Theo Holtshouse (1998), lĩnh vực về nghiên cứu tri thức đang chuyển động mạnh về
phía trước. Ông đề xuất ba lĩnh vực ưu tiên đang cần nhiều nghiên cứu và thử nghiệm.
62
tác xã hội giữa người lao động trong môi trường làm việc và môi trường làm việc mặt
đối mặt có vai trò rất quan trọng đến việc trao đổi tri thức ẩn tàng, (2) Nghiên cứu xem cấu trúc của các luồng tri thức từ người (hay doanh nghiệp) cung cấp tri thức (knowledge providers) tới người (hay doanh nghiệp) tìm kiếm tri thức (knowledge seekers) với mục đích tối đa tác dụng của tri thức: chia sẻ tri thức đang nhận được sự
quan tâm của giới nghiên cứu và các nhà thực hành, với quan điểm rằng tri thức được chia sẻ sẽ mau chóng kích thích phát triển và mở rộng, (3) Nghiên cứu xem bằng cách nào tài sản tri thức trở nên có ích đối với hoạt động kinh doanh: nhà quản lý phải nhận thức được tầm quan trọng của tri thức, phải biết được nó ở đâu, dịch chuyển như thế
nào và tác dụng của nó ra sao. Đồng thời với đề xuất của Holtshouse (1998), yếu tố cụ
thể trong liên doanh sau đây được xem là khoảng trống cần nghiên cứu. (4) Sự thiếu hụt các nghiên cứu thực nghiệm: trong quá trình điểm báo ở trên, một số tác giả Huber (1991) và Simonin (1999b, 2004) đã đề cập đến sự thiếu hụt các nghiên cứu thực nghiệm về học tập tổ chức nói chung cũng như tiếp nhận tri thức trong môi trường liên doanh nói riêng.
Song song đó, mặc dù rất nhiều bài báo nghiên cứu đề cập đến chủđề thu nhận tri thức trong liên minh chiến lược quốc tế, đặc biệt là trong IJVs, đây vẫn còn là một đề tài chưa được khám phá nhiều (Meier, 2011). Cách thức mà theo đó học tập thu nhận tri thức thích nghi, tri thức sáng tạo (trong mối tương quan với các quá trình quản trị tri thức) vẫn còn chưa rõ ràng (Meier, 2011), mặc dù có những nhận định rằng các cá nhân và tổ chức thường thành công ở cấp độ học tập thu nhận tri thức thích nghi và thất bại ở học tập sáng tạo (Chiva & ctg, 2010; Dodgson, 1993). Thêm vào đó, lý thuyết về
quản trị tri thức chỉ ra rằng phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung về quản trị tri thức nói chung, chỉ một ít tìm hiểu việc ứng dụng tri thức thu nhận được để tạo ra lợi thế
cho doanh nghiệp (Meier, 2011), điều này trùng hợp với đề xuất của Holtshouse (1998)
được nêu ở trên.
Trên đây là những khoảng trống tri thức trong chủ đề quản trị tri thức trong liên minh chiến lược quốc tế nói chung và thu nhận tri thức giữa các tổ chức trong IJVs nói riêng mà các học giả gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo.
63
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ xem xét hai cấp độ học tập thích nghi và sáng tạo sẽ
diễn ra như thế nào ở các công ty liên doanh quốc tế? Những yếu tố nào sẽ thúc đẩy hay hạn chế việc học này? Đồng thời, hai cấp độ học tập thích nghi và sáng tạo sẽ dẫn tới kết quả ra sao?