7. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Sự cần thiết cho việc xây dựng mô hình du lịch cộng đồng
- Theo chỉ thị 20/CT-TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa", tỉnh Khánh Hòa đã xem việc phát triển du lịch bền vững hướng về biển đảo là một chiến lược quan trọng. Việc kết hợp khai thác thế mạnh tự nhiên biển-đảo với đặc trưng về văn hóa cộng đồng vùng ven biển-hải đảo sẽ làm tăng tính đa dạng, độc đáo và bền vững cho du lịch Khánh Hòa.
- Với tiềm năng sẵn có của mình Khánh Hòa hội đủ điều kiện để hình thành và phát triển ngành du lịch biển, đảo, khó địa phương nào sánh kịp. Theo thống kê của ngành du lịch, khoảng 90% số du khách đến Nha Trang đều chọn các sản phẩm du lịch biển đảo. Tuy vậy có một thực tế rằng việc định hướng cũng như đầu tư phát triển du lịch tại địa phương dường như bỏ qua loại hình du lịch có gắn với văn hóa bản địa trong nỗ lực bảo tồn và giáo dục môi trường với sự tham gia tích cực của cộng đồng ngư dân ven biển đảo, điều này thể hiện rõ trong quy hoạch điều chỉnh phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2015, có tính đến 2020, hoàn toàn không đề cập đến mô hình phát triển du lịch cộng đồng.
3.1.2. Phân tích mô hình DPSIR làm cơ sở khoa học trong việc đưa ra phương án phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển – hải đảo Khánh Hòa
Trong những năm gần đây, trong khi hoạt động du lịch tại địa phương có những bước tiến mạnh mẽ, tỉ lệ du khách tới với Nha Trang- Khánh Hòa ngày một cao thì ngược lại hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản của cộng đồng ngư dân ven biển đảo lại liên tục gặp những điều kiện khai thác, các rủi ro do thiên tai hay do thiếu nguồn lực (nhân lực, tài chính, kỹ thuật). Việc nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tạo các sinh kế thay thế mới vừa đáp ứng được khả năng khai thác nguồn lợi vừa đảm bảo bền vững cho ngư dân là rất cần thiết.
76
Năm 1999 Tổ chức Môi trường Châu Âu (EEA) đã xây dựng mô hình Đánh giá Tổng hợp DPSIR. Đây là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu các vấn đề cho phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển-hải đảo có thể sử dụng quan điểm tương tự theo mô hình DPSIR. Cấu trúc của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5 hợp phần theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ mô hình DPSIR
Mô hình DPSIR cho nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại vùng ven biển – đảo Nha Trang – Khánh Hòa :
Lực tác động (D)
- (về mặt) Môi trường TNDL
Sự ứng xử của Xã hội (R) - Quy hoạch vùng du lịch
77 Phân tích mô hình DPSIR
(1) Lực tác động (DRIVER): Nhìn nhận hiện trạng tại các vùng ven biển và hải đảo thông qua mẫu khảo sát ở một số làng biển trên vịnh Nha Trang và làng chài đảo Bình Ba ta có thể thấy rõ cuộc sống của cộng đồng nơi đây phụ thuộc rất nhiểu vào yếu tố môi trường, đặc biệt là môi trường biển nên đời sống còn bấp bênh. Tuy nhiên, cũng với tài nguyên môi trường biển đảo, kết hợp với nét văn hóa truyền thống đặc sắc của cộng đồng ngư dân đã tạo ra những nét mới có khả năng thu hút khách du lịch.
- Một số lực tác động khác như: trình độ nhận thức của cộng đồng vùng ven biển còn thấp, các chính sách đền bù, di dời dân đi nơi khác để dùng quỹ đất vào phát triển du lịch...
78
- Sự phát triển du lịch đã tác động không nhỏ đến việc một lượng lớn ngư dân chuyển đổi từ nghề nuôi trồng, đánh bắt cá sang làm về nghề du lịch. Tuy nhiên vì trình độ chưa đáp ứng tốt nên họ sau đó họ lại quay về nghề cũ hoặc chuyển sang làm các nghề tự do khác.
(2) Áp Lực (PRESSURE): Từ những tác động kể trên cộng đồng ven biển đang phải gánh chịu những áp lực lớn để thay đổi và thích nghi. Đó là việc phải lựa chọn những sinh kế khác nhau nhằm duy trì cuộc sống. Tuy nhiên một thực tế cho thấy mức sống của cộng đồng ven biển đảo vẫn thấp, việc tiếp cận với các điều kiện về y tế, về giáo dục vẫn rất khó khăn.
- Vịnh Nha Trang trước đây được xem như ngư trường có năng suất đánh bắt cao, tuy nhiên ngày nay áp lực đánh bắt lớn hơn rất nhiều so với mức sinh thái bền vững đã làm giảm mạnh nguồn tài nguyên thủy sản
- Sự di dân của cộng đồng ngư dân làm nghề cá sang làm các ngành nghề khác đã dẫn đến hiện trạng thiếu lao động nghiêm trọng.
(3) Hiện trạng (STATE)
- Tỉ lệ hộ nghèo của các ngư dân vùng ven biển đảo vẫn rất cao so với mặt bằng chung. Theo thống kê 2008 của UBND xã Van Hưng, toàn xã có 2.184 hộ gia đình, trong đó số hộ nghèo là 409 hộ (chiếm 18%).
- Những năm gần đây do liên tục mất mùa mực,cá nên đa số ngư dân tại làng ven biển, đảo trên vịnh Nha Trang phải chuyển sang nghề tự do như: nhặt củi, phụ hồ, làm mành ốc, một số hộ buôn bán, cung cấp dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ cho du khách.
- Mức thu nhập của các hộ gia đình làm nghề biển rất bấp bênh. Theo anh Trường (thôn đảo Bích Đầm) thì những năm trước khi còn sống bằng nghề biển thì với tàu ghe của chính mình anh cũng chỉ có mức thu nhập trung bình khoảng 20 triệu/ năm; đến một năm trở lại đây thì biển mất mùa nên anh không thể sống bằng nghề được và hầu như chỉ ở nhà và ai gọi gì làm đó.
79
- Theo thống kê năm 2011 thì thành phố Nha Trang có 3.140 tàu thuyền đánh bắt thủy sản, sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 10.000 tấn, bằng 40% tổng sản lượng nguồn lợi trong vịnh. Tuy nhiên, tàu có công suất dưới 20CV có tới 1.246 chiếc, chiếm khoảng 40%; tàu có công suất trên 90CV chỉ được 471, chiếm 15% nên đội tàu khai thác trong khu vực vịnh chiếm trên 2.000 chiếc. Chính vì thế, tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ là điều không thể tránh khỏi.
- Các vấn đề về phát triển xã hội cũng gặp rất nhiều khó khăn trở ngại như trên thôn đảo Bích Đầm hiện nay chỉ có một trạm y tế xã, một trường tiểu học, lên cấp 2 thì con em trên đảo phải học tại đảo Trí Nguyên hoặc vào đất liền để tiếp tục học cấp 3. Tuy nhiên do cuộc sống quá khó khăn nên trung bình có tới 60 - 70% các em theo học hết cấp 1 rồi bỏ học, ở nhà phụ giúp gia đình.
- Cộng đồng tại một số đảo đã tự trang bị cơ sở vật chất, để đón tiếp và phục vụ khách du lịch lên đảo. Các hoạt động du lịch hiện tại chỉ mang tính tự phát và chưa có quy hoạch từ chính quyền địa phương các cấp.
(4) Tác động –Hậu quả (IMPACT)
- Không thể phủ nhận trong những năm gần đây tình hình môi trường chung chịu nhiều thay đổi bất thường làm cho nghề biển có chiều hướng suy kiệt. Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 8-2013, toàn tỉnh khai thác được 56.200 tấn thủy sản các loại, đạt 66% kế hoạch, trong đó khai thác biển đạt 52.800 tấn. Theo ông Nguyễn Văn Đẩu - Chi cục Phó phụ trách Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, năm nay nghề biển mất mùa nhất trong vòng 20 năm qua. Hầu hết các nghề khai thác biển của ngư dân đều thất bát, sản lượng đánh bắt chỉ đạt khoảng 70% so với trước đây.
- Ngoài những tác động từ thực tế biến đổi khí hậu thì cũng còn có sự hủy hoại môi trường do bàn tay con người gây ra. Đó là từ hiện trạng khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ cho đến việc đánh bắt theo hướng hủy diệt bằng các nghề cấm như giã cào, chất nổ, xung điện… đã khiến nguồn lợi trong vịnh bị đe dọa nghiêm trọng. Thêm vào đó là sự phát triển của cảng biển, phát triển du lịch cùng việc phát triển
80
thêm nhiều công cụ đánh bắt đón đầu các đàn cá di cư nên sản lượng đánh bắt trong khu vực vịnh giảm nhiều so với những năm trước.
- Ngoài ra chỉ riêng 4.600 chiếc lồng nuôi hải sản thuộc các khu vực Vũng Ngán, Hòn Một, Bích Đầm, Đầm Bấy... của hơn 360 hộ dân đã xả thẳng xuống biển khoảng 9 tấn rác/ngày bao gồm các loại rác thải, chất thải sinh hoạt, chất thải từ nguồn thức ăn thừa của tôm, cá...Bên cạnh đó, với khoảng 5.600 dân sinh sống biệt lập trên các đảo, tính ra mỗi ngày vịnh Nha Trang phải “nạp” thêm một vài tấn rác. Đồng thời, lượng rác thải từ hàng trăm chiếc tàu, thuyền chở du khách trên Vịnh Nha Trang cũng không nhỏ.
- Ngoài ra, các hoạt động du lịch tự phát của cộng đồng ven biển-hải đảo trong thời gian gần đây đã làm nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong công tác quản lý hành chính, xã hội và môi trường của địa phương.
(5) Sự ứng xử của Xã hội (RESPONSE)
- Hiện nay trọng tâm của chiến lược phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa là đưa tầm nhìn hướng biển. Từ nay đến 2020, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác liên doanh với nước ngoài, từng bước hình thành một số khu du lịch biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế và có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch biển của các nước trong khu vực. - Từ thực trạng đói nghèo nên cư dân vùng ven biển và hải đảo đã được các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ tạo ra các hình thức sinh kế mới như: phát triển nghề đan
lưới thể thao, nghề thủ công mỹ nghệ như mành ốc hay song mây thủ công (Chương trình Hợp tác Phát triển Việt Nam - Đan Mạch về Môi trường giai đoạn 2005- 2010).
- Như vậy, ngoài những sinh kế đã có, việc nghiên cứu phát triển mô hình DLCĐ sẽ là một hình thức sinh kế mới, đáp ứng tốt cho việc phát triển bền vững nói chung tại các vùng ven biển và hải đảo tỉnh Khánh Hòa.
81
3.2.1. Mục tiêu của mô hình DLCĐ vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa
- Phát huy tối đa giá trị tài nguyên tự nhiên và văn hóa biển đảo trong việc thõa mãn cho du khách, bên cạnh đó cũng góp phần làm đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch tại địa phương.
- Hỗ trợ cho cộng đồng dân cư ven biển phát triển bằng các sáng kiến về du lịch nhằm tạo thêm sinh kế mới và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Các giá trị văn hóa và tự nhiên của địa phương sẽ được đầu tư tạo thành những sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch, từ đó hỗ trợ người dân tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng, ổn định sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng ven biển đảo.
- Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tuân theo các nguyên tắc:
+ Tối đa hóa sự tham gia của CĐĐP ven biển đảo vào hoạt động du lịch + Đảm bảo phát triển bền vững các nguồn lực tự nhiên và văn hóa biển đảo + Cộng đồng dân cư hưởng các lợi ích từ phát triển du lịch
+ Chia sẻ lợi nhuận từ du lịch một cách công bằng cho cộng đồng dân cư + Bồi dưỡng năng lực cho cư dân ven biển và hải đảo
+ Hiệu quả và sự khác biệt phải được thể hiện trong quá trình phát triển mô hình.
3.2.2. Xây dựng mô hình DLCĐ vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa
Mô hình DLCĐ được xây dựng trên cơ sở xác định các vấn đề qua việc phân tích mô hình DPSIR với các yếu tố tác động và giải pháp phát triển cho cộng đồng ven biển-hải đảo Khánh Hòa. Thông qua thực trạng chung tại các vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa thì việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng dựa trên tiềm năng vốn có sẽ không chỉ giúp nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng mà còn góp phần cho phát triển du lịch một cách bền vững.
82
Du lịch cộng đồng đòi hỏi sự năng động của cộng đồng và tham gia tích cực từ các bên liên quan. Ngoài yếu tố tài nguyên, giá trị nổi trội của cộng đồng ven biển- hải đảo thì một trong những yếu tố dẫn đến thành công của DLCĐ là cơ chế tổ chức, quản lý cần phải chặt chẽ, rõ ràng và công bằng.
Trong giai đoạn đầu, cần thiết phải xây dựng một cơ chế quản lý đơn giản để tiết kiệm chi phí và có thể ra quyết định nhanh mà vẫn đảm bảo sự chính xác. Điều này rất quan trọng bởi vì cộng đồng phải có tổ chức và năng lực để phối hợp có hiệu quả.
Ta có mô hình đề xuất trên cơ sở kế thừa các mô hình du lịch cộng đồng đi trước:
Sơ đồ 3.2 Mô hình du lịch cộng đồng tại vùng ven biển đảo Khánh Hoà UBND tỉnh KH Xác định vấn đề Xây dựng dự án Phê duyệt dự án U B N D t h à n h p h ố & U B N D p h ư ờ n g /x ã Cộ n g đ ồ n g đ ịa p h ư ơ n g t ạ i p h ư ờ n g /x ã Nhà tài trợ (NGO) Ban quản lý du lịch cộng đồng Hội Phụ nữ Hội Thanh niên Sở VHTT và DL tỉnh KH Tổ Văn Nghệ Tổ hướng dẫn tham quan Tổ sản xuất hàng TCMN Tổ KD Lưu trú,Ăn Uống
83
Phân tích mô hình và vai trò của các thành phần liên quan:
Các thành phần liên quan là những người tham gia trực tiếp và gián tiếp hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động du lịch cộng đồng. Để đạt được các mục tiêu chung thì đòi hỏi các thành viên trong cộng đồng phải có sự phối hợp chặt chẽ với các đối tác bên ngoài và cán bộ quản lý trong mô hình.
Điểm xuất phát của mô hình là từ phía địa phương bao gồm UBND thành phố, UBND phường/xã và đại diện cộng đồng do dân cư địa phương bầu ra.
- UBND tỉnh là người chịu trách nhiệm trong việc phê duyệt dự án, phê duyệt quyết định thành lập và phê duyệt các đệ trình từ phía địa phương hoặc nhà tài trợ nếu dự án này đã được duyệt. UBND tỉnh còn là người đưa ra quyết định cho các cơ quan cấp tỉnh liên quan như: sở văn hóa thể thao và du lịch (Sở VHTT& DL)... hỗ trợ về mặt quản lý, đào tạo về du lịch cho điểm cộng đồng ven biển đảo.
- UBND thành phố cùng UBND xã, nhà tài trợ, người dân địa phương xây dựng và trình UBND tỉnh đề án DLCĐ; ban hành quy chế quản lý; ban hành quyết định thành lập, điều lệ tổ chức hoạt động của Ban quản lý và ban hành quyết định thành lập các tổ nhóm chính trong cộng đồng vì mục đích phát triển du lịch bền vững.
- UBND phường/xã: tham gia xây dựng đề án, xây dựng quy chế cho điểm DLCĐ. Xây dựng các tổ nhóm chính trong cộng đồng người dân vì mục đích bảo tồn. Tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ nhóm này.
- Cộng đồng địa phương tại phường/xã: Tham gia xây dựng đề án, xây dựng quy