Dự kiến kế hoạch triển khai mô hình vào thực tiễn

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 92)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Dự kiến kế hoạch triển khai mô hình vào thực tiễn

Quá trình xây dựng và triển khai mô hình qua các bước sau: Bước 1: Đánh giá thực trạng và xác định nhu cầu

- Thành phần tham gia: Lãnh đạo địa phương, cán bộ thực hiện và người dân; Các

nhóm đối tượng khác nhau trong cộng đồng như: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân.

- Nội dung: Đánh giá thực trạng về kinh tế - xã hội của địa phương; Tình hình sử

dụng, bảo vệ tài nguyên, văn hóa có liên quan tới việc xây dựng mô hình. + Các dạng tài nguyên, vấn đề tồn tại trong khai thác, sử dụng.

+ Tiềm năng sử dụng tài nguyên làm du lịch. + Sinh kế của cộng đồng và các vấn đề sinh kế.

+ Tham khảo các mô hình du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển khác như: Khu bảo vệ hệ sinh thái biển Rạn Trào, Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm…

+ Hướng giải quyết và mong muốn của cộng đồng về phát huy các tiềm năng.

- Công cụ sử dụng để đánh giá:

+ Thu thập các số liệu thứ cấp + Phỏng vấn cá nhân, nhóm + Họp dân

Ghi chú: Bước này được tiến hành trong quá trình điều tra xây dựng dự án và trước khi triển khai dự án

Bước 2: Thành lập các nhóm dịch vụ du lịch và tổ chức bộ máy điều hành - Thành phần tham gia: Cán bộ phường, tổ dân phố; người dân và cán bộ thực hiện

dự án.

- Nội dung và cách thành lập:

+ Thông báo rộng rãi trong toàn dân, tuyên truyền về chức năng, nhiệm vụ của nhóm và lợi ích của thành viên khi tham gia.

85

+ Khảo sát hộ gia đình thành viên tham gia dựa trên các tiêu chí (tự nguyện; có ý chí và quyết tâm thực hiện; có phương tiện tàu bè, đất đai, lao động để xây dựng mô hình Homestay hoặc dịch vụ để khách làm ngư dân một ngày; có nguyện vọng áp dụng mô hình; sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ các hộ khác; cam kết thực hiện tốt qui định của dự án và ký kết hợp đồng trách nhiệm với các hộ đã được chọn).

+ Tổ chức cuộc họp để lựa chọn nhóm trưởng lâm thời. Nhóm trưởng lâm thời làm đơn xin thành lập nhóm và trình UBND Phường phê duyệt.

+ Tổ chức cuộc họp để lựa chọn Ban chấp hành lâm thời du lịch cộng đồng tại đảo Bình Ba hay làng chài Trí Nguyên, làng chài Bích Đầm. Trưởng ban lâm thời làm đơn xin thành lập nhóm và trình Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Khánh Hòa phê duyệt.

+ Khi đã được Sở VHTTDL, UBND xã đồng ý, ban chấp hành và nhóm trưởng lâm thời sẽ tổ chức các cuộc họp để thảo luận nhằm xây dựng quy chế và kế hoạch hoạt động, đồng thời chuẩn bị cho việc ra mắt. Qui chế cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn và sự đóng góp (cả bằng tiền và hiện vật) của các bên tham gia.

+ Tổ chức ra mắt nhóm: công bố quyết định thành lập nhóm, thảo luận và biểu quyết về các nội dung; (1) Danh sách thành viên chính thức của nhóm; (2) Quy chế hoạt động của nhóm; (3) Bầu ban lãnh đạo nhóm; Và (4) Thông qua biên bản cuộc họp.

Bước 3: Đánh giá nhu cầu của các nhóm cung cấp dịch vụ du lịch

- Thành phần tham gia: Cán bộ dự án , lãnh đạo phường, và thành viên trong các

nhóm dịch vụ, (có thể mời thêm những người có hiểu biết và kinh nghiệm trong cộng đồng).

- Nội dung:

+ Xác định kiến thức, thông tin nào cần chuyển giao. Hình thức chuyển giao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương.

86

+ Hỗ trợ các mặt gì (về kiến thức, thông tin, trang thiết bị, tài chính, kỹ năng du lịch…) để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch. Sự mong muốn của người dân về kỹ thuật, kiến thức, kỹ năng xây dựng và thực hiện bán sản phẩm.

+ Xác định nhu cầu tập huấn, tư vấn giúp đỡ, cho các thành viên du lịch.

- Cách tiến hành:

+ Tổ chức các cuộc họp

Bước 4: Xây dựng kế hoạch và các nội dung hoạt động - Mục đích: Quyết định về nội dung và tiến trình thực hiện. - Thành phần tham gia và nội dung thực hiện:

+ Cán bộ Sở VHTTDL tỉnh, các hộ thực hiện mô hình, ban quản lý du lịch và cán bộ dự án.

+ Cán bộ dự án giúp dân trao đổi và thảo luận đưa ra các hoạt động thực hiện, kết quả mong đợi, thời gian, nguồn kinh phí và thành phần tham gia thực hiện.

+ Kế hoạch và nội dung hoạt động được xác định dựa trên: hiện trạng, mục tiêu và định hướng sản phẩm cung cấp du lịch.

+ Xác định rõ nguồn lực: của các hộ dân, và hỗ trợ của dự án

Bước 5: Tổ chức thực hiện mô hình và giám sát đánh giá định kỳ - Chỉ đạo để thực hiện theo kế hoạch đã đề ra

- Tổ chức tập huấn – Cung cấp thông tin. Những lưu ý:

+ Từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.

+ Nội dung phù hợp với nhu cầu của dân, dễ hiểu và gần gũi.

+ Chỉ tập huấn nội dung mới khi người dân đã làm tốt các nội dung đã được lần trước.

+ Chọn phương pháp phù hợp, dùng nhiều tranh ảnh, hình vẽ, phim tư liệu.

87

- Đánh giá, giám sát:

+ Đánh giá chung: Mô hình có đạt được mục tiêu đề ra không? Những hạn chế? Tính khả thi? Tính dễ làm? Khả năng áp dụng? Tính bền vững? Ảnh hưởng tới tài nguyên, sinh kế và sản phẩm tạo ra ở địa phương.

+ Việc thực hiện kế hoạch: Tiến độ các hoạt động, tài chính, phân bổ nguồn lực,... so sánh với kế hoạch ban đầu để điều chỉnh (nếu cần).

+ Đánh giá về tổ chức, quản lý.

+ Đánh giá về hoạt động tập huấn, tư vấn của tập huấn viên và ban cố vấn. + Đánh giá về kết quả, lợi ích và hiệu quả của mô hình.

+ Sự đóng góp và sự thực hiện của các hộ như đã cam kết.

Bước 6: Quảng bá và kết nối cộng đồng với các công ty lữ hành

- Mục đích: Giới thiệu về sản phẩm du lịch mới đến các công ty lữ hành, khách du

lịch và kết nối họ đến với loại hình du lịch sinh thái cộng đồng ven biển - đảo

- Cách tiến hành:

+ Thiết kế, xây dựng các tờ rơi, áp phích, bảng quảng cáo, quay phim (đĩa DVD), chụp ảnh và phát cho các công ty du lịch, các khách du lịch trong và ngoài nước. + Tổ chức tuyến du lịch thử nghiệm để các công ty lữ hành tham gia đóng góp ý kiến, kết nối cộng đồng và xây dựng các tuyến tour trong tương lai.

+ Quay phóng sự về du lịch cộng đồng ven biển- đảo và phát trên truyền hình.

Bước 7: Đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện mô hình

- Thành phần tham gia: Các cán xã, huyện, thành viên các nhóm du lịch , cán bộ dự

án và những người quan tâm.

- Tư liệu hoá: tổng kết tất cả những thông tin, kết quả, kinh nghiệm,... để giúp cho

việc tuyên truyền và nhân rộng.

- Đánh giá sự thành công trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa

88

+ Về kinh tế: Sản phẩm tạo ra có đáp ứng nhu cầu của khách du lịch không? Tăng thu nhập cho cộng đồng như thế nào? Cải thiện đời sống ra sao?

+ Về xã hội: xem xét về khả năng tạo việc làm và nâng cao thu nhập, những đóng góp trong việc nâng cao kiến thức và nhận thức của người dân trong khai thác, bảo vệ tài nguyên môi trường ven biển, văn hóa và bản sắc của cộng đồng ngư dân. + Về môi trường: sự đóng góp trong việc bảo vệ môi trường sinh thái (do khai thác nuôi trồng hợp lý), có gây ô nhiễm môi trường không.

+ Về văn hóa: Văn hóa của cộng đồng ngư dân vùng biển đảo được phục hồi và giới thiệu đến các du khách như thế nào? Nét văn hóa cộng đồng được thể hiện qua tính cộng đồng (tình làng, nghĩa xóm, sức mạnh đoàn kết và gắn bó) ra sao?

+ Tính bền vững và khả năng áp dụng của mô hình: xem xét về thái độ và cách ứng xử của người dân với loại hình sinh kế mới, tính hiệu quả mô hình và khả năng ứng dụng, nhân rộng đến các làng ven biển-hải đảo khác trong tỉnh Khánh Hòa. Tạo nên mạng lưới du lịch cộng đồng của tỉnh Khánh Hòa.

- Cách tiến hành: Kiểm tra tại thực địa và tổ chức hội thảo để tổng kết. Bước 8: Tổ chức nhân rộng mô hình

Sau khi đánh giá được tính hiệu quả của mô hình và xem xét định hướng chiến

lược phát triển du lịch địa phương mô hình sẽ được nhân rộng.

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình DLCĐ tại vùng ven biển-hải đảo tỉnh Khánh Hòa

3.3.1. Giải pháp đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

* Mục tiêu: nhằm đảm bảo các điều kiện hạ tầng kỹ thuật để phát triển DLCĐ vùng ven biển-hải đảo tỉnh Khánh Hòa. Cụ thể hóa bằng việc đầu tư nâng cấp phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động DLCĐ, đảm bảo chất lượng, tiện nghi, đồng bộ đáp ứng được nhu cầu của du khách.

89

Việc xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cần xác định các nguyên tắc:

- Phải đạt hiệu quả tối ưu trong quá trình xây dựng và khai thác.

- Phát huy được giá trị và đạt được hiệu quả trong sử dụng tài nguyên du lịch, đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho vận chuyển, tham quan nghỉ ngơi của du khách. - Không phá vỡ tính liên kết các giá trị về cảnh quan môi trường tự nhiên và văn hóa xã hội.

- Tôn trọng ý kiến của cộng đồng địa phương. - Minh bạch, công khai, tránh tham nhũng tiêu cực.

Trong việc nâng cấp xây dựng các công trình để khai thác tài nguyên cho hoạt động du lịch cần huy động tối đa các nguồn lực được hỗ trợ từ nhà nước, khuyến khích sự tham qua đầu tư từ các thành phần tư nhân, tranh thủ vốn từ các chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, chương trình tạo nguồn sinh kế mới cho cộng đồng ngư dân và tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ như SNV, IUCN, LPMA, MCD…

Đối với các vùng ven biển sẽ tương đối thuận lợi về cơ sở hạ tầng vì nằm trong đất liền, nhưng các đảo ở xa bờ như đảo Bình Ba(Cam Ranh), hay thôn đảo Bích Đầm(Nha Trang) thì cần chú trọng đầu tư phương tiện vận chuyển với tàu thuyền chắc chắn, an toàn dành riêng cho du khách và tăng thêm các chuyến vận chuyển trong ngày (hiện nay để sang đảo Bích Đầm thì chỉ có 1 chuyến trong ngày, đi từ lúc 11 giờ trưa và sáng sớm 6 giờ hôm sau tàu sẽ khởi hành về lại đất liền, du khách sẽ đi chung với người dân). Hệ thống điện và nước sạch cũng là yếu tố rất quan trọng trong phát triển du lịch cộng đồng, dù tài nguyên du lịch hấp dẫn và người dân thân thiện nhưng nếu điện nước không đảm bảo cũng sẽ khó kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Tại một số đảo trên vịnh Nha Trang, điều kiện về điện sinh hoạt vẫn còn chưa đảm bảo, cộng đồng dân cư được sử dụng điện theo lịch 4 giờ mỗi ngày (từ 18h – 21h), còn điều kiện nước sinh hoạt thì rất khó khăn khi phải đưa nước sạch từ hồ nước cách xa thôn 4- 5 km và chất lượng nước không thật sự đảm

90

bảo. Chính vì thế để phát triển du lịch cần nâng cấp và đảm bảo hơn nữa các điều kiện này.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng cần hỗ trợ đầu tư. Đối với các hộ dân làm dịch vụ lưu trú như nhà cho khách ở theo dạng homestay thì cần đảm bảo điều kiện tối thiểu về không gian, về nhà vệ sinh, nhà tắm, các trang thiết bị cũng được sắp đặt một cách gọn gàng, tạo được những dấu ấn đặc trưng của đời sống dân cư vùng miền ven biển đảo.

3.3.2. Giải pháp thu hút sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch * Mục tiêu: Thu hút tất cả mọi đối tượng trong cộng đồng tham gia vào hoạt động * Mục tiêu: Thu hút tất cả mọi đối tượng trong cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch bằng các chính sách hỗ trợ, các giải pháp nâng cao thu nhập cho tất cả các thành viên và một cơ chế chia sẽ lợi nhuận công bằng bền vững.

* Nội dung thực hiện:

Trong việc lập kế hoạch và quản lý hoạt động du lịch cộng đồng, những thông tin liên quan đến mục tiêu, ý nghĩa, trách nhiệm và quyền lợi của du lịch cộng đồng cần phải được chuyển tải đến mọi thành viên của cộng đồng bằng nhiều hình thức khác nhau. Việc duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên giúp cho tất cả các thành viên cộng đồng và các bên liên quan cảm thấy chính họ là một phần của một tổ chức, được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định cho đến quá trình thực hiện dự án. Quá trình duy trì các kênh giao tiếp và trao đổi thông tin thường xuyên này có thể tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, nhất là thời điểm bắt đầu xây dựng du lịch cộng đồng nhưng về lâu dài sẽ giúp cho cộng đồng địa phương có thể hoạt động một cách hiệu quả và tự tin dựa trên nền tảng cơ cấu đội ngũ và quy chế sẵn có.

Cũng cần phải có các chính sách hỗ trợ ban đầu cho cộng đồng ven biển đảo để người dân có điều kiện nâng cấp và khai thác ngay chính cơ sở vật chất của mình (nhà, phương tiện vận chuyển...) phục vụ du lịch, bên cạnh đó cũng tổ chức các lớp tập huấn đào tạo về du lịch để cộng đồng có thể được tham gia những công tác nghiệp vụ như hướng dẫn viên (đặc biệt trong hoạt động du lịch sinh thái), nấu ăn

91

(đặc biệt là các món ăn đặc sản địa phương), làm buồng... hoặc những công việc khác như dọn dẹp vệ sinh, bảo vệ…

Để việc thực hiện mô hình DLCĐ đạt kết quả và nhằm hạn chế những thiệt thòi mà cộng đồng có thể phải chịu trong hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt để giảm áp lực tác động của cộng đồng đối với tài nguyên và môi trường du lịch do hoạt động khai thác cho cuộc sống sinh hoạt, cần thiết phải tạo cho cộng đồng cơ hội được tham gia một cách tích cực nhất vào các hoạt động du lịch bao gồm:

- Hướng các ngành nghề sản xuất truyền thống của cộng đồng phục vụ cho hoạt động du lịch như sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ song mây, mành ốc, đan lưới... - Tham gia quản lý các cơ sở lưu trú trên địa bàn cộng đồng, đón khách, phục vụ nhu cầu lưu trú của khách với sự hỗ trợ của Ban quản lý các khu du lịch, các công ty lữ hành và chính quyền địa phương.

- Tham gia các dịch vụ du lịch như ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ sản phẩm địa phương, cho thuê thuyền thúng, thuyền đáy kính…

- Tham gia vận chuyển khách, hàng hoá cho khách từ trung tâm đón tiếp du lịch đến các điểm tham quan, vui chơi giải trí, nghiên cứu...

- Khuyến khích cộng đồng phát huy các giá trị văn hoá truyền thống như hoạt động lễ hội, ca nhạc... để phục vụ du lịch. Tuy nhiên cần có biện pháp hạn chế những tác động tiêu cực tới văn hoá truyền thống bản địa từ phía du khách và việc thương mại hoá những giá trị này từ phía các nhà tổ chức, phát triển du lịch.

- Tổ chức sản xuất, thu mua các thực phẩm, hoa trái nông sản phục vụ nhu cầu du lịch.

Từ những lợi ích cụ thể mà cộng đồng có được thông qua hoạt động du lịch,

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)