Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 98)

Xây dựng thang đo đểđo lường các khái niệm là một quá trình dựa vào định nghĩa của các khái niệm để thiết lập nên các cách đo lường cụ thể (specific measures), qua đó cho phép nhà nghiên cứu quan sát các khái niệm một cách thực tế (Schwab, 1980; Neuman, 2000). Trong nghiên cứu này, quá trình xây dựng thang đo trải qua các bước sau:

Bước 1: phát triển các biến đo lường (items generation): công việc ở bước này là xây dựng nhóm các biến dùng để đo lường khái niệm. Cơ sở để thực hiện thành công giai

đoạn này là phải hiểu biết thấu đáo nền tảng lý thuyết liên quan đến khái niệm cần đo (Hinkin, 1998). Cần phát triển đầy đủ các biến đo phản ánh được hết nội dung đặc

điểm của khái niệm. Có hai cách chủ yếu dùng để phát triển thang đo: suy diễn (deductive) và quy nạp (inductive). Trong nghiên cứu này áp dụng phương pháp suy diễn. Theo đó, nền tảng lý thuyết cung cấp đầy đủ những thông tin để xây dựng nên tập các biến đo lường bước đầu.

Bước 2: Ở giai đoạn này của việc phát triển thang đo, tác giả sử dụng các biến đo đã

được đề xuất ở bước 1, đo lường thử nghiệm thực tế (Hinkin, 1998). Theo đó, các thang đo được đánh giá nhờ vào thông tin có được từ sựđánh giá của các chuyên gia và nhà nghiên cứu có kinh nghiệm. Mục đích ở giai đoạn này là có được bộ thang đo tương đối tốt, sau khi đã loại bỏ những biến đo lường kém ý nghĩa.

Bước 3: Kiểm định sơ bộ thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mục đích của bước này là làm cô đọng (condense) nhóm các biến quan sát thành các nhân tố (factor) nhỏ hơn, loại bỏ những biến không có ý nghĩa. Đánh giá độ

tin cậy của thang đo bằng phương pháp Cronbach alpha.

Đến đây, tác giả có được một bộ thang đo tương đối hoàn chỉnh dùng để thực hiện nghiên cứu chính thức. Tuy nhiên, đây chưa phải là một bộ thang đo chính thức. Bộ

thang đo chính thức có được sau khi có kết quả kiểm định cuối cùng. Quá trình xây dựng thang đo được tóm tắt ởHình 4.2, trang sau.

99

Hình 4.2: Mô tả các bước xây dựng thang đo, tổng hợp từ Hinkin (1998)

Sau đây là thang đo dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình được đề xuất

4.3.1. Thang đo khái niệm Ý định học tập

Ý định học tập được định nghĩa là sự mong muốn và sẵn sàng của các doanh nghiệp

đối với việc học tập và thu nhận tri thức từ đối tác hay từ môi trường kinh doanh (Hamel, 1991). Ý định học tập là một trong những động cơ ban đầu của các doanh nghiệp khi tham gia thành lập liên minh chiến lược và là một lực điều khiển chính trong việc phân bổ nguồn lực cho việc học tập (Kalling, 2003).

Một số nghiên cứu trước đây đã đo lường khái niệm Ý định học tập (Tsang, 2002; Hau & Evangelista, 2007). Hau & Evangelista (2007) sử dụng thang đo có sáu mục đo để đo lường về ý định học tập, chúng xoay quanh động lực học tập các doanh nghiệp trong nước khi thành lập liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài. Trong đó có ba mục

đo ở cấp độ tổ chức (local partner) và ba mục đo ở cấp độ cá nhân. Trong khi đó, Tsang (2002) sử dụng thang đo có bốn mục đo dùng đểđo khái niệm này. Nghiên cứu hiện tại, ý định học tập được thể hiện bởi các công ty liên doanh quốc tế (IJVs) mong muốn học tập thu nhận tri thức từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài. Với nghiên cứu này,

Bước 1: Phát triển các biến đo lường

Bước 2: Thực hiện phỏng vấn dựa trên bảng câu hỏi

Bước 3: Loại bỏ các biến đo không ý nghĩa thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA, đánh giá độ tin cậy

100

đối tượng phỏng vấn là cá nhân và đối tượng phân tích là tổ chức (IJVs). Do vậy, ba mục đo ở cấp độ tổ chức do Hau & Evangelista (2007) phát triển sẽđược áp dụng để

kiểm tra, đồng thời một mục đo được Tsang (2002) phát triển cũng sẽđược thừa hưởng

để kiểm tra. Lý giải cho việc này, tác giả nghiên cứu nhận thấy các mục đo của Tsang (2002) và Hau & Evangelista (2007) đã bao quát được các đặc tính của khái niệm ý

định học tập; do vậy, không cần phát triển thêm mới mục đo. Đồng thời giữa các mục

đo của các tác giả này có sự trùng lắp. Do vậy, các mục đo trong nghiên cứu này như

sau: Bảng 4.1: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Ý định học tập Khái niệm Mục đo Nguồn Ý định học tập (Learnin- g intent) LI1 LI2 LI3 LI4

Thu nhận tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ

nước ngoài là một trong những mục tiêu của công ty liên doanh

Công ty liên doanh luôn khuyến khích người lao động của mình học tập thu nhận tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài

Công ty liên doanh đã cung cấp những nguồn lực cần thiết nhằm hỗ trợ việc học tập thu nhận tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài Học tập những kỹ năng tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài để có thể hoạt động ở

môi trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của công ty liên doanh

Hau & Evangelista (2007) Hau & Evangelista (2007) Hau & Evangelista (2007) Tsang (2002)

4.3.2. Thang đo khái niệm Văn hóa nghiệp chủ

Văn hóa nghiệp chủ là một loại hình văn hóa doanh nghiệp được đặc trưng bởi sựđề

cao sự linh hoạt và hướng ngoại. Đồng thời, văn hóa này tạo nên một không gian làm việc có đầy đủ thách thức và rủi ro (Lumpkin & Dess, 1996). Lumpkin & Dess (1996) chỉ ra năm thuộc tính, theo đó các cá nhân lãnh đạo hay là người lao động nói chung thuộc doanh nghiệp có được trong môi trường văn hóa nghiệp chủ: tính tự chủ

101

(autonomy), tính mạo hiểm (risk taking), tính đổi mới (innovativeness), tính tiên phong (proactiveness) và tính cạnh tranh (competitive aggressiveness). Trong đó, hai thuộc tính là tính mạo hiểm và tính tiên phong đã được Lai & Lee (2007) phát triển thành các biến đo lường trong một nghiên cứu định lượng. Ba thuộc tính còn lại của văn hóa nghiệp chủ sẽ được tác giả phát triển thành biến đo lường trong nghiên cứu này, xem

Bảng 4.2.

Bảng 4.2: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Văn hóa nghiệp chủ

Khái niệm Mục đo Nguồn Văn hóa nghiệp chủ (Entre- preneurial culture) EC5 EC6 EC7 EC8 EC9

Người lao động nói chung trong công ty liên doanh có sự độc lập cao trong suy nghĩ và hành động

Những ý tưởng mới của người lao động nói chung trong công ty luôn được khuyến khích Người lao động nói chung trong công ty sẵn sàng đối diện với những rủi ro (risk taking) để

thể hiện năng lực của mình

Người lao động nói chung trong công ty luôn cố gắng mình là người tiên phong (being first) trong các vấn đề

Những lãnh đạo trong công ty luôn cố gắng cải thiện vị trí cạnh tranh của công ty mình so với đối thủ

Mới

Mới Lai & Lee

(2007) Lai & Lee

(2007) Mới

4.3.3. Thang đo khái niệm Nỗ lực quan sát

Nỗ lực quan sát là quá trình quan sát, theo dõi, tìm hiểu của các lãnh đạo hoặc người lao động nói chung trong công ty liên doanh đối với các hoạt động của công ty mẹ

102

mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty liên doanh có một vai trò quan trọng trong quản trị tri thức. Vai trò này càng đặc biệt quan trọng khi khoảng cách địa lý giữa các công ty càng lớn (Tsang, 2002). Việc cố gắng dành nhiều thời gian vào việc đọc, trao đổi các thông tin về tiếp thị cũng như thăm viếng để tìm hiểu hoạt động tiếp thị bởi các lãnh

đạo và người lao động từ công ty liên doanh sẽ giúp công ty thu nhận được tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài. Thang đo để đo khái niệm Nỗ lực quan sát được thừa hưởng từ một nghiên cứu của Tsang (2002), được trình bày ởBảng 4.3.

Bảng 4.3: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Nỗ lực quan sát

Khái niệm Mục đo Nguồn Nỗ lực quan sát (Overseeing Effort) OE10 OE11 OE12 OE13

Người lao động trong công ty liên doanh nói chung dành nhiều thời gian và sự chú ý vào việc tìm kiếm thu thập những thông tin tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài

Các lãnh đạo cấp cao của công ty liên doanh duy trì việc tham quan (visit) đến doanh nghiệp mẹ nước ngoài

Công ty thường xuyên trao đổi các thông tin (communication) tiếp thị với doanh nghiệp mẹ nước ngoài

Công ty có chính sách khuyến khích các cá nhân học tập được kiến thức tiếp thị từ

doanh nghiệp mẹ nước ngoài chia sẻ với

đồng nghiệp

Tsang (2002)

Tsang (2002)

Tsang (2002)

Tsang (2002)

4.3.4. Thang đo khái niệm Kiểm soát tổ chức

Kiểm soát tổ chức được định nghĩa là những nỗ lực trong quản lý nhằm hướng các hoạt

động của các cá nhân phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp (Flamholtz & ctg, 1985; King & Marks Js, 2008. Kiểm soát tổ chức về học tập xoay quanh các chức năng sau: (1) Trước tiên, học tập từ các công ty mẹ nước ngoài phải dựa trên những chuẩn mực

103

cụ thểđược thiết kế. (2) Tiếp theo, kiểm soát học tập phải gắn kết sự nỗ lực giữa các bộ

phận khác nhau của doanh nghiệp. Ngay cả khi mọi người hoạt động theo cách tốt nhất cho doanh nghiệp, họ cũng cần có sự hợp tác. (3) Thứ ba, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp đều có chức năng riêng trong việc thực hiện chiến lược học tập. (4) Thứ tư, kiểm soát học tập phải cung cấp đầy đủ thông tin để có cái nhìn toàn diện về quá trình học tập. (5) Thứ năm, kiểm soát học tập phải khuyến khích người lao động thực hiện các kế hoạch học tập tích cực hơn bằng các chế độ thưởng phạt. (6) Cuối cùng, doanh nghiệp sẽ có có những hoạt động điều chỉnh sao cho việc học tập diễn ra sau đó hiệu quả hơn (Flamholtz & ctg, 1985). Dựa trên những phân tích về các chức năng của kiểm soát tổ chức đã được phân tích ở trên, thang đo kiểm soát tổ chức về học tập được phát triển như sau:

Bảng 4.4: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Kiểm soát tổ chức

Khái niệm Mục đo Nguồn Kiểm soát tổ chức (Organiz - ational control) OC14 OC15 OC16 OC17 OC18 OC19

Công ty liên doanh thiết lập nên các tiêu chuẩn để

thúc đẩy việc thu nhận tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài

Các bộ phận trong công ty liên doanh đều có chức năng riêng trong việc học tập thu nhận tri thức tiếp thị

từ công ty mẹ nước ngoài

Công ty luôn thực hiện việc gắn kết các bộ phận trực thuộc nhằm thực hiện nhiệm vụ học tập thu nhận tri thức

Công ty luôn theo dõi và cập nhật những thông tin liên quan đến học tập thu nhận tri thức tiếp thị

Có chế độ thưởng nhằm khuyến khích việc thu nhận tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài

Công ty có những hành động điều chỉnh kịp thời khi việc học tập từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài không theo ý muốn Mới Mới Mới Mới Mới Mới

104

4.3.5. Thang đo khái niệm Học tập thích nghi

Những nghiên cứu trước đây về học tập tổ chức thường có xu hướng tìm hiểu bản chất và các cấp độ của học tập thông qua các lý giải định tính hơn là tiếp cận theo hướng

định lượng, nghiên cứu số đông. Đến nay; qua quá trình khảo cứu, trong giới hạn hiểu biết, tác giả bài viết này chưa nhận thấy nghiên cứu nào đo lường các cấp độ học tập thông qua nghiên cứu định lượng. Dựa vào định nghĩa và phân tích về bản chất của học tập thích nghi, rằng học tập thích nghi là khả năng phát hiện và chỉnh sửa những sai sót trong quá trình hoạt động nhằm thích nghi với môi trường kinh doanh (Argyris & Schon, 1978; Senge, 1990). Do vậy, thang đo về khái niệm Học tập thích nghi được phát triển như sau:

Bảng 4.5: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Thu hoạch tri thức tiếp thị thích nghi

Khái niệm Mục đo Nguồn Thu nhận tri thức tiếp thị thích nghi (Acquired adaptive marketing knowledg -e)

Trong các năm qua, công ty đã thu nhận rất nhiều tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài góp phần vào… Mới Mới Mới AMK20 AMK21 AMK22

…Phát hiện những sai sót trong công việc tiếp thị

…Sửa chữa những sai sót trong quá trình thực hiện và phát triển tiếp thị

…Thích ứng môi trường kinh doanh mới

4.3.6. Thang đo khái niệm Học tập sáng tạo

Tương tự như trường hợp học tập thích nghi, tác giả bài viết này cũng chưa tìm thấy

được những nghiên cứu định lượng, số đông, nghiên cứu về học tập sáng tạo (hay là douple-loop learning), thay vào đó là những nghiên cứu định tính với các tình huống học tập (case-study). Học tập sáng tạo là nhắm đến điều chỉnh tổng thể các quy định và quy tắc hơn là tập trung vào những hành vi và hành động cụ thể. Những hành động liên quan đến học tập sáng tạo thường ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp xét trên tổng thể

105

(Argyris & Schon, 1978; Senge, 1990). Như vậy, học tập sáng tạo diễn ra sẽ làm thay

đổi chiến lược hoạt động, tầm nhìn, văn hóa, cấu trúc cũng như mô hình hoạt động (Argyris & Schon, 1978; Senge, 1990; Hinchcliffe, 1999). Do đó, thang đo về khái niệm Học tập sáng tạo được đề xuất như sau, xem Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Bảng tóm tắt thang đo khái niệm Thu hoạch tri thức tiếp thị sáng tạo

Khái niệm Mục đo Nguồn Thu nhận tri thức tiếp thị sáng tạo (Acquired generative marketing knowledge)

Trong các năm qua, công ty đã thu nhận rất nhiều tri thức tiếp thị từ doanh nghiệp mẹ nước ngoài góp phần vào… Mới Mới Mới Mới GMK23 GMK24 GMK25 GMK26 …Điều chỉnh một cách có chủđộng các vấn đề tiếp thị

…Xây dựng một chiến lược lâu dài về tiếp thị

…Thay đổi cấu trúc của doanh nghiệp (organizational structure) như là phân chia lại công việc và các cơ chế

quản lý tiếp thị

…Có một nhận thức mới về tiếp thị

4.3.7. Thang đo khái niệm Đổi mới tiếp thị

Đổi mới tiếp thị là sự khám phá thành công các ý tưởng tiếp thị đối với doanh nghiệp trong việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, cũng như các quá trình tiếp thị mới (Damanpour, 1992; Hurley & Hult, 1998; Han & ctg, 1998; Johannessen & ctg, 2001). Việc đo lường đổi mới tiếp thị đã được các nghiên cứu trước đây đề cập một cách gián tiếp (Shergill & Nargundkar, 2005). Tuy nhiên, gần đây nó đã được đo lường trực tiếp bằng thang đo. Naido (2010) sử dụng bảy mục đo đã được phát triển trước đó bởi Hurley & Hult (1998) để đo lường sựđổi mới tiếp thị, trong hai mục đo cuối cùng sử

dụng kết quảđảo ngược (item was reverse scored): (1) Quản lý chủ động tìm kiếm các ý tưởng tiếp thị đổi mới, (2) Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về thiết kế sản phẩm, (3) Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về phân phối sản phẩm, (4) Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về hoạt động xúc tiến, (5) Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về giá cả sản phẩm, (6)

106

Người lao động sẽ bị phạt nếu đề xuất các ý tưởng tiếp thị nhưng không khả thi, (7) Các ý tưởng tiếp thị mới được nhận thức rằng rất rủi ro và luôn bị chống lại.

Nghiên cứu hiện tại sẽ thừa hưởng và sử dụng lại thang đo này. Tuy nhiên, riêng với mục đo thứ bảy, sẽđược điều chỉnh lại (không reverse nữa) nhằm thống nhất cách xây dựng thang đo trong nghiên cứu hiện tại. Không sử dụng lại mục đo thứ sáu, bởi nội dung của nó không thể hiện tinh thần tự giác đổi mới. Nó mâu thuẫn với các mục đo còn lại của thang đo này. Do vậy thang đo, đo lường khái niệm đổi mới tiếp thị được tóm tắt như sau, Bảng 4.7. Bảng 4.7: Bảng tóm tắt các thang đo khái niệm Đổi mới tiếp thị Khái niệm Mục đo Nguồn Đổi mới tiếp thị (Marketin g innovative ness)

Trong các năm qua, người lao động của công ty …

Hurley & Hult (1998) Hurley & Hult

(1998) Hurley & Hult

(1998) Hurley & Hult

(1998) Hurley & Hult

(1998) Điều chỉnh MI27 MI28 MI29 MI30 MI31 MI32 Luôn tìm kiếm các ý tưởng tiếp thị mới Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về thiết kế sản phẩm Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về phân phối sản phẩm Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về hoạt động xúc tiến Sẵn sàng chấp nhận các cải tiến về giá cả sản phẩm Luôn ủng hộđổi mới tiếp thị

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)