Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình phát triển DLCĐ tại các nước

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình phát triển DLCĐ tại các nước

nước Asian và Việt Nam

 Việc phát triển DLCĐ cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành từ TW đến địa phương nhằm hoàn thiện các chính sách, cơ chế và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất.

 Về công tác quản lý cần vận dụng có hiệu quả thông qua sự phối hợp của nhà nước, doanh nghiệp, và cộng đồng cùng tham gia chia sẽ lợi ích (Win - Win model). Trong đó cộng đồng địa phương là nhân tố cơ bản tham gia với nhiều vai trò, từ việc xây dựng thể chế phù hợp với địa phương, giám sát thực hiện đến việc phân chia lợi nhuận hướng đến mục tiêu bảo tồn các giá trị cảnh quan, nhân văn và môi trường cho sự phát triển bền vững.

 Vấn đề về bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn cần phải được quan tâm hàng đầu với những chiến lược phù hợp nhằm tạo cân bằng cảnh quan sinh thái, duy trì và phát huy văn hóa bản địa.

 Kinh nghiệm của các quốc gia như Indonesia, Malaysia hay Thái lan là hợp tác rộng rãi với các tổ chức quốc tế như: UNWTO, WTTC, UNDP, PATA, WWF, IUCN thông qua các dự án hợp tác tài trợ quốc tế để chuyển giao những kinh

33

nghiệm về tổ chức quản lý cũng như việc áp dụng các mô hình cho phát triển du lịch tại địa phương.

 Những vấn đề về quy hoạch phát triển luôn cần được chú trọng và lồng ghép với quy hoạch tổng thể chung của quốc gia với tầm nhìn dài hạn để tránh sự chồng chéo và thiếu nhất quán ở các cấp quản lý địa phương.

 Cuối cùng là cần hạn chế ở mức thấp nhất những mâu thuẫn cục bộ giữa các thành phần tham gia trong hoạch định chính sách phát triển và chú trọng việc đẩy mạnh công tác quảng bá, mạnh dạn đầu tư xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm ở trong và ngoài nước.

Tóm lại, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng hiện là một phương thức phát triển du lịch mang tính thời đại khi mà các nguồn lợi từ tự nhiên và nền văn hoá bản địa đang dần bị biến đổi. Việc phát triển loại hình du lịch với sự đề cao lợi ích cho cộng đồng đã tranh thủ sự hỗ trợ, tham gia của các bên nhất là các tổ chức chính phủ, phi chính phủ sẽ giúp xoá đói giảm nghèo tại các cộng đồng khó khăn, là chất xúc tác cho phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)