tầm quan trọng về bảo tồn
56
có khoảng 350 loài san hô trong đó khảo sát tại 9 điểm ở vịnh Nha Trang đã ghi nhận 243 loài thuộc 62 giống và 17 họ san hô cứng. Những loài cá sống ở rạn san hô được ghi nhận có 211 loài thuộc 94 giống, 40 họ. Ngoài ra theo ngành Hải dương học ghi nhận còn có: 398 loài cá; 155 loài động vật thân mềm; 94 loài giáp xác; 37 loài da gai; và 174 loài rong biển chuyên sống trong hệ san hô. Bên cạnh đó còn có hệ sinh thái Rừng ngập mặn với khoảng 15,64ha và tập trung tại: Đầm Bấy, Bích Đầm, Đầm Già [51, tr.121]
+ Vịnh Cam Ranh: Khu vực vịnh Cam Ranh mang đặc điểm địa sinh thái của
vùng ven biển Nam Trung Bộ, mức độ đa dạng sinh học ở vịnh Cam Ranh được nghiên cứu ở một số nhóm sinh vật như san hô 118 loài, cá biển: 147 loài (Sơn, 2008) và động vật đáy: 50 loài. [38, tr.62] Ngoài ra ở vịnh Cam Ranh còn có các thành phần sinh vật khác như: thảm cỏ biển với diện tích khoảng 605ha gồm 7 loài. Rừng ngập mặn ở ven bờ có diện tích khoảng 19,11ha. [8, tr.26 - 44]
Về cảnh quan tự nhiên: Khánh Hòa là địa phương có nhiều cảnh quan và các bãi
tắm đẹp nổi tiếng. Kéo dài từ Bắc vào Nam ta có: từ Cổ Mã đến Đầm Môn có nhiều bãi tắm và các làng đảo như Đầm Môn, Ninh Đảo, Khải Lương, Vĩnh Yên và Điệp Sơn. Trong đó lý tưởng nhất là Đầm Môn với hơn 30 bãi tắm tự nhiên đẹp như Sơn Đừng, Bãi Tây, Bãi Búa, Bãi Nhàu, Bãi Lách..
Vịnh Nha Trang có đường bờ biển dài hơn 7km tạo ra nhiều bãi tắm đẹp, an toàn, là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động thể thao, giải trí, tắm biển. Bên cạnh đó, vịnh Nha Trang còn gắn với những đảo lớn nhỏ ven bờ, rất thuận lợi cho du khách tham quan, tìm hiểu các hệ sinh thái đa dạng và đời sống văn hóa cùa cộng đồng cư dân biển đảo. Một số đảo rất thu hút du khách gồm: Hòn Mun, hòn Tre, hòn Một, hòn Tằm, hòn Miễu.
Vào đến vịnh Cam Ranh các bãi tắm được hình thành với nhiều kiểu dáng, kích thước và độ sâu khác nhau, nước trong xanh, bờ cát trắng mịn, nền cát cứng như: bãi Nạn, bãi Tàu Bể, bãi Ngang, bãi Xích, bãi Ông Đụng, bãi Lếch, bãi Bồ Đề, bãi Nhà Cũ… Ngoài ra, dưới lòng vịnh là những rặng san hô tuyệt đẹp, ngoài khơi vịnh
57
có nhiều đảo nhỏ như Hòn Ngoại, Hòn Nội là những đảo có chim Yến làm tổ với tiềm năng vừa khai thác sản vật vừa phát triển du lịch tham quan.
Tài nguyên nhân văn
+ Di tích khảo cổ:
Năm 1979, trong khu vực vịnh Cam Ranh, địa điểm khảo cổ học Xóm Cồn thuộc phường Cam Linh, thị xã Cam Ranh được phát hiện và được khai quật 2 lần vào các năm 1980 và 1992. Năm 1990, trên đảo Bình Ba và đảo Bình Hưng trong vịnh Cam Ranh, các nhà khoa học đã tiến hành khai quật với quy mô lớn. Kết quả đã thu được rất nhiều di vật của cư dân cổ gồm các loại rìu đá, đồ gốm, đồ trang sức bằng lõi ốc… Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đã xác lập được một văn hóa khảo cổ có tên gọi: Văn hóa Xóm Cồn, niên đại 4.140 ± 80 năm cách ngày nay.
Năm 1993, di chỉ khảo cổ Bích Đầm trên đảo Hòn Tre cũng đã được khai quật với diện tích 186m2, có nhiều hiện vật được tìm thấy như: 81 hiện vật bằng đá cuội, võ nhuyễn thể, mảnh khuôn đúc, khuôn đúc lưỡi giáo đồng và hơn 800 mảnh gốm, đồ gốm. Qua các loại hình di vật và kết quả đo bằng C14 cho thấy: Bích Đầm là di tích cư trú thuộc văn hóa Xóm Cồn.