7. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Cần sớm ban hành các chính sách, cơ chế quản lý và cho việc phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng biển đảo xa bờ.
- Xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động quốc gia có gắn với du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển đảo.
- Quy hoạch chi tiết cho phát triển du lịch tại tỉnh Khánh Hòa trong đó có xác định vùng ưu tiên cho phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
- Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích mọi thành phần tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng.
- Coi trọng đầu tư cho công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho cộng đồng cư dân ven biển và hải đảo.
- Tuyên truyền và giáo dục người dân, cán bộ quản lý về vai trò của họ đối với việc phát triển du lịch cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế, về xã hội và bảo vệ môi trường.
- Vấn đề nước ngọt luôn là vấn đề có tính sống còn trên các cụm đảo nhỏ. Cần có chính sách đầu tư khôi phục và xây mới các hồ chứa; xây thêm các bồn và bể chứa nước mưa. Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước để cung cấp nước sạch cho người dân
101
trên đảo. Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Giải quyết vấn đề năng lượng cũng là yêu cầu cấp thiết. Đầu tư xây dựng trạm phát điện nhỏ, cho người dân vay vốn mua máy phát điện. Tiến tới kêu gọi đầu tư, liên kết xây dựng nhà máy phát điện sử dụng năng lượng sạch trong tương lai như năng lượng mặt trời, năng lượng sóng, gió...
- Căn cứ và các chính sách chung của nhà nước, ban hành các quy định trong việc
khai thác DLCĐ gắn liền với việc bảo vệ môi trường-cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn các di sản văn hóa. Đối với những vùng ven biển nơi có nhiều dự án về khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đang triển khai cần quản lý giám sát nghiêm ngặt việc xả thải, chiều cao xây dựng công trình, thay đổi cảnh quan, san lấp đồi cát,…