Nền tảng học tập trong công ty liên doanh

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 60)

Liên doanh quốc tế là một hình thức của chiến lược liên doanh mà các doanh nghiệp từ

các nước khác nhau hợp tác với nhau nhằm theo đuổi những mục tiêu chiến lược cho mình. Việc liên doanh quốc tế đã trở thành một vấn đề trong nền kinh tế đương đại toàn cầu (Elmuti & Kathawala, 2001). Các đối tác đóng góp tri thức và năng lực có

được qua các hình thức công nghệ, nhân lực hoặc là quá trình kinh doanh. Các bên tìm kiếm những bổ sung cho mình từđối tác.

Công ty liên doanh quốc tế (IJVs) được hiểu là do hai hay nhiều doanh nghiệp từ các nước khác nhau đóng góp nguồn lực để phát triển một công ty mới cùng sở hữu và cùng quản lý (Reid & ctg, 2001). IJVs được ghi nhận như là phương tiện để cung cấp cơ hội cho các bên đối tác có thể truy cập tri thức của nhau và phát triển tri thức (Beamish & Berdrow, 2003; Zack, 1999). Trong khi số lượng IJVs đang tăng nhanh, những nhận thức và hiểu biết về hình thức hợp tác này vẫn còn hạn chế (Kandemir & Hult, 2004). Bên cạnh đó, số lượng các nghiên cứu thực nghiệm sốđông về chủđề này chưa nhiều, mà chủ yếu là những nhận định chủ quan (Simonin, 2004). Lý thuyết về

quản trị chiến lược và công ty liên doanh quốc tế thừa nhận rằng học tập thu nhận tri thức và thích ứng là những động lực quan trọng cho việc hình thành công ty liên doanh quốc tế (Kogut & Zander, 1992; Lyles & Salk, 1996).

Liên quan đến nền tảng học tập trong liên doanh, theo nghiên cứu của Tsang & ctg (2003), học tập từđối tác rơi vào hai quá trình học tập từ kinh nghiệm và học tập gián tiếp. Thêm vào đó, (McDermott, 1999) cho rằng học tập từ đối tác cần có cầu nối là con người. Các cá thể xây dựng nên cộng đồng sinh hoạt chung, qua đó tri thức phức tạp có thể chia sẻ, diễn dịch và sử dụng. Do đó, học tập thu nhận tri thức từ các công ty mẹ nước ngoài cần thêm một quá trình nữa là kết nối (grafting).

(1) Học tập từ kinh nghiệm (experiential learning): sau khi được hình thành, doanh nghiệp thu nhận được một số tri thức thông qua kinh nghiệm trực tiếp từ hoạt động của nó. Thường thì đây là kết quả của quá trình vô thức, không hệ thống. Thật vậy, một số

61

thói quen của chúng ta là kết quả của quá trình học tập vô thức (Tsang, 1999). Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó là kết quả của quá trình nhận thức và có hệ thống. Học tập từ

những kinh nghiệm của quá trình tham gia liên minh chiến lược là mục tiêu của quá trình học tập này (Tsang, 2002). Từ quan điểm học tập này, Tsang & ctg (2003) giới thiệu mô hình học tập qua đó thâm niên hoạt động về liên doanh ảnh hưởng đến việc tiếp nhận tri thức từ liên doanh của các công ty mẹ. Các doanh nghiệp học tập từ kinh nghiệm dẫn tới quản lý liên doanh hiệu quả hơn về các mặt phát triển quan hệ với đối tác và nhận biết được vòng đời của liên doanh (Lyles, 1988; Tsang, 1999).

(2) Học tập gián tiếp (vicariou learning): mục tiêu chính của học tập gián tiếp trong liên minh chiến lược là hấp thu tri thức nằm ẩn sâu được sở hữu bởi đối tác (Hamel, 1991). Cụ thể là doanh nghiệp cố gắng học về chiến lược, các phương pháp quản trị

cũng như các loại công nghệđặc biệt. Học tập gián tiếp là tiêu điểm chính của hầu hết các nghiên cứu về học tập trong liên doanh chiến lược (Tsang, 1999).

(3) Kết nối (graft): các doanh nghiệp thường tăng cường khả năng cho kho tri thức của mình bằng cách thu nhận và kết nối (grafting) những cá nhân sở hữu những tri thức mà doanh nghiệp không có (Huber, 1991). Đối với một số dạng phức tạp của tri thức, thì thu nhận thông qua kết nối thường nhanh hơn so với thu nhận thông qua kinh nghiệm và bắt chước (imitation). Nghiên cứu thực nghiệm về thu nhận tri thức thông qua kết nối đến nay rất hiếm (Huber, 1991). Một trong những nghiên cứu dạng này là của Lyles (1988), nghiên cứu việc thu nhận tri thức thông qua liên doanh. Theo Lyles & Salk (1996) học tập thông qua kết nối tương tự như là quá trình xã hội hóa (socialization) và nội hóa (internalization) tri thức theo quan điểm của Nonaka (1994) nhưđã trình bày ở trên.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)