Nhiều học giảđã chỉ ra rằng tri thức là một nguồn lực cực kỳ quan trọng trong việc xác
định chiến lược nhằm phát triển giá trị gia tăng và duy trì lợi thế cạnh tranh trong thị
trường toàn cầu (Barney, 1991; Grant, 1996; Bollinger & Smith, 2001). Ngoài những
đặc tính của nguồn lực nói chung, tri thức còn có thêm những đặc tính khác. Tri thức ở
dạng vô hình, rất khó để đong đếm (Wiig & ctg, 1997). Tri thức không những không hao mất đi khi sử dụng mà còn tăng lên và có thể được sử dụng ở các quá trình khác
32
nhau cùng một thời gian (Inkpen, 1998; Quinn & ctg, 1996). Tri thức có tầm ảnh hưởng rất rộng trong doanh nghiệp (Wiig & ctg, 1997) và cả nền kinh tế thế giới hiện nay (Bollinger & Smith, 2001). Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng tri thức, năng lực tri thức là trọng tâm cho sự thành công của doanh nghiệp (Drucker, 1988). Spender (1996) ví doanh nghiệp như là một hệ thống được điều khiển bởi tri thức mà nó có được. Thêm vào đó, các học giả khác lại cho rằng vai trò chính của doanh nghiệp và trọng tâm của khả năng cạnh tranh là tạo ra tri thức (Grant, 1997). Cuộc đua tìm kiếm lợi thế cạnh tranh thông qua việc tăng cường nguồn lực tri thức
đang xảy ra nhanh hơn bao giờ hết (Hofer-Alfeis, 2003). Theo Halawi & ctg (2005), việc duy trì lợi thế cạnh tranh trong thế kỷ 21 chủ yếu thông qua việc quản trị tri thức. Vì vậy, quản trị tri thức đã trở nên cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động dựa trên nền tảng tri thức.
Quản trị tri thức là hoạt động có chủ định nhằm sáng tạo, tiếp nhận, phân bổ và áp dụng tri thức với mục đích đạt được kết quả chiến lược mong muốn (Davenport & ctg, 1998; Berbrow & Lane, 2003). Trong môi trường mà tri thức là một yếu tố quyết định sự thành công, cùng với việc quản lý công việc, người lao động và đối tác, các nhà quản lý phải biết quản lý nguồn lực tri thức giống như quản lý các nguồn lực khác. Họ
phải sắp xếp tri thức ở nơi phù hợp, lập kế hoạch sử dụng, chỉ định đến người phù hợp, thúc đẩy những ứng dụng của nó, đánh giá những kết quả đạt được…Đây là quá trình tương tác giữa người và người và việc này được hỗ trợ bởi công nghệ. Tuy nhiên, quản trị tri thức không phải là việc tiến hành các giải pháp công nghệ mà là sự tiếp cận nhiều chiều, với việc tổng hợp các yếu tố chiến lược kinh doanh, các giá trị văn hóa và quá trình công việc (Berbrow & Lane, 2003). Đồng thời, quản trị tri thức là sự tổng hợp các cố gắng, các tương tác giữa các quá trình xã hội, chính trị. Do vậy, có thể dẫn đến những xung đột, đặc biệt giữa các bộ phận của tổ chức (Delong & Seeman, 2000). Lý do dẫn tới xung đột có thể do sự khác biệt về ngôn ngữ, quy tắc và tầm nhìn. Ngược lại, quản trị tri thức hiệu quả sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và duy trì lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp (Inkpen, 1998).
33
Một hình thức mà các công ty thường thực hiện để làm giàu kho tri thức của mình là học tập thu nhận tri thức từ các công ty khác (học tập tổ chức).