Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức giữa các tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 68)

Trong các năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số nghiên cứu thực nghiệm (empirical research) về thu nhận tri thức giữa các đối tác trong liên minh chiến lược quốc tế (Pérez-Nordtvedt & ctg, 2008). Họđã tìm thấy quá trình thu nhận tri thức thường được thực hiện thông qua các báo cáo chính thống (formal reports) và tự

nguyện trao đổi (Hong & ctg, 2006). Trong quá trình này các lăng kính khác nhau của lý thuyết đã được các nhà nghiên cứu sử dụng để xem xét các vấn đề liên quan đến học tập thu nhận tri thức. Chúng bao gồm lý thuyết về học tập tổ chức, lý thuyết về mạng lưới (network theory) và lý thuyết về cách tân kinh tế (evolutionary economics). Tuy nhiên, những hiểu biết của chúng ta về những yếu tố đóng góp vào sự thành bại của việc thu nhận tri thức còn rất nhiều hạn chế (Hong & ctg, 2006; van Wijk & ctg, 2008). Vai trò quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức đã được xem xét trong một số nghiên cứu (Tsang, 2002; Hau & Evangelista, 2007). Tìm hiểu, nghiên cứu và thống kê một cách đầy đủ về các yếu tố này sẽ dẫn đến những lợi ích cả

về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tiễn quản lý (Khamseh & Dominique, 2008). Trước tiên, hiểu biết và thống kê đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp các nhà nghiên cứu xem xét và áp dụng chúng trong các hình thức khác nhau của liên minh, ví dụ: liên doanh (JV), nghiên cứu và phát triển (R & D), nhượng quyền thương hiệu

69

(Franchise)…Sau đó, nhận thức về các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp các nhà quản lý liên minh cũng như các cá nhân liên quan khác trong liên minh điều chỉnh những quyết

định. Họ có thể thiết lập những mục tiêu phù hợp và phát triển hiệu quả các chức năng nhằm thu nhận tri thức một cách tốt hơn. Hay nói cách khác, nhận thức về vấn đề này sẽ cải thiện khả năng quản lý liên minh của các doanh nghiệp. Cuối cùng, xem xét các yếu tốảnh hưởng này sẽ tác động đến các quyết định liên kết và điều chỉnh hành vi của các đối tác.

Ngoài ra, khi xem xét các yếu tố liên quan đến bản chất của tri thức sẽ giúp các nhà quản lý nhận thức các cơ chế thu nhận tri thức (acquisition mechanisms) nào là phù hợp (Hora & Klassen, 2013). Đồng thời, khi chú ý đến các yếu tố liên quan đến năng lực hấp thu của doanh nghiệp buộc các nhà quản lý phải cải thiện năng lực nội bộ trong việc học tập thu nhận tri thức.

Có nhiều cách phân chia nhóm các yếu tốảnh hưởng đến quá trình học tập thu nhận tri thức. Trong số các nghiên cứu gần đây, cách phân chia của Easterby-Smith & ctg (2008) và của Khamseh & Dominique (2008) là đáng chú ý. Theo đó, dựa vào các nghiên cứu của Grant (1996) và Argote & ctg (2003) về các nhóm yếu tố ảnh hưởng

đến quá trình thu nhận tri thức, Easterby-Smith & ctg (2008) chia ra bốn nhóm các yếu tố có ảnh hưởng đến việc thu nhận tri thức. Nhóm thứ nhất gồm các yếu tố thuộc doanh nghiệp chuyển tri thức (donor firm). Nhóm thứ hai gồm các yếu tố thuộc bản chất của tri thức (nature of knowledge). Nhóm thứ ba gồm các yếu thuộc phạm vi mối quan hệ

giữa các doanh nghiệp (Inter-organizational dynamics). Nhóm thứ tư gồm các yếu tố

thuộc doanh nghiệp thu nhận tri thức (Recipient firm). Trong khi đó, theo cách phân chia có tính thư mục (bibliographical manner), Khamseh & Dominique (2008) cũng chia ra bốn nhóm (nhưng có một số khác biệt so với Esaterby-Smith và đồng nghiệp) các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức. Nhóm thứ nhất gồm các yếu tố

thuộc đặc điểm của tri thức (giống với phân loại của Easterby-Smith & ctg, 2008). Nhóm thứ hai các yếu tố thuộc năng lực hấp thu của các đối tác. Nhóm thứ ba gồm các

70

yếu tố thuộc hành vi hỗ tương (reciprocal behavior) của các đối tác. Nhóm cuối cùng gồm các yếu tố thuộc hành vi của liên minh (alliance activity).

So với hai cách phân loại của hai nhóm tác giả trên thì cách phân loại trước đó của nhóm tác giả Becker & Knudsen (2006) đầy đủ hơn. Các tác giả này xem xét cả đặc

điểm của môi trường xung quanh mà liên minh là một thành viên, đặc điểm của liên minh, tổ chức, đơn vị cá nhân thuộc tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức, cũng nhưđặc điểm của tri thức và cơ chế thu nhận, xem Hình 3.1.

Mô hình cho thấy rằng trong việc nghiên cứu thu nhận tri thức chúng ta cần xem xét các đặc tính của môi trường nhằm mô tả, ví dụ môi trường xung quanh ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các tổ chức thông qua tri thức được chia sẻ như thế nào? Tương tự

như vậy, các đặc điểm của liên minh tự nó rất quan trọng, ví dụ: nếu liên minh là liên

Hình 3.1: Các nhóm yếu tốảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức bởi các tổ chức (Becker & Knudsen, 2006)

Đặc điểm của môi trường trong đó liên

minh đang tồn tại Bản chất của mối quan hệ Đặc điểm của tổ chức Đặc điểm của các cá nhân ảnh hưởng Đặc điểm của tri thức Đặc điểm của các cơ chế thu nhận

71

doanh hay là các hình thức hợp tác khác thì những điều kiện cho việc chia sẻ tri thức khác nhau so với các loại hình hợp tác khác nhau. Các đặc tính của doanh nghiệp và các cá nhân liên quan có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình thu nhận tri thức, ví dụ các nhà quản lý cấp cao có hỗ trợ quá trình chia sẻ tri thức hay không, hay các thành viên có động lực chia sẻ tri thức hay không? Các cơ chế thu nhận tri thức tự

nó cũng rất quan trọng và cần thiết phù hợp với các đặc tính của tri thức, ví dụ tri thức

ẩn tàng cần cơ chế thu nhận khác với tri thức tường minh. Trong các nhóm yếu tốđó thì đặc điểm của tri thức và các cơ chế thu nhận được chú ý nhiều nhất (Becker & Knudsen, 2006).

Một cách tổng quát, có sáu nhóm các yếu tốảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức bởi các tổ chức nhưđã phân tích ở trên. Tuy nhiên, nghiên cứu này không xem xét mức

độ ảnh hưởng của từng cá nhân, đơn vị thuộc tổ chức có ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức một cách riêng biệt với các yếu tố ở cấp độ tổ chức mà gộp chúng lại thành nhóm các yếu tố tổ chức. Mục đích của việc gộp lại là nhằm đơn giản hóa việc phân chia; hơn nữa, đơn vị phân tích trong nghiên cứu này là tổ chức. Như vậy; có năm nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thu nhận tri thức giữa các thành viên trong liên doanh: (1) Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của môi trường liên minh đang tồn tại, (2) Nhóm các yếu tố thuộc bản chất của mối quan hệ giữa các tổ chức, (3) Nhóm các yếu tố thuộc bản chất của tri thức, (4) Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế thu nhận tri thức, (5) Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của tổ chức. Chi tiết của từng nhóm các yếu tố sẽ được trình bày sau đây:

3.3.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của môi trường liên minh tồn tại

Liebeskind & ctg (1996) cho rằng các mạng xã hội (social networks) được xem xét như

là các cơ chế sắp xếp việc thu nhận và tích hợp tri thức giữa các cá nhân và các tổ

chức. Các mạng xã hội, hay gọi là mạng liên kết, được xem là đóng góp vào việc mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rộng phạm vi của học tập tổ chức và thúc đẩy học tập tổ chức cũng như tăng cường sự

linh hoạt và thúc đẩy sự linh hoạt của tổ chức. Các đặc điểm của mạng liên kết rơi vào hai nhóm nhỏ: đặc điểm xem xét ở môi trường tổng quát trong đó các doanh nghiệp

72

đang tồn tại, và các đặc điểm của mối quan hệ có tính pháp lý (legal characteristics). Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp trong một liên minh rơi vào nhóm thứ hai, có tính pháp lý (legal form), được ràng buộc bởi các hợp đồng, quy tắc. Do đó, một số yếu tố được đề cập tới như là các đặc điểm của mạng liên kết, như là các yếu tố văn hóa (cultural factors) (Bhagat & ctg, 2002), quan hệ công ty mẹ-công ty con (Inkpen & Dinur, 1998)…

Trong một nghiên cứu về chia sẻ tri thức trong mạng liên kết, Dyer & Nobeoka (2000) nhận thấy rằng một mạng liên kết mạnh xác định các luật lệ cho việc tham gia và gia nhập vào mạng lưới là những điều kiện quan trọng cho việc kích thích chia sẻ tri thức. Tương tự đó, Inkpen & Tsang (2005) cho rằng sự gần gũi giữa các thành viên, duy trì quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau cũng như các mối quan hệ ổn định là những yếu tố quan trọng. Như vậy, có thể tóm tắt các yếu tố thuộc nhóm đặc điểm của liên minh ởBảng 3.1.

Các yếu tố thuộc đặc điểm của liên minh

(network characteristics) Tác giả

Văn hóa, Tương tác công ty mẹ-công ty con (Parent-subsidiary interaction), Đơn phương- song phương (Unilateral-bilateral), Nguyên tắc học tập (Learning stake), Quan hệ gần gũi với các thành viên khác (Proximity to other members), Quan hệ cá nhân ổn định (Stable personal relationships)

Bhagat & ctg (2002), Inkpen & Dinur (1998), Lyles & Salk (1996), Mowery & ctg (1996), Inkpen & Tsang (2005), Becker & Knudsen (2006)

3.3.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc bản chất mối quan hệ giữa các tổ chức

Theo định nghĩa, thu nhận tri thức bởi các tổ chức liên quan đến ít nhất hai tổ chức, và vì vậy chúng ta cần hiểu được sự tương tác (interactive dynamics) giữa các tổ chức này (Easterby-Smith & ctg, 2008). Các mối quan hệ quyền lực (power relations), niềm tin và rủi ro (trust and risk), cấu trúc và cơ chế (structures and mechanisms) và các ràng buộc xã hội có vai trò quan trọng trong mối quan hệ này. Tổ chức chuyển và nhận tri

Bảng 3.1: Nhóm các yếu tố thuộc đặc điểm của hình thức liên minh chiến lược

73

thức ở trạng thái đối nghịch nhau về quyền lực, thường thì doanh nghiệp chuyển tri thức ở vị trí cao hơn. Doanh nghiệp chuyển tri thức thường nhận thức nguy cơ rủi ro từ

việc rò rỉ các tri thức không nằm trong danh mục thu nhận, điều họ lo ngại dẫn đến mất lợi thế về cạnh tranh (Norman, 2002). Trong khi nguy cơ này là một thực tế, doanh nghiệp nhận tri thức có thểđối mặt với một rủi ro khác, đó là tri thức mà nó nhận được không hữu ích hoặc chất lượng không cao. Vì vậy, nguồn gốc tin tưởng được xem là yếu tố quan trọng (Ko & ctg, 2005) và điều này liên quan đến niềm tin giữa các tổ

chức. Niềm tin thúc đẩy sự thu nhận tri thức bởi cảm giác an toàn…

Cấu trúc của mối quan hệ giữa các tổ chức đề cập đến hoàn cảnh nơi đó việc thu nhận tri thức xảy ra và các cơ chế thu nhận được thiết lập trong hoàn cảnh đó. Hình thức của các mối quan hệ hợp tác cũng ảnh hưởng đến sự tương tác và thu nhận tri thức giữa các tổ chức (Hagedoorn & Narula, 1996). Các ràng buộc xã hội giữa các thành viên của cùng một tổ chức hoặc giữa các tổ chức khác nhau là đường dẫn tuyệt vời cho dòng chảy tri thức giữa các nơi khác nhau. Các ràng buộc xã hội cũng giúp làm giảm bớt sự

khác biệt văn hóa, có thể là văn hóa quốc gia hay là văn hóa hợp tác, tồn tại giữa các tổ

chức. Như vậy, các yếu tố thuộc nhóm bản chất của mối quan hệ giữa các tổ chức được tóm tắt ở Bảng 3.2. Các yếu tố thuộc bản chất của mối quan hệ giữa các tổ chức (Inter-organizational dynamisms) Tác giả Sức mạnh của các mối quan hệ (Power of relations), Sự tin tưởng cũng như rủi ro trong quan hệ (trust/risks), Các cấu trúc cũng như các cơ chế trong mối quan hệ (structures/mechanisms) và Các ràng buộc xã hội (social ties), Nền tảng tri thức của các tổ chức (Knowledge bases), Cấu trúc (Structure), Các chính sách bồi hoàn (Compensation policies)…

Grant (1996), Argote & ctg (2003), Easterby-Smith & ctg (2008),

Lane & Lubatkin (1998), Zander & Kogut (1995), Becker & Knudsen (2006)

Bảng 3.2: Nhóm các yếu tố thuộc bản chất mối quan hệ giữa các tổ chức (Inter- organizational dynamisms)

74

3.3.2.3. Nhóm các yếu tố thuộc bản chất của tri thức

Bản chất của tri thức được thu nhận như là mức độ ẩn (tacitness), rõ ràng hay mơ hồ

(ambiguity) hoặc phức tạp (complexity) cũng ảnh hưởng đến sự thu nhận tri thức. Theo Simonin (2004), sự mơ hồ của tri thức ảnh hưởng trực tiếp và tiêu cực tới việc thu nhận tri thức. Các yếu tốđược tóm tắt ởBảng 3.3.

Các yếu tố thuộc bản chất của tri thức (The nature of knowledge)

Tác giả

Mức độ ẩn (Tacitness), Mức độ mơ hồ

(Ambiguity) và Mức độ phức tạp (Complexity) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Grant (1996), Argote & ctg (2003), Becker & Knudsen (2006), Easterby-Smith & ctg (2008), Khamseh & Dominique (2008)

3.3.2.4. Nhóm các yếu tố thuộc cơ chế thu nhận

Các cơ chế được thiết kế bởi các nhà quản lý có thể ảnh hưởng hoặc hướng dẫn quá trình thu nhận tri thức (Easterby-Smith & ctg, 2008). Các cơ chế có thể tập trung vào hạn chế xung đột, tình trạng không rõ ràng. Các cơ chế cũng hỗ trợ các cá nhân chia sẻ

tri thức bằng cách nâng cao mức độ của thông tin về mục đích của các hoạt động. Vì vậy các cơ chế thích hợp cao cho việc quản lý quá trình thu nhận tri thức, và tất nhiên các cơ chế khác nhau thích hợp ở trong các hoàn cảnh khác nhau (Becker & Knudsen, 2006).

Rất nhiều cơ chế đang tồn tại trong việc thu nhận tri thức bởi các tổ chức (Easterby- Smith & ctg, 2008). Ví dụ huấn luyện cho các thành viên của tổ chức nhận tri thức, các hoạt động giao lưu, thu nhận những kinh nghiệm cá nhân, cung cấp tài liệu. Sammarra & Biggiero (2008) xác định từ phân tích hệ thống xã hội những giai đoạn mà các doanh nghiệp phải trải qua. Họ chỉ ra mức độ quan trọng của các tương tác với nhiều doanh nghiệp và sự trao đổi của các loại hình tri thức cung cấp những cơ chế mà nó hỗ trợ các tổ chức thu nhận một cấu trúc tri thức chính thống, cho phép chúng phát triển những

75

năng lực mới. Các tác giả này cũng đề xuất rằng nhiều cơ chế hỗ trợ cả các tương tác chính thức và không chính thức giữa các cá nhân và các nhóm của các tổ chức, vì vậy khả năng thu nhận các loại tri thức sẽ dễ dàng diễn ra.

Trong khi đó, Mason & Leek (2008) đề xuất hai loại cơ chếđược sử dụng cho thu nhận tri thức mà nó tác động thực tiễn là kết nối tri thức (knowledge articulation) và hệ

thống hóa tri thức (knowledge codification). Kết nối tri thức bao gồm hội nghị, hội thảo, giảng dạy... Trong khi, hệ thống hóa tri thức bao gồm hợp đồng, tài liệu, các thủ

tục hoặc là các hệ thống hỗ trợ việc quyết định (decision support systems). Harryson & ctg (2008) mô tả sự quan trọng của các thời kỳ chuyển tiếp (transitions) giữa giai đoạn khám phá mở và giai đoạn khám phá đóng trong quá trình ứng dụng tri thức.

Riêng Darr & ctg (1995) thì nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa cấu trúc kênh (channel structure) và thu nhận tri thức. Họ kết luận rằng thu nhận tri thức giữa các tổ chức được thúc đẩy thông qua sự hiện diện của các mạng xã hội (social networks). Mạng xã hội gồm sự giao tế thường xuyên và quan hệ cá nhân. Thu nhận tri thức dựa trên các cấu trúc kênh này thì giữa các tổ chức ít hiệu quả hơn so với giữa các đơn vị trong cùng một tổ chức (Tichy, 1979; Burkink, 2002). Sự giao tế thường xuyên đề cập đến việc trao đổi thông tin ở một tầng suất nhất định thông qua các mô hình khác nhau được phản ảnh trong chu kỳ giao tiếp. Quan hệ cá nhân đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên ở các tổ chức khác nhau. Các mối quan hệ cá nhân được hiểu là mối quan hệ

gần gũi được đặc trưng bởi sự phụ thuộc vào nhau nhiều và phải được phản ảnh trong các thuộc tính của chu kỳ tương tác (interaction frequency), tính đa dạng và cường độ

(Berscheid & ctg, 1989). Các mối quan hệ cá nhân thì liên quan rõ ràng tới cường độ, như là mức độ gần gũi, liên hệ thường xuyên và tuổi thọ của mối quan hệ giữa các tổ

chức chuyển và nhận tri thức. Những cấu trúc đại diện cho một hoàn cảnh (context) mà nó có thể thúc đẩy hay ngăn cản việc thu nhận tri thức. Một trong những hình thức phổ

biến nhất của cấu trúc là liên minh chiến lược và mạng kết nối. Theo đó, nó bao gồm liên doanh (JV), nghiên cứu và phát triển (R & D), nhượng quyền thương hiệu (Franchise)… (Easterby-Smith & ctg, 2008). Mỗi loại hình hợp tác liên quan đến các

76

mức độ khác nhau về vốn đầu tư tương tác giữa các đối tác. Sự phát triển của các mối

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN TIẾN SĨ THU NHẬN TRI THỨC TIẾP THỊ ĐỂ ĐỔI MỚI MỘT NGHIÊN CỨU TỪ CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH QUỐC TẾ (IJVs) Ở VIỆT NAM (Trang 68)