Thực trạng du lịch cộng đồng vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Thực trạng du lịch cộng đồng vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa

2.2.2.1. Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu

Hoạt động điền dã, điều tra, khảo sát được thực hiện trong khoảng thời gian 2013- 2014 với các bên liên quan là công ty lữ hành, du khách và cộng đồng địa phương. Việc điều tra được tiến hành tại các điểm du lịch cộng đồng ven biển và hải đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa như: điểm DLCĐ tại Khu BVHSTB Rạn Trào (H.Vạn Ninh); điểm du lịch đảo Bình Ba - đảo Bình Hưng (TP.Cam Ranh); và một số khóm đảo thuộc vịnh Nha Trang.

+ Khảo sát công ty lữ hành với số lượng mẫu là 10 và được thực hiện ngay tại TP.Nha Trang với bảng câu hỏi phỏng vấn dành cho giám đốc hoặc điều hành tour.

+ Đối với du khách: số lượng phiếu khảo sát được phát ra là 100 phiếu với tỷ lệ 60 phiếu dành cho khách nội địa và 40 phiếu là khách quốc tế (trong đó có 20 phiếu cho khách Nga và 20 phiếu là khách nói tiếng Anh)

+ Đối với cộng đồng dân cư: ngoài việc phỏng vấn sâu đối với người dân tại khu vực, hoạt động phát phiếu điều tra cũng được tiến hành với số lượng phiếu phát ra là 50 phiếu.

Bên cạnh việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý về du lịch tại các điểm khảo sát, các số liệu sơ cấp thu thập được cũng được xử lý bằng các phần mềm Excel, PASW-SPSS 20.0 để tính toán tần suất và phân tích số liệu.

64

2.2.2.2. Tổng hợp kết quả điều tra

Khảo sát cộng đồng

Quá trình khảo sát về DLCĐ trên địa bàn ven biển, đảo thành phố Nha Trang và Cam Ranh cho thấy từ năm 2013 đến 2014 đã có sự bùng phát về phát triển du lịch rất mạnh. Tuy nhiên do tính chất tự phát nên dẫn đến những hạn chế trong vấn đề phát triển, đồng thời nảy sinh những vấn đề tiêu cực trong công tác quản lý hành chính, xã hội và môi trường của địa phương.

+ Về về công tác quản lý hành chính: đó là sự quản lý về cư trú, về an ninh xã hội, về quản lý định hướng phát triển ngành nghề chưa có những hỗ trợ cụ thể cho phát triển du lịch từ các bên tham gia.

+ Về xã hội: sự mất cân bằng trong cung cầu, giá cả một số sản phẩm không ổn định tại các thời điểm bùng phát du lịch. Ngoài ra còn là sự tác động của các xu hướng văn hóa bên ngoài đến cộng đồng bản địa.

+ Về môi trường: đó là rác thải, sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng.

Bên cạnh những hạn chế từ việc phát triển du lịch tự phát thì cộng đồng vùng ven biển, đảo Khánh Hòa cũng đã có những thuận lợi ban đầu cho sự phát triển. Đó là chất lượng đời sống được nâng cao khi có thêm một nguồn thu mới từ du lịch. Sự tăng lên về nhận thức văn hóa khi cộng đồng tự nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Từ mô hình tự phát, đã có những chính sách ban đầu của địa phương trong quy hoạch đô thị và mở ra một cơ hội cho quy hoạch đô thị mới nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngành nghề địa phương.

 Mức độ tham gia của cộng đồng ven biển-hải đảo vào du lịch

Thông qua mức độ tham gia của cộng đồng ven biển-hải đảo Khánh Hòa vào hoạt động du lịch, có thể thấy cộng đồng đã không thể hiện một cách thụ động khi chỉ được xem là tài nguyên. Cộng đồng ven biển-hải đảo Khánh Hòa đã dần tham gia vào việc cung cấp một số dịch vụ như: bán hàng lưu niệm, trực tiếp kinh doanh lưu trú tại nhà, cung cấp dịch vụ ăn uống… và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch. Tuy nhiên, do chưa có những chính sách và quy hoạch về

65

DLCĐ cụ thể nên cộng đồng ven biển-hải đảo chưa thực là chủ thể tổ chức, những giá trị chính từ DLCĐ chưa được phát huy một cách đầy đủ. Như vậy hiện nay, cộng đồng ven biển-hải đảo Khánh Hòa có hoạt động du lịch nhưng chỉ dừng lại ở mức độ thứ hai là "Du lịch có sự tham gia của cộng đồng".

 Các hình thức tham gia dịch vụ của cộng đồng

Qua kết quả khảo sát tại các cộng đồng ven biển-hải đảo Khánh Hòa về các hình thức tham gia dịch vụ của cộng đồng địa phương cho thấy: Trong 50 hộ gia đình

được phỏng vấn thì có 28 chuyên sản xuất cung ứng nông, thủy sản không chỉ đáp ứng cho du khách mà cho các nhà hàng, bè du lịch chiếm tỉ lệ 56%. Kinh doanh hàng hóa ăn uống có 26 hộ tham gia (chiếm 52%) ở các mức độ từ mở nhà hàng ăn uống nhỏ đến các dịch vụ ăn trên bè du lịch. Hoạt động kinh doanh vận chuyển có 20 hộ (chiếm 40%) tập trung vào việc cho thuê mướn các tàu bè hoặc vận chuyển du khách tham quan vịnh, lặn ngắm san hô. Hoạt động kinh doanh lưu trú tại nhà có 13 hộ (chiếm 26%), cộng đồng tham gia chủ yếu ở đảo Bình Ba và cộng đồng thôn Xuân Tự - xã Vạn Hưng. Các hoạt động khác bao gồm kinh doanh lữ hành, hoạt động hướng dẫn du lịch (1 hộ) hay sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (1 hộ) hầu như không có người trong gia đình tham gia. Những con số trên cho thấy sự mất cân đối trong hoạt động cung ứng các dịch vụ cho du khách, lực lượng lao động của địa phương chưa được đào tạo đủ để đáp ứng các dịch vụ cần thiết cho du khách. Bảng 2.10 Các hình thức tham gia dịch vụ du lịch của cộng đồng địa phương

Trả lời Kết quả Tỷ lệ

(%)

Kinh doanh lưu trú tại nhà (homestay) 13 26

Kinh doanh hàng hóa, ăn uống 26 52

Kinh doanh vận chuyển 20 40

Kinh doanh lữ hành 0 0

Tham gia hoạt động hướng dẫn 1 2

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ 1 2

Sản xuất nông, thủy sản cung ứng cho du khách 28 56

Không tham gia hoạt động du lịch 6 12

66  Thu nhập của cộng đồng

Thông qua khảo sát, ngoài mức thu nhập chính từ các nguồn nuôi trồng, đánh bắt thủy sản của cư dân ven biển-hải đảo Khánh Hòa thì sau khi có sự phát triển du lịch, người dân đã có thêm một nguồn thu nhập mới để nâng cao đời sống. Cụ thể người dân có mức thu nhập thêm từ du lịch trên 4 triệu đồng/ tháng là 54%; với mức thu nhập thêm từ 2 triệu - 4 triệu đồng/tháng chiếm 24%; và mức từ 1,5 triệu - 2 triệu chiếm 10%; còn lại là không tham gia vào hoạt động du lịch nên không tạo ra doanh thu thêm. Tuy nhiên hiện nay, chỉ có đảo Bình Ba đang thu hút một lượng lớn du khách nên người dân có điều kiện tham gia kinh doanh nhiều dịch vụ tăng thu nhập. Các cộng đồng ven biển-hải đảo khác như làng ven biển thôn Xuân Tự chưa được du khách quan tâm nên mức thu nhập thêm này không cao, thậm chí là không có.

Bảng 2.11 Mức thu nhập thêm hàng tháng từ du lịch của các hộ dân trên đảo Bình Ba và đảo Trí Nguyên

Mức thu nhập Hộ dân Tỉ lệ % Valid

Percent Cumulative Percent Tu 1.500.000 - 2.000.000 dong 5 10.0 10.0 10.0 Tu 2.000.000 - 4.000.000 dong 12 24.0 24.0 34.0 Tren 4.000.000 dong 27 54.0 54.0 88.0

Khong doanh thu 6 12.0 12.0 100.0

Total 50 100.0 100.0

Biểu đồ 2.2 Mức thu nhập thêm hàng tháng của người dân từ hoạt động du lịch

10% 24% 54% 12% từ 1,5 - 2 triệu đồng từ 2 - 4 triệu đồng trên 4 triệu đồng không doanh thu

67

Ngoài những vấn đề trên, cộng đồng cư dân ven biển-hải đảo khi được hỏi cũng đã thể hiện sự quan tâm đến các hoạt động du lịch và công tác bảo tồn cho môi trường nói chung với tỉ lệ % theo bảng 2.12 dưới đây:

Bảng 2.12 Những vấn đề được cộng đồng địa phương quan tâm khi tham gia hoạt động du lịch trên đảo (%)

STT Các vấn đề được đánh giá Không

quan tâm Bình thường Quan tâm Rất quan tâm Những lợi ích mong muốn khi tham gia vào các hoạt động du lịch tại địa phương

1 Nâng cao thu nhập – cải thiện đời sống 0 2 6 92

2 Tạo công ăn việc làm 0 4 8 88

3 Ưu đãi từ các chính sách của địa phương 0 4 20 76 4 Hưởng lợi từ an sinh xã hội- cơ sở hạ

tầng

0 10 12 78

5 Tạo môi trường tốt cho đời sống kinh tế -xã hội của cộng đồng

0 14 14 72

6 Bảo tồn và phát huy có hiệu quả các nguồn lực địa phương

0 20 20 60

Công tác bảo tồn môi trường tự nhiên và các giá trị văn hóa truyền thống

9 Môi trường biển đảo 0 22 38 40

10 Nghề và các làng nghề truyền thống ven biể-hải đảo

0 18 40 42

11 Văn hóa tín ngưỡng truyền thống 0 16 84 0

12 Các lễ hội truyền thống 0 10 88 2

13 Các giá trị văn hóa ẩm thực miền biển 0 6 86 8

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Cộng đồng địa phương hầu như đã thấy những lợi ích khi tham gia vào hoạt động du lịch nên khi được phỏng vấn, cư dân dù đang tham gia hay chưa tham gia vào hoạt động du lịch đều thể hiện rõ mong muốn của mình. Đa số cư dân mong muốn tham gia du lịch để cải thiện đời sống còn bấp bênh, hay được có thêm việc làm cho phụ nữ và thanh niên. Bên cạnh đó, cộng đồng các làng ven biển-hải đảo đã

68

bước đầu có sự chú ý đến các vấn đề chung về môi trường sống và môi trường văn hóa xã hội, các đình làng, lăng, miếu được quan tâm tu bổ, sửa chữa.

Khảo sát khách du lịch

 Mức độ hài lòng của du khách tại các điểm DLCĐ ven biển-hải đảo Khánh Hòa

Bảng 2.13 Mức độ hài lòng của du khách tại các điểm DLCĐ ven biển-hải đảo

STT Các vấn đề được đánh giá Không

hài lòng Khá hài lòng Hài lòng Rất hài lòng 1 Về sự an toàn cá nhân 8 17 65 10

2 Thái độ ứng xử của người địa phương 0 5 42 53 3 Ẩm thực truyền thống địa phương 0 16 59 25

4 Chất lượng dịch vụ lưu trú 0 43 45 12

5 Chất lượng dịch vụ ăn uống 0 31 53 16

6 Dịch vụ mua sắm hàng lưu niệm và đặc sản 9 53 33 5 7 Chất lượng đường sá và phương tiện vận

chuyển

1 37 53 9

8 Mức độ đa dạng các sản phẩm du lịch biển đảo

5 46 45 4

9 Giá trị văn hóa truyền thống cư dân vùng biển

2 26 64 8

10 Chất lượng môi trường du lịch biển đảo 20 39 38 3 11 Tính hoang sơ tự nhiên trên các đảo 3 27 62 8

12 Nghề thủ công truyền thống 6 48 42 4

13 Phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ của nguồn lao động du lịch

4 37 56 3

Nguồn: Tác giả điều tra, thống kê

Từ bảng trên cho thấy khách du lịch khi đến các vùng ven biển-hải đảo Khánh Hòa đã cảm nhận đánh giá các nội dung nổi trội tại điểm đến như sau: đầu tiên là thái độ ứng xử của người dân địa phương được đánh giá rất cao, điều này thể hiện rõ khi có đến 95% lượng du khách cảm thấy hài lòng và rất hài lòng; điểm nổi trội thứ hai là ẩm thực địa phương (84%)với nhiều món ăn vùng biển rất tươi và ngon

như: tôm hùm Bình Ba, sò huy

khách hài lòng là sự an ninh an toàn (75%), th vùng biển đảo (72%) thông qua cách cư x Ngoài ra tính hoang sơ tự

tuyệt đẹp. Cuối cùng các y lòng là dịch vụ lưu trú, ăn u Một số yếu tố không đư hàng lưu niệm, đặc sản (có đ Điều này thể hiện sự hạ mang tính đặc trưng của đ đề cần cải thiện khi hoạt đ lượng rác thải gây ô nhiễ đến khá hài lòng).

 Khả năng chi tiêu c đảo Khánh Hòa Bảng 2.14 Mức chi tiêu c Valid 50 - 100 USD 101 - 150 USD 151 - 250 USD tren 250 USD Total Biểu đồ 2.3 Mức chi ti 69

ình Ba, sò huyết Thủy Triều, Yến Sào..; yếu tố thứ ba c an ninh an toàn (75%), thứ tư là giá trị truyền th o (72%) thông qua cách cư xử thân thiện, lối sống th

ự nhiên (70%) cũng là điểm mạnh với các bãi bi i cùng các yếu tố khác cũng được du khách đánh giá tương đ

trú, ăn uống và phương tiện vận chuyển.

không được du khách đánh giá tốt, trong đó có dị

n (có đến 62% cảm nhận không hài lòng và khá hài lòng). ạn chế trong việc chế tác, sản xuất các mặt hàng lưu ni a địa phương. Chất lượng môi trường biển đ

t động du lịch đã mang đến những phiền toái t

ễm khu dân cư và môi trường (59% khách không hài lò

năng chi tiêu của khách du lịch khi đến các điểm DLCĐ ven bi

êu của du khách tại các điểm DLCĐ ven biển Frequency Percent Valid

Percent 54 54.0 54.0 150 USD 29 29.0 29.0 250 USD 9 9.0 9.0 8 8.0 8.0 100 100.0 100.0

ức chi tiêu của KDL khi đến các điểm DLCĐ Khánh H 54% 29% 9% 8% Từ 50 - 100 USD Từ 101 - 150 USD Từ 151 - 250 USD Trên 250 USD ba cũng được du n thống của cư dân ng thật thà, giản dị. i các bãi biển tự nhiên c du khách đánh giá tương đối hài

ịch vụ mua sắm n không hài lòng và khá hài lòng). t hàng lưu niệm n đảo cũng là vấn n toái từ việc gia tăng ng (59% khách không hài lòng

m DLCĐ ven biển-hải

ủa du khách tại các điểm DLCĐ ven biển-hải đảo Cumulative Percent 54.0 83.0 92.0 100.0 ủa KDL khi đến các điểm DLCĐ Khánh Hòa

100 USD 150 USD 250 USD Trên 250 USD

70

Các chỉ tiêu đánh giá mức chi tiêu của du khách đến các điểm DLCĐ cho thấy: chỉ có 8 và 9 du khách có mức chi tiêu lần lượt trên 250 USD và từ 151 đến 250 USD tại điểm DLCĐ, với mức chi từ 101 đến 150 USD có 29 du khách lựa chọn , số du khách còn lại là 54 chỉ chi tiêu ở mức thấp từ 50 đến 100 USD.

Rõ ràng việc chi tiêu của du khách đã phản ánh năng lực của cộng đồng khi tham gia vào hoạt động du lịch còn chưa cao, người dân chỉ mới đáp ứng được một phần nhỏ trong chuỗi nhu cầu về dịch vụ cho du khách. Ngoài ra, đa số du khách đến các điểm DLCĐ ở độ tuổi còn trẻ nên khả năng chi tiêu không cao.

Khảo sát công ty du lịch

Thông qua việc khảo sát trực tiếp 10 công ty du lịch lớn trên địa bàn thành phố Nha Trang, những dữ liệu được thu thập nhằm làm rõ những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động DLCĐ của du khách. Bên cạnh đó, thông qua mẫu điều tra, các công ty cũng cho biết những hạn chế của cộng đồng và các khó khăn, trở ngại chính khi tham gia kinh doanh DLCĐ tại vùng ven biển đảo Khánh Hòa, đặc biệt là tại đảo Bình Ba(Cam Ranh) và các đảo trên vịnh Nha Trang.

Tất cả các công ty thông qua phỏng vấn đều cho rằng khách du lịch đến với các điểm cộng đồng vùng ven biển đảo vì lý do cảnh quan tự nhiên và nét văn hóa độc đáo của cộng đồng, điều này cũng phản ánh giá trị tài nguyên biển đảo trong khai thác du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Đối tượng khách thường xuyên đến với các điểm cộng đồng (như đảo Bình Ba) chủ yếu thanh niên, trẻ tuổi đi theo tâm lý nhóm và tự phát vì vậy có thể thấy rất nhiều bạn trẻ rủ nhau tự tổ chức chuyến đi (6 công ty). Bên cạnh đó yếu tố giá cả và chất lượng dịch vụ tại điểm cộng đồng không được đánh giá cao, một số tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ chưa tương xứng với giá cả.

Các công ty lữ hành cũng đánh giá những yếu tố khó khăn trong quá trình xây dựng, thiết kế các sản phẩm DLCĐ tại các vùng ven biển đảo Khánh Hòa theo các

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)