Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DLCĐ

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 103)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.5. Giải pháp về đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho DLCĐ

* Mục tiêu giải pháp: tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức, cơ quan để đào tạo các khóa ngắn và dài hạn cho các thành viên trong cộng đồng ven biển đảo nơi tổ chức mô hình DLCĐ. Thúc đẩy trình độ dân trí chung của cộng đồng nhằm tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tri thức tốt, đủ khả năng phục vụ đáp ứng các nhu cầu cho du khách.

* Nội dung thực hiện:

Con người là nhân tố quyết định của mọi sự phát triển. Vì vậy, cần phải có những giải pháp để sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch. Việc đào tạo và nâng cao nhận thức được xem là một yếu tố then chốt để cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động kinh doanh của loại hình du lịch cộng đồng. Đối với từng đối tượng cần phải xây dựng những chương

96

trình đào tạo phù hợp thông qua việc điều tra, đánh giá nhu cầu đào tạo tại địa phương.

- Đối với cán bộ phường và cán bộ Ban quản lý du lịch cộng đồng

Cán bộ phường và cán bộ Ban quản lý du lịch cộng đồng là những người trực tiếp nhất tham gia vào công tác quản lý hoạt động du lịch cộng đồng và sự phát triển của loại hình du lịch này tại địa phương. Do đó cần triển khai kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn ngoại ngữ cho cán bộ. Tập trung vào các hình thức đào tạo ngắn hạn và tham quan nghiên cứu mô hình hoạt động du lịch cộng đồng trong cả nước cũng như nước ngoài, phối hợp chặt chẽ với các viện nghiên cứu và các tổ chức quôc tế để tổ chức các khóa đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyện môn cao. Đồng thời Ban quản lý có thể liên hệ với một số trường đào tạo về du lịch như: Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang, Trung tâm dạy nghề Yasaka Nha Trang, Trường Đại học Nha Trang- khoa Du lịch… để phối hợp với họ mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thuộc ban quản lý. Ngân sách đào tạo lấy từ ngân sách thành phố, địa phương và từ quỹ du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó cũng cần tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi những kinh nghiệm trong công tác quản lý giữa các phường triển khai mô hình DLCĐ với cán bộ quản lý thành phố.

- Đối với cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng. Qua khảo sát cho thấy trình độ dân trí của người dân tại các vùng ven biển hay cụ thể là đảo Bình Ba hay thôn đảo Bích Đầm, Trí Nguyên vẫn đang còn khá thấp do điều kiện về thu nhập và giáo dục còn hạn chế. Chính vì vậy, cần có những chính sách đào tạo các nghề trực tiếp về du lịch như: nghề buồng, bếp, phục vụ du lịch, đặc biệt là ngoại ngữ. Hình thức chủ yếu là đào tạo các khóa ngắn hạn, phối hợp với các trường trung cấp,cao đẳng nghiệp vụ và các trung tâm dạy nghề, đồng thời cũng có kế hoạch kiểm tra chất lượng phục vụ của các hộ tham gia đón khách để rút ra những kinh nghiệm và bổ sung nghiệp vụ mới trong công tác phục vụ khách du lịch.

97

Ngoài ra cũng cần tập trung chủ yếu vào các hoạt động nâng cao nhận thức về các vấn đề có liên quan tới các hoạt động du lịch như hiểu biết về giá trị của tài nguyên và môi trường, hiểu biết xã hội, những kiến thức có liên quan đến pháp luật có liên quan, mục đích của du lịch cộng đồng, du lịch bền vững. Trong chiến lược đào tạo cần từng bước đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên là người bản địa tinh thông về nghiệp vụ du lịch, am hiểu về văn hóa dân tộc, giỏi về ngoại ngữ để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch. Bên cạnh việc tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho người dân, ban quản lý cũng khuyến khích các hộ tự học tập lẫn nhau, những hộ mới nên tham khảo kinh nghiệm của các hộ chuyên phục vụ khách từ các mô hình ở nơi khác, tổ chức các buổi gặp mặt trao đổi kinh nghiệm giữa các hộ dân với nhau.

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)