7. Kết luận:
3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II
Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN Sáu Dài II. Kế toán trưởng
Kế toán bán hàng Thủ quỹ
Giám đốc
Bộ phận quản kho và cung ứng
38
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy kế toán
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán,giao dịch, hướng dẫn, kiểm tra công việc của các nhân viên trong bộ phận kế toán, là kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm trước giám đốc, cơ quan thuế và các thông tin kế toán cung cấp.
Kế toán bán hàng theo dõi lưu chuyển hàng hoá về mặt giá trị và hiện vật và lập hoá đơn bán hàng, tổ chức kiểm kê hàng hoá đúng quy định và báo cáo kịp thời hàng tồn kho.
Thủ quỹ chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền mặt tại quỹ của công ty. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt, đồng thời có trách nhiệm tính toán chi trả tiền lương cho nhân viên.
3.3.3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
3.3.3.1. Tình hình chung về chính sách k ế toán tại doanh nghiệp
Kỳ kế toán năm bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép công tác kế toán và lập Báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế: VND).
Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC phù hợp với cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp và theo thông tư 138/2011/TT-BTC hướng dẫn về sữa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3.3.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
Doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán sử dụng ban hành theo Quyết định số 48/2006/ QĐ - BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài Chính kèm theo thông tư 138/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm
2011 hướng dẫn về sữa đổ bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.3.3.3. Hệ thống sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
a. Hình thức kế toán máy doanh nghiệp áp dụng
Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, thực hiện trên nền máy tính bằng phần mềm kế toán Việt Nam phiên bản DN.3.
39 Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày.
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. Đối chiếu, kiểm tra.
Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II
Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo phần mểm kế toán áp dụng tại DNTN Sáu Dài II.
Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.
Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.
Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.
b. Hình thức kế toán Nhật ký chung Sổ kế toán - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Phần mềm kế toán Máy vi tính
40
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2006, trang 50
Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo hình thức nhật ký chung.
Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt.
- Sổ Cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế
Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ nhật ký đặc biệt Chứng từ kế toán Sổ nhật ký chung Sổ cái Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
41
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.
3.3.3.4. Các phương pháp kế toán hạch toán tại doanh nghiệp
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
3.4. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DNTN SÁU DÀI II TỪ 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA NĂM 2013 DÀI II TỪ 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA NĂM 2013
Qua thời gian hoạt động của DNTN Sáu Dài II đã có những bước phát triển và dần nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh và điều đó được thể hiện qua sự thay đổi của từng chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng năm 2010, 2011, 2012 và so sánh với hoạt động kinh doanh cùng kỳ của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 để có sự đánh giá chung về doanh nghiệp trong thời gian qua.
42
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II từ 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 6 tháng đầu năm
Mức chênh lệch Mức chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6 tháng đầu năm 2013/2012 2010 2011 2012 2012 2013 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) 1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 8.941.730 8.436.274 9.875.091 5.482.925 6.873.142 -505.456 -5,7 1.438.817 17,1 1.390.217 25,4 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7.365 94.035 41.362 28.959 22.385 86.670 1.176,8 -52.673 -56,0 -6.574 -22,7 3. Doanh thu thuần về BH &
CCDV 8.934.365 8.342.239 9.833.729 5.453.966 6.850.757 -592.126 -6,6 1.491.490 17,9 1.396.791 25,6 4. Giá vốn hàng bán 8.163.531 7.698.595 9.074.255 5.058.362 6.307.138 -464.936 -5,7 1.375.660 17,9 1.248.776 24,7 5. Lợi nhuận gộp về BH &
CCDV 770.834 643.644 759.474 395.604 543.619 -127.190 -16,5 115.830 18,0 148.015 37,4 6. Doanh thu hoạt động tài chính - - - - - - - - - 7. Chi phí tài chính - - 45.000 18.000 27.000 - - 45.000 - 9.000 50,0
Trong đó: chi phí lãi vay - - 45.000 18.000 27.000 - - 45.000 - 9.000 50,0
8. Chi phí quản lý kinh doanh 470.161 415.168 431.120 208.486 245.736 -54.993 -11,7 15.952 3,8 37.250 17,9 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 300.673 228.476 283.354 169.118 270.883 -72.197 -24,0 54.878 24,0 101.765 60,2 10. Thu nhập khác - 18.203 973 19.000 - - 18.203 18.027 1.852,7 11. Chi phí khác - 2.165 - - - 2.165 - -2.165 -100,0 - - 12. Lợi nhuận khác - -2.165 18.203 973 19.000 -2.165 - 20.368 -940,8 18.027 1.852,7 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế 300.673 226.311 301.557 170.091 289.883 -74.362 -24,7 75.246 33,2 119.792 70,4 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 75.168 39.604 75.389 42.523 72.471 -35.564 -47,3 35.785 90,4 29.948 70,4 15. Lợi nhuận sau thuế 225.505 186.707 226.168 127.568 217.412 -38.798 -17,2 39.461 21,1 89.844 70,4
43 + Nhận xét chung:
Năm 2011 tình hình doanh thu của doanh nghiệp giảm so với năm 2010 là 505.456.000 đồng giảm tương đương 5,65% nguyên nhân là do trước đó nền kinh tế nước ta bị tác động bởi lạm phát kinh tế nên trong giai đoạn từ sau năm 2010 tình hình kinh tế chung tăng trưởng chậm lại điều này tác động làm giảm nhu cầu chung của xã hội. Vì vậy, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có DNTN Sáu Dài II. Tình hình doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong năm 2011 so với năm 2010 thì DTBH và CCDV của doanh nghiệp giảm 505.456.000 đồng mức giảm tương ứng 5,7% tiếp tục so sánh thì năm 2012 thì có sự tiến triển tốt khi DTBH và CCDV của doanh nghiệp tăng thêm 1.438.817.000 đồng so với năm 2011, mức tăng tương ứng đạt 17,1%. Sang sáu tháng đầu năm 2013 tình hình doanh thu của doanh nghiệp tăng tiếp tục trở lại, so với sáu tháng đầu năm 2012 thì doanh thu tăng 1.390.217.000 đồng tăng tương ứng đạt 25,4% mức tăng trưởng này của DNTN Sáu Dài II nói riêng và các doanh nghiệp tổ chức kinh tế nói chung đã chứng tỏ chính sách kích cầu và ổn định kinh tế vĩ mô do nhà nước đặt ra đang đem lại hiệu quả tốt.
Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp phát sinh qua các năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2012, và 2013 chủ yếu là hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh qua các năm là nguyên nhân làm giảm DTBH & CCDV thuần. Năm 2010 doanh thu BH & CCDV của doanh nghiệp là 8.941.730.000 đồng nhưng do phát sinh khoản hàng bán bị trả lại 7.365.000 đồng làm giảm doanh thu thuần BH & CCDV còn 8.934.365.000 đồng. Năm 2011 doanh thu bán hàng BH & CCDV sau khi trừ khoản giảm giá hàng bán và khoản hàng bán bị trả lại 94.035.000 đồng thì doanh thu thuần còn lại 8.342.239.000 đồng của doanh nghiệp so với năm 2010 thì doanh thu thuần giảm 592.126.000 đồng tương ứng 6,6%. Năm 2012 doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ khoản giảm trừ doanh thu 41.362.000 đồng thì doanh thu thuần của doanh nghiệp là 9.833.729.000 đồng so với doanh thu thuần năm 2011 thì doanh thu tăng 1.491.460.000 đồng tương ứng với 17,9%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 1.396.791.000 đồng tương ứng 25,6% tình hình các giảm trừ doanh thu phát sinh là do có nhiều hàng hoá trong kỳ không đạt yêu cầu khách hàng trong thời gian qua nên được giao trả lại cho doanh nhgiệp.
Tình hình giá vốn hàng bán tỷ lệ thuận số lượng bán ra năm 2011 giá vốn hàng bán giảm so với 2010 là 464.936.000 đồng mức giảm tương ứng 5,70%, nói chung tình hình giá vốn thay đổi tương ứng với biến động giá. Năm 2012
44
giá vốn tăng so với năm 2011 là 1.475.660.000 đồng tương ứng tỷ lệ tăng đạt 19%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì giá vốn của doanh nghiệp tăng so với năm 2012 là 1.376.660.000 đồng tăng 17,9%. So sánh 6 tháng đầu năm thì chênh lệch tăng giữa hai năm này là 1.248.776, đạt 24,7%.
Tình hình chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi qua các năm điều này cho thấy doanh nghiệp chưa quản lý tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp chỉ phát sinh trong vào tháng 01 năm 2012 nhưng chủ yếu là chi phí lãi vay phát sinh do doanh nghiệp đi vay để đầu tư cho tình hình trong kỳ hoạt động.
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 so với 2010 giảm 74.362.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 24,7% , so sánh giữa lợi nhuận năm 2012 với năm 2011 tăng thêm 75.246.000 đồng tương ứng tỷ lệ 33,2%. Nhìn chung là một kết quả tốt mặt dù trong năm 2010 có doanh thu và sản lượng hàng hoá bán ra nhiều hơn so với năm 2011, tiếp tục xét tình hình lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 119.792.000 đồng đạt mức tăng 70,4% so với trong 6 tháng đầu năm 2012. Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động kinh doanh đang ngày càng tăng, điều này cho thấy doanh nghiệp cố gắng trong việc điều chỉnh khoản mục doanh thu và chi phí một cách hài hoà để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp..
Bảng phân tích cũng cho thấy các chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định là 25%, cụ thể năm 2010 chi phí thuế phải nộp là 75.168.000 đồng. Sang năm 2011 chi phí thuế doanh nghiệp chỉ bằng 70% số thuế phải nộp do doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi về thuế do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 08/2011/QH13 kèm theo thông tư hướng dẫn 154/2011/TT-BTC nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân nên số thuế phải nộp năm 2011 giảm hơn so với 2010 là 35.564.000 đồng giảm tương ứng với 47,3%. Tiếp tục so sánh 2 năm 2012 và năm 2011 thì thuế TNDN tăng thêm 35.785.000 đồng tương ứng 90,4%. Sang sáu tháng đầu năm 2012 mức thuế phải nộp 42.523.000 đồng và mức thuế năm 2013 tăng 29.948.000 đồng đạt 70,4% so với sáu tháng 2012. 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II
3.5.1. Thuận lợi
Vị trí doanh nghiệp và kho bãi gần nhánh sông của sông Tiền và giáp đường tỉnh lộ 842 ở trung tâm của Thị xã Hồng Ngự nên thuận tiện cho việc
45
kinh doanh và giúp tiết kiệm được chi phí vận chuyển mua hàng cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh trong địa bàn khu vực huyện Hồng Ngự lâu dài nên tạo đã được uy tín, niềm tin và sự quan tâm của khách hàng.
Xu hướng đầu tư xây dựng các công trình, nhà ở trong địa bàn Thị xã