Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân sáu dài II (Trang 39)

7. Kết luận:

2.1.9Kế toán xác định kết quả kinh doanh

2.1.9.1. Nội dung

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp.

2.1.9.2. Tài khoản sử dụng và phản ánh TK 911 Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,

bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Kết chuyển lãi.

- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ.

- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN.

- Kết chuyển lỗ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

25

2.1.9.3. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ

Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 433

Hình 2.12 Sơ đồ kế toán hạch toán xác định kết quả kinh doanh. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán do doanh nghiệp cung cấp.

2.2.2. Nội dung phân tích

Phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu đã thu thập được để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

911 511,512 515 711 821 635 641,642 632 421 421 811 821 Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN

Kết chuyển chi phí tài chính

Kết chuyển chi phí khác

Kết chuyển chi phí thuế TNDN

Kết chuyển doanh thu bán hàng,cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng nội bộ

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính

Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN

26

Sử dụng kỹ thuật phân tích ngang để xác định sự biến động của từng chỉ tiêu (cả về quy mô và tốc độ) được thiết kế dưới dạng bảng so sánh kết hợp phương pháp so sánh bằng số tương đối và tuyệt đối để xác định mức độ biến động của từng chỉ tiêu cần phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc qua các năm 2010, 2011, 2012, và 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó, đưa ra những đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 01 của năm 2011, 2012 và năm 2013 trên cơ sở áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích để làm rõ các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh tại doanh nghệp.

Vận dụng phương pháp phân tích tỷ số khả năng sinh lời của để đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài liệu chủ yếu để phân tích nội dung này là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Đây là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

2.2.3. Ý nghĩa, mục tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.3.1. Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. Nó chịu nhiểu tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.Vì vậy, khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo... để đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp để khắc phục những nhược điểm hay phát huy những ưu điểm, khai thác những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, có những phương thức phòng ngừa rủi ro kinh doanh hay nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.2.3.2. Mục tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là chứng minh các số liệu trên các báo cáo của doanh nghiệp để người sử dụng hiểu được những nội dung, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư, nhà quản lý hay các tổ chức cá nhân... và đưa ra những phương án kinh doanh mang lại hiệu quả.

27

2.2.3.3. Các báo cáo sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

a. Bảng cân đối kế toán

 Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính có các đặc điểm sau:

Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất .

Phản ánh tình hình tài sản theo 2 cách phân loại: Kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản.

Phản ánh tài sản dưới hình thái giá trị (dùng thước đo bằng tiền)

Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm được quy định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm).

Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp và các đối tượng khác bên ngoài trong đó có các cơ quan của Nhà nước. Do vậy, bảng cân đối kế toán phải được lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp và phải nộp cho các đối tượng có liên quan đúng thời hạn quy định.

b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và hoạt động khác.

2.2.4. Phương pháp phân tích

2.2.4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp so sánh

Trong quá trình phân tích theo phương pháp so sánh cần thực hiện đầy đủ 3 bước sau:

 Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ

tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp, các gốc so sánh có thể là:

Tài liệu năm kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến kế hoạch, định mức làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch muc tiêu dự kiến đã đề ra.

28

 Bước 2: Xác định điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu được sử dụng so

sánh phải thống nhất về các nội dung như sau: Cùng phản ánh nội dung kinh tế

Cùng phương pháp tính toán Cùng đơn vị đo lường

Cùng khoảng thời gian hạch toán

 Bước 3: Kỹ thuật so sánh:

Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng những kỹ thuật so sánh sau:

- So sánh số tuyệt đối

Số biến động tuyệt đối = Số liệu kỳ phân tích - Số liệu kỳ gốc (2.4) Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Nó là cơ sở để tính toán các loại số khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về qui mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế đó.

- So sánh số tương đối

Số biến động tương đối = Số liệu kỳ phân tích (2.5) Số liệu kỳ gốc

Có nhiều loại số tương đối khác nhau, ví dụ như số tương đối động thái, số tương đối nhiệm vụ kế hoạch, số tương đối hoàn thành kế hoạch v.v… tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp.

2.2.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp thay thế các nhân tố theo trình tự để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích. Các nhân tố này phải có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số hoặc thương số. Gồm 3 bước:

 Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a,b,c,d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau

- Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 - Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0

29

- Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 -Q0 = Q

 Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố :

- Xác định ảnh hưởng của nhân tố a : Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố a : Qa = Qa -Q0 - Xác định ảnh hưởng của nhân tố b :

Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = Qb -Qa - Xác định ảnh hưởng của nhân tố c :

Thay thế lần 3: Qc= a1 x b1 x c1 x d0

Mức ảnh hưởng của nhân tố c : Qc = Qc –Qb - Xác định ảnh hưởng của nhân tố d :

Thay thế lần 4: Qb = a1 x b1 x c1 x d1

Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Qd = Qd -Qc

 Bước 3: Tổng hợp các nhân tố: Qa + Qb +Qc +Qd =Q

2.2.5. Xác định nhân tố tác động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh đến kết quả hoạt động kinh doanh

2.2.5.1. Khái niệm nhân tố

Trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khái niệm nhân tố được thường xuyên sử dụng để chỉ điều kiện tất yếu làm cho quá trình kinh tế nào đó có thể thực hiện đuợc.

Nhân tố có nghĩa là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả nhất định cho hiện tượng và quá trình kinh tế.

Trong phân tích, nguyên nhân và kết quả không phải là cố định bởi vì nghiên cứu một hiện tượng kinh doanh, một quá trình kinh doanh nào đó thì cái này có thể là nguyên nhân nhưng khi nghiên cứu một quá trình kinh doanh khác thì nguyên nhân đó lại trở thành kết quả. Có khi nguyên nhân và kết quả hợp với nhau làm cho nguyên nhân biểu hiện thành kết quả và ngược lại.

2.2.5.2. Phân loại nhân tố

Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều nhân tố tác động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

30

Việc xác định nhân tố nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng, quá trình kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng gây tác động . Tuy vậy vẫn có thể phân các nhân tố như sau:

 Theo nội dung kinh tế bao gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhân tố thuộc điều kiện kinh doanh (lao động, vật tư, tiền vốn); các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh.

Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh, các nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng đến sản xuất tiêu thụ từ đó ảnh hưởng đến tài chính.

 Theo tính tất yếu của nhân tố bao gồm:

Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Những nhân tố này như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của doanh nghiệp (giá thành sản phẩm, mức hao phí, thời gian lao động).

Nhân tố khách quan là những nhân tố phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu ngoài sự chi phối của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh (thuế, giá cả, lương bình quân).

 Theo tính chất của nhân tố bao gồm:

Nhân tố số lượng là những nhân tố phản ánh quy mô, điều kiện hoạt động kinh doanh, như số lượng lao động, vật tư, tiền vốn, sản lượng doanh thu mà doanh nghiệp tiêu thụ.

Nhân tố chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu suất hoạt động kinh doanh. Việc phân tích hoạt động kinh doanh theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng giúp cho việc đánh giá phương hướng, đánh giá chất lượng và giúp cho việc xác định trình tự đánh giá các nhân tố khi sử dụng phương pháp loại trừ trong phân tích hoạt động kinh doanh.

 Theo xu hướng tác động của các nhân tố phân ra:

Nhân tố tích cực là những nhân tố có tác động tốt hay làm tăng độ lớn của kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Nhân tố tiêu cực là những nhân tố có tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết qủa hoạt động kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực. Nhân tố có

31

nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng cần chú rằng khi phân loại phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, có những nhân tố trong mối quan hệ với chỉ tiêu này là loại nhân tố này, nhưng trong mối quan hệ với chỉ tiêu khác trở thành nhân tố khác.

2.2.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh

- Nhân tố chủ quan

Ápdụng phương phápthaythế liên hoàn trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu phản ánh chung về tổng quan tình hình của doanh nghiệp bao gồm kết quả về hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác trong doanh nghiệp.

LNTT= LNKD+LNTC+LNK - Trong đó:

LNKD:lợinhuậnhoạtđộngkinhdoanh. LNTC:lợinhuậntàichính.

LNK:lợinhuậnkhác. LNTT:lợinhuậntrướcthuế.

+ Phân tích các nhân tố từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong kỳ hoạt động ta có công thức sau

LNKD=DTT –GVHB–CPBH–CPQLDN - Trong đó:

LNKD:lợinhuậnhoạtđộngkinhdoanh. DTT: doanh thu thuần.

GVHB: giá vốn hàng bán. CPBH: chi phí bán hàng.

32

+ Phân tích các nhân tố từ hoạt động tài chính LNTC=DTTC –CPTC

- Trong đó:

LNTC:lợinhuậnhoạtđộngtài chính. DTTC: doanh thu tài chính

CPTC: chi phí tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phân tích các nhân tố từ hoạt động khác LNK=TNK –CPK

- Trong đó

LNK:lợinhuậnhoạtđộngkhác. TNK: thu nhập khác

CPK: chi phí khác - Nhân tố khách quan

Tình hình kinh tế chung toàn cầu do ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng kinh tế tác động đến nền kinh tế trong nước.

Chính sách nhà nước do có sự thay đổi chính sách tài khoá, chính sách thuế, lãi suất vay vốn ...

Nhu cầu người mua: mức thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu người mua từ đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp.

2.2.6. Phân tích các tỷ số tài chính và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh kinh doanh

Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu các dữ liệu đằng sau chỉ số đó để đánh giá tình hình tài chính và các hoạt động của một doanh nghiệp và giúp xác định những nhân tố tác động đến xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh kết quả hoạt động của các năm trước.

Đánh giá tình hình thu nhập của doanh nghiệp với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản,...

33

2.2.6.1. Tỷ số đánh giá khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán ngắn hạn đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ ngắn

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân sáu dài II (Trang 39)