Quá trình thực hiện nghiên cứu này trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn 1 nghiên cứu định tính sơ bộ. Theo đó, trên cơ sở lý thuyết đã được tổng quan phân tích và mô hình lý thuyết được đề xuất, xây dựng một bộ thang đo sơ bộ nhằm đo lường các khái niệm. Dựa vào đó, tác giả thảo luận với 4 chuyên gia có am hiểu về chủđề nghiên cứu. Mục
đích của việc thảo luận này giúp hoàn thiện mô hình lý thuyết cũng như xây dựng một bộ thang đo đáng tin cậy, phục vụ đo lường các khái niệm cho nghiên cứu định lượng sau này. Kết quả ý kiến các chuyên gia được trình bày tóm tắt ở Phụ lục 7. Giai đoạn 2 thực hiện một nghiên cứu định lượng sơ bộ, cỡ mẫu 80. Giai đoạn này đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha của thang đo, sử dụng phần mềm SPSS 16. Mục đích của giai đoạn này là loại bỏ những biến đo lường kém ý nghĩa, kết quảđược trình bày ở Phụ lục 8.
97
đánh giá độ tin cậy Cronbach alpha và được hoàn thiện lần cuối cùng phục vụ cho nghiên cứu định lượng chính thức này.
Quá trình nghiên cứu đề tài được tóm tắt ở hình sau:
Hình 4.1: Mô tả quá trình nghiên cứu của nghiên cứu hiện tại
Cơ sở lý thuyết Thang bộđo sơ
Nghiên cứu định tính sơ bộ-thảo luận nhóm
Nghiên cứu định lượng sơ bộ, số lượng mẫu 80, đánh giá:độ tin cậy Cronbach alpha
Nghiên cứu định lượng chính thức-Giai đoạn khám khá EFA, số mẫu 181, đánh giá:
- Độ tin cậy Cronbach alpha - Tính đơn hướng
- Giá trị hội tụ, phân biệt
Nghiên cứu định lượng chính thức-Giai đoạn khẳng định CFA, số mẫu 181 đánh giá:
- Độ tin cậy tổng hợp - Tính đơn hướng
- Giá trị hội tụ, phân biệt - Mô hình thang đo
Mô hình SEM, đánh giá:
- Mô hình lý thuyết - Giả thuyết Thang đo hiệu chỉnh Thang đo hoàn chỉnh
98