Đối với cộng đồng dân cư vùng ven biển và hải đảo

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 109)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Đối với cộng đồng dân cư vùng ven biển và hải đảo

- Cộng đồng cần tích cực mạnh dạn tham gia vào các hoạt động du lịch để chia sẻ lợi ích với các doanh nghiệp.

- Tạo ra một môi trường an ninh, an toàn và vệ sinh cho khách du lịch.

- Luôn thể hiện lòng hiếu khách và nhiệt tình khi tham gia phục vụ cho khách du lịch.

102

- Tăng cường học tập, nâng cao trình độ về nghiệp vụ du lịch, các kĩ năng giao tiếp và ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu của họat động du lịch tại địa phương.

- Nghiêm chỉnh chấp hành các chính sách, qui định của các cấp, các ngành trong hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương.

- Phát triển hoạt động kinh doanh du lịch nhưng vẫn duy trì các hoạt động sản xuất truyền thống nhằm đảm bảo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống – cơ sở cho hoạt động du lịch.

- Bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn không chỉ đáp ứng cho hoạt động du lịch mà còn vì các thế hệ hiện tại và tương lai.

Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả trình bày sự cần thiết của phát triển du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển và hải đảo, cùng với việc phân tích mô hình DPSIR đã chỉ ra thực trạng các vấn đề của cộng đồng ven biển hải đảo, từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp cho việc xây dựng mô hình DLCĐ nhằm tạo ra một hướng sinh kế lâu dài và bền vững.

Trong việc xác định mục tiêu của mô hình du lịch cộng đồng đã làm rõ sự ưu tiên gắn liền với những lợi ích mà cộng đồng sẽ hưởng thụ. Việc triển khai mô hình sẽ cần sự tham gia của nhiều bên với các chính sách chia sẻ quyền lợi một cách công bằng thỏa đáng. Tuy có một số điều kiện thuận lợi nhất định song để áp dụng phát triển mô hình du lịch cộng đồng vào thực tế thì còn vô vàn những trở ngại. Chính vì thế chương 3 cũng đã đề ra 7 giải pháp liên quan chặt chẽ đến chiến lược phát triển của du lịch cộng đồng tại các vùng ven biển và hải đảo. Cuối cùng để giải pháp được thực thi hiệu quả thì tác giả cũng đã có những kiến nghị lên các cấp quản lý nhà nước về du lịch cũng như với chính các đối tác từ công ty lữ hành và cho chính người dân vùng ven biển và hải đảo.

Như vậy trong điều kiện cuộc sống của cộng đồng ven biển đảo ngày một khó khăn thì sự phát triển du lịch cộng đồng có thể là một hướng đi tốt rất đáng để xem xét và cũng phù hợp với xu hướng chung của du lịch Việt Nam và trên thế giới đó là phát triển du lịch bền vững.

103 KẾT LUẬN

Trong chiến lược phát triển biển, đảo đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia với kinh tế trên biển và ven biển, đóng góp khoảng 53 - 55% GDP cả nước [Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Trung ương 4 khóa X, Hà Nội, 2006]. Đây là một chiến lược quan trọng thể hiện bước chuyển tư duy căn bản, sự thay đổi mạnh mẽ từ tâm thức “đứng trước biển” chuyển sang “hướng ra biển” của cả dân tộc trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong quá trình này, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của các địa phương ven biển.

Với những thành tựu đạt được trong những năm gần đây, thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển du lịch, tỉnh Khánh Hoà cũng thể hiện những bất cập trong quy hoạch cũng như trong các chính sách đầu tư. Chính điều này đã để lại những ảnh hưởng xấu cho thiên nhiên và cho chính cộng đồng địa phương. Như vậy, bên cạnh các loại hình du lịch đã trở nên quen thuộc với du khách, tỉnh Khánh Hoà cần tìm ra nhiều hướng đi mới bền vững hơn cho phát triển du lịch.

Thông qua những giá trị văn hóa đặc sắc và lâu đời, cộng đồng cư dân ven biển và hải đảo đã mang trong mình những tiềm năng to lớn cho phát triển du lịch. Đứng trước thực tế đời sống còn nhiều bấp bênh của ngư dân, việc tạo ra các hình thức sinh kế mới mang tính bền vững đã trở thành vấn đề nóng bỏng. Do đó, phát triển du lịch cộng đồng có thể coi là một cách thức đáng quan tâm cho những cộng đồng ven biển và hải đảo. Thông qua sự phát triển về du lịch này, cộng đồng cư dân biển đảo sẽ được hưởng lợi với nhiều hình thức khác nhau, từ chính sách đầu tư cho vùng, hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp cho đến các chính sách nâng cao dân trí và tạo ra nhiều công việc tăng thêm thu nhập.

Tuy nhiên, để phát triển DLCĐ thực sự trở thành một hướng đi bền vững cho các vùng ven biển đảo Khánh Hòa thì cần nhiều sự quan tâm của các bên liên quan như: các cơ quan ban ngành từ TW đến địa phương trong việc ban hành các chính sách liên quan; sự hỗ trợ của các đơn vị kinh doanh du lịch nhằm thu hút khách và mở

104

rộng quảng bá; các cơ quan tổ chức phi chính phủ tài trợ về tài chính, đào tạo nguồn nhân lực; và trên hết là sự nỗ lực của chính cộng đồng trong việc triển khai áp dụng mô hình vào thực tiễn.

Tóm lại cho đến nay, dù chưa có định hướng rõ ràng về việc phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, nhưng với “Tầm nhìn hướng biển” được nêu trong “Chiến lược phát triển du lịch được quy hoạch đến năm 2020 của tỉnh Khánh Hoà” đã cho thấy tiền đề của sự phát triển mang tính bền vững mà du lịch cộng đồng là một cách thức đáng để quan tâm và áp dụng.

105

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt

1. Hoàng Kim Anh (2008), Phát triển du lịch và quản lý tài nguyên thiên nhiên- môi trường bền vững ở Vịnh Nha Trang, Khánh Hoà, Khoá luận tốt nghiệp -

Ngành kinh tế tài nguyên môi trường, ĐH Nông Lâm Tp.HCM

2. Nguyễn Thế Biên (2006), Đánh giá cân bằng nước và định hướng sử dụng bền vững, bảo vệ tài nguyên môi trường nước ở Khánh Hoà, Báo cáo tổng kết đề

tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Bộ NN&PTNT.

3. Lê Trọng Bình (2007), Một số giải pháp đột phá phát triển du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam, Viện NCPT Du lịch, Tổng cục du lịch Việt Nam.

4. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch Việt Nam, Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

5. Nguyễn Văn Chất và Dương Đức Minh, Phát triển du lịch cộng đồng dựa vào loại hình du lịch Homestay tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí KH Văn

hoá và Du lịch, Số 13 (67), tháng 9 năm 2013.

6. Huỳnh Cát Duyên(2013), Một số giải pháp phát triển bền vững du lịch biển

đảo Nha Trang – Khánh Hòa, Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa, Đại Học Nha Trang.

7. Lê Văn Hoa (2012), Tình hình nghiên cứu văn hoá biển đảo ở Khánh Hoà,

Văn hoá Biển đảo Khánh Hoà, NXB Văn Hoá, 2012.

8. Nguyễn Xuân Hoa(2009), Điều tra, thống kê diện tích, thành phần loài, đánh giá hiện trạng phân bố hệ sinh thái rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và vai trò cua chúng đối với kinh tế xã hội, môi trường ở vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa- Đề xuất giải pháp quản lí và sử dụng bền vững, Sở TN và MT Khánh

Hòa, 2009

106

10. Nguyễn Thị Bích Hảo (2009), Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đói đối với người dân sống trong khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, Luận văn tốt nghiệp Đại Học

11. Nguyễn Đình Hòe-Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB ĐHQG Hà

Nội.

12. Nguyễn Đình Hòe (2007), Sổ tay quản lý môi trường cấp huyện, xã và các tổ chức chính trị xã hội, Sở tài nguyên môi trường Khánh Hoà.

13. Tô Duy Hợp- Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng, lý thuyết và vận dụng, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.

14. Tô Duy Hợp – Đặng Vũ Cảnh Linh (2008), Nghiên cứu đặc điểm cư dân và văn hoá vùng ven biển và hải đảo: Một số vấn đề lý luận cơ bản, Hội thảo “Cơ

sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn hoá và con người Việt Nam hiện nay”

15. Bùi Thanh Hương-Nguyễn Đức Hoa Cương(2007), Nghiên cứu các mô hình DLCĐ ở Việt Nam, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, Trường Đại Học Hà Nội

16. Hà Thanh Hương-Đinh Văn Ưu-Nguyễn Trung Việt (2013), Hoàn lưu ven bờ vịnh Nha Trang, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công

nghệ, Tập 29, Số 25(2013) 65-71.

17. IUCN (2008), Hướng dẫn quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên - Một số kinh nghiệm và bài học quốc tế

18. INCN (2012), Đầu tư cho các Hệ sinh thái Vùng bờ biển, Tài liệu Hướng dẫn

cho các nhà báo về vai trò của các Hệ sinh thái Vùng bờ biển.

http://cmsdata.iucn.org/downloads/protected_area_management_gl_vn.pdf 19. Đinh Kiệm (2013), Nghiên cứu về định hướng phát triển DLST vùng Duyên

hải cực Nam Trung bộ (Ninh Thuận-Bình Thuận) đến năm 2020, Luận án tiến

107

20. Phan Thị Kim Liên (2013), Nhận diện một số thách thức đối với du lịch bền vững tại thành phố Nha Trang , Kỷ yếu hội thảo khoa học Phát triển bền vững

du lịch biển Nha Trang – Khánh Hòa, Đại Học Nha Trang, tr 13-18.

21. Nguyễn Văn Quân (2009), Góp phần nghiên cứu khu hệ cá rạn san hô KBTB Vịnh Nha Trang, Tỉnh Khánh Hoà, Tạp chí khoa học và Công nghệ biển T9

(2009), Số 1. Tr 46-54.

22. Đinh Xuân Lập (2013), Bảo tồn và phát huy văn hoá làng chài trong phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên Vịnh Hạ Long, Trung tâm Nghiên cứu Tài

nguyên và Phát triển nông thôn.

23. Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung (1998), Một số kết quả về đề tài nghiên cứu “Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái Việt Nam”, Tuyển tập

báo cáo Hội thảo du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội. 24. Phạm Trung Lương (1999), Tiềm năng, hiện trạng và định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Xây dựng chiến lược

Quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.

25. Phạm Trung Lương và nnk (2002), Du lịch sinh thái - Những vấn đề lí luận thực tiễn ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Phạm Trung Lương (2002), Xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà - Hải Phòng, Tổng cục du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch

27. Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội 12/2002.

28. Phạm Trung Lương (2003), Quản lý phát triển du lịch biển, Dự án KBTB Hòn

Mun, Khoá tập huấn quốc gia về quản lý KBTB.

29. Phạm Trung Lương (2010), Tài liệu giảng chuyên đề Du lịch cộng đồng

30. Nguyễn Văn Lưu (2006), Phát triển du lịch cộng đồng trong bối cảnh kinh tế thị trường, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bảo vệ môi trường du lịch với sự tham

108

31. Hoàng Hoa Quân (2007), Nhận thức của cộng đồng về hoạt động du lịch với

môi trường tự nhiên và nhân văn, Tài liệu tập huấn về Bảo vệ môi trường du lịch cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch tổ chức tại thành phố Đà Nẵng,(chuyên đề 4).

32. Võ Quế (2006), Du lịch cộng đồng - lý thuyết và vận dụng, tập 1, NXB Khoa

học và kĩ thuật, Hà Nội

33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI, kỳ họp thứ 7,

Luật du lịch, NXB chính trị quốc gia, 2005.

34. Quỹ Châu Á và Viện nghiên cứu phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam,

Tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch cộng đồng, Hà Nội 2012.

35. Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch Khánh Hoà, Báo cáo nghiên cứu phát triển ngành du lịch Khánh Hoà (tập trung xây dựng mô hình liên kết đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch) phục vụ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đề xuất các kiến nghị, Chương trình BSPS – Hợp phần 1, Khánh Hoà (2008).

36. Tài liệu Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, Hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Kiên Giang và cụ thể cho khu vực Hà Tiên – Đông Hồ,

NXB TP.HCM -2013

37. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, NXB ĐHQG Hà Nội.

38. Trần Đức Thạnh (2008), Vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam và tiềm năng sử dụng, NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

39. Trần Thanh Thản (2011), Đánh giá hiện trạng và đa dạng sinh học và cảnh quan khu vực Vịnh Vân Phong phục vụ ứng cứu sự cố tràn dầu, Tóm tắt Luận

văn Thạc sĩ sinh học, ĐH KHTN - ĐHQG Hà Nội.

40. Lê Văn Thăng-chủ biên (2008), Giáo trình Du lịch và Môi trường – NXB

ĐHQG Hà Nội.

41. Hà Xuân Thông (2003), Đặc điểm của các cộng đồng dân cư ven biển ở Việt Nam, Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun-Khoá tập huấn quốc gia về quản lý

109

42. Tổng cục du lịch, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

43. Tổng cục Du lịch (2005), Luật Du lịch.

44. Nguyễn Thế Trung(2011), Tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Khánh Hòa, “Văn

hóa biển đảo ở Khánh Hòa”,15 Jun, 2011, Trường đại học KHXH&NV Tp.HCM

45. Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1996): Địa lý du lịch, NXB TP Hồ Chí Minh

46. Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Chiến lược khai thác sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, NXB Văn hoá –Thông tin.

47. Nguyễn Ký Viễn(2012), Xây dựng chương trình phát triển du lịch cộng đồng tại thành phố Đà Nẵng, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu

Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012

48. Bùi Thị Hải Yến (2004), Vai trò giáo dục cộng đồng với phát triển bền vững trên Thế giới và ở Việt Nam , Tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 4.

49. Bùi Thị Hải Yến (2005), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục

50. Bùi Thị Hải Yến (2012), Du lịch cộng đồng, NXB Giáo dục

51. Nguyễn Huy Yết (2010), Đánh giá mức độ suy thoái các hệ sinh thái vùng ven bờ biển Việt Nam và đề xuất các giải pháp quản lý bền vững, Báo cáo tổng

hợp kết quả KHCN, Viện Tài nguyên và Môi trường biển- Bộ KH&CN

52. Dauglas Hainsworth (SNV – Tổ chức phát triển quốc tế Hà Lan), Bộ công cụ quản lý và giám sát du lịch cộng đồng, Mạng lưới du lịch bền vững vì người

nghèo SNV Việt Nam.

53. Keg. LinvaDonnal E.hankins (1991), Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý (bản dịch), Cục Môi trường.

110 Tài liệu Tiếng Anh

54. Aigul Shabdanbekova, Marketing Specialist, Community - based tourism guidebook, 1st edition, 2004

55. Greg Richards and Derek Hall, Tourism and Sustainable Community Development

56. REST (2007), Community Based Tourism: Principles and Meaning, Community based tourism handbook.

57. Sally Asker, Louise Boronyak, Naomi Carrard and Michael Paddon, Institute

for Sustainable Futures, University of Technology Sydney May 2010, Published June 2010, Effective Community Based Tourism: A Best Practice Manual.

58. Shalini Singh, Dallen J. Timothy and Ross K.Dowling (2003), Tourism in Destination Communities.

59. Sue Beeton (2006), Community Development through Tourism

Một phần của tài liệu Bản full nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển hải đảo tỉnh khánh hòa (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)