Phân tích các tỷ số tài chính và đánh giá tình hình hoạt động

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân sáu dài II (Trang 47)

7. Kết luận:

2.2.6Phân tích các tỷ số tài chính và đánh giá tình hình hoạt động

kinh doanh

Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu các dữ liệu đằng sau chỉ số đó để đánh giá tình hình tài chính và các hoạt động của một doanh nghiệp và giúp xác định những nhân tố tác động đến xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh kết quả hoạt động của các năm trước.

Đánh giá tình hình thu nhập của doanh nghiệp với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản,...

33

2.2.6.1. Tỷ số đánh giá khả năng thanh toán

Tỷ số thanh toán ngắn hạn đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn và khả năng thoả mãn nhu cầu tiền không mong đợi.

a. Hệ số thanh toán hiện hành - Current ratio

Tỷ số thanh toán hiện hành diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nó được sử dụng một cách rộng rãi như một tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

b. Hệ số thanh toán nhanh - Quick ratio

Một trong những thiếu sót của của tỷ số thanh toán hiện hành là không quan tâm đến những đặc điểm của các tài sản ngắn hạn khi tính toán. Xét trên phương diện thanh toán thì tiền mặt hay các khoản phải thu đều đáp ứng khả năng thanh toán tốt hơn giá trị các khoản hàng tồn kho. Tỷ số thanh toán nhanh giúp khắc phục vấn đề này so với tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số này có thể giúp ta đo lường được mối quan hệ của các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh (tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu) so với nợ ngắn hạn.

Hệ số thanh toán nhanh = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn

2.2.6.2. Tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển.

a. Số vòng quay các khoản phải thu - Accountsreceivable turnover ratio

Số vòng quay các khoản phải thu đo lường mối quan hệ tương quan của các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của doanh nghiệp.

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền sẽ càng nhanh.

Số ngày thu tiền bình quân =

365 ngày

Vòng quay các khoản phải thu

(2.6)

(2.7)

(2.8)

34

b. Số vòng quay hàng tồn kho - Inventory turnover ratio

Số vòng quay hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng bán và hàng tồn kho. Số vòng quay của hàng tồn kho cao cho thấy hàng tồn kho trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đầu tư vào hàng tồn kho được cắt giảm, chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền cũng được rút ngắn và ít nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho còn được thể hiện qua số ngày dự trữ hàng tồn kho. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số ngày dự trữ hàng tồn kho = 365 ngày

Vòng quay hàng tồn kho

Số ngày dự trữ hàng tồn kho cho ta biết độ dài thời gian dự trữ và sự cung ứng hàng tồn kho trong thời gian đó. Nó cũng cho biết doanh nghiệp có dự trữ thừa hay thiếu không.

c. Số vòng quay của tài sản -Sales-to-Fixed assets ratio

Số vòng quay của tài sản là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Tỷ số này cho biết mỗi một đầu đầu tư vào tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nói chung tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả.

Số vòng quay của tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

2.2.6.3. Tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi

Một doanh nghiệp có tồn tại lâu hay không phụ thuộc vào khả năng thu được lợi nhuận mong muốn của nó. Đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp có thể cung cấp một căn cứ tốt hơn cho việc ra quyết định của nhà đầu tư.

a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Net profit margin ratio (ROS)

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận thuần so với doanh thu thuần.

ROS =

Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần

b. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - Return on total assets ratio (ROA)

(2.13) (2.12) (2.11) (2.10)

35

Chỉ tiêu này là thước đo bao quát khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp đo lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản được đầu tư.

ROA =

Lợi nhuận thuần Tổng tài sản bình quân

c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Return on equity ratio (ROE)

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

ROE = Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu bình quân

(2.14)

GIỚI THIỆU V

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân sáu dài II (Trang 47)