Ở phần tổng quan vềđối tác tham gia đầu tư FDI, đặc biệt ở hình thức IJVs, vào Việt Nam rất đa dạng. Các nước ở Châu Á: Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Malaisia chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam hầu hết chỉ liên doanh với một doanh nghiệp nước ngoài để thành lập IJVs, chiếm 76.21%; liên doanh với 2 đối tác nước ngoài, chiếm 19.89%; và nhiều hơn 2 đối tác chiếm 3.9%. Những công ty đã được thành lập hầu hết
đã trên 7 năm, chiếm 60%; còn lại là các công ty đã được thành lập dưới 7 năm, chiếm 40%. Các công ty này chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực hàng công nghiệp, tiêu dùng, chiếm 60%; còn lại là lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chiếm 40%. Các công ty được nghiên cứu hầu hết hoạt động tốt và rất tốt, chiếm hơn 70%, còn lại là bình thường, chiếm 25% và chỉ một ít là hoạt động kém, chiếm dưới 5%. Các công ty được nghiên cứu nói chung được quản lý đa dạng, cả người Việt Nam, nước ngoài và quản lý chung. Có một điều cần lưu ý là chỉ khoảng hơn 50% các công ty được nghiên cứu là có phòng tiếp thị tách biệt, còn lại là phòng tiếp thị kết hợp chức năng khác. Trong bộ
phận tiếp thị của các công ty này, tỷ lệ giữa số người lao động Việt Nam và người lao
động nước ngoài là 5 lần. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu được trình bày ở Bảng 4.10, trang sau.
114
Bảng 4.10: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
Sốđối tác tham gia
liên doanh (công ty) hoThạờt i gian động của liên doanh (năm) Cơ cấu hàng hóa dịch vụ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2 3 >3 <7 ≥7 Hàng công nghiệp/Tiêu dùng Thương mại/ dịch vụ Rất tốt Tốt thBình ường và Yếu 76.21% 19.89% 3.9% 40% 60% 60% 40% 70% 25% 5% 4.6. Tóm tắt
Mô hình lý thuyết của đề tài được phát triển gồm có 7 khái niệm và 9 giả thuyết nghiên cứu. Việc xây dựng mô hình dựa trên quá trình tổng quan lý thuyết và những lý giải hợp lý. Theo đó, xác định được bốn yếu tố: Ý định học tập, Nỗ lực quan sát, Văn hóa nghiệp chủ và Kiểm soát tổ chức, có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến hai cấp độ
học tập. Việc xác định hai cấp độ học tập, học tập thích nghi và học tập sáng tạo, được thừa hưởng từ những phân tích của các học giả trước đây, đã được trình bày kĩ ở
chương 2 và 3. Cuối cùng, trong mô hình được phát triển chỉ xem xét đến một khía cạnh của kết quả quá trình học tập, đó là Đổi mới tiếp thị. Lý giải tại sao chỉ xem xét
đến sự thay đổi năng lực đổi mới tiếp thị của công ty liên doanh mà không xem xét đến các vấn đề khác của kết quả quá trình học tập, ví dụ: kết quả hoạt động tiếp thị
(marketing performance). Bởi có nhiều nghiên cứu thừa nhận rằng việc học tập thu nhận tri thức tiếp thị luôn có tác dụng tốt đối với hoạt động tiếp thị. Do vậy, nghiên cứu này chỉ xem xét sự thay đổi năng lực đổi mới của các công ty liên doanh.
Số biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình được thừa hưởng và phát triển mới là 32. Trong đó, số biến quan sát được thừa hưởng là 16 và số biến quan sát được phát triển mới là 16. Tổng số bảng câu hỏi thu thập được sau khi loại bỏ một số bảng không tốt là 181 bảng, đáp ứng được yêu cầu trên 150 bảng câu hỏi.
Trong chương 5 tiếp theo sẽ giới thiệu phương pháp phân tích cũng như kết quả kiểm
115
Chương 5
KIỂM ĐỊNH THANG ĐO VÀ MÔ HÌNH ĐO LƯỜNG
5.1. Giới thiệu
Chương 4 đã mô tả chi tiết về thiết kế nghiên cứu. Theo đó, các thang đo đã được phát triển và các dữ liệu cần thiết đã được thu thập sẵn sàng nhằm phục vụ cho việc kiểm
định. Chương 5 này sẽ đề cập đến các phương pháp phân tích cũng như kết quả kiểm
định thang đo và mô hình đo lường. Trong nghiên cứu này một số thang đo được thừa hưởng và một số thang đo được phát triển mới. Do vậy, cả hai phép phân tích: phép phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phép phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) đều được sử dụng để đánh giá các thuộc tính của thang đo cũng như mô hình đo lường. Phần mềm SPSS 16. và AMOS 16. được sử dụng.
Chương 5 được trình bày như sau: Phần 1: Cung cấp cơ sở và ý nghĩa các thuộc tính của thang đo: độ tin cậy (reliability), tính đơn hướng (unidimentionality), độ giá trị hội tụ (convergent validity) và độ giá trị phân biệt (discriminant validity). Phần 2: Trình bày nội dung phép phân tích EFA cũng như kết quả phân tích. Phần 3: Phân tích CFA và kết quả mô hình đo lường cuối cùng.
5.2. Các thuộc tính của thang đo
5.2.1. Độ tin cậy (reliability): Độ tin cậy gắn liền với sự ổn định và đối nghịch với sai số ngẫu nhiên của đo lường (Bollen, 1989). Bất kể chúng ta là chủ thể hay là khách thể của đo lường, sai số đo lường thường chứa đựng một mức độ nhất định và trong một số trường hợp nó tạo ra các vấn đề đe dọa đến giá trị của các khám phá nghiên cứu. Điều đó buộc các nhà nghiên cứu phải đánh giá và mô tảđộ tin cậy của đo lường (O’Leary-Kelly & Vokurla, 1998).
116
Độ tin cậy của thang đo thường được đánh giá thông qua chỉ số Cronbach α (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Hệ sốα biến thiên từ 0 đến 1, càng gần đến 1 thì mức độ tin cậy càng cao. Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng đúng, hệ số Cronbach α quá lớn (>0.95) cho thấy nhiều biến trong thang đo không khác biệt gì nhau. Hệ số Cronbach α
dựa trên mối tương quan giữa các biến đo lường của thang đo, nếu mối tương quan giữa các biến đo lường cao thì hệ số Cronbach α cao.
Một cách khác để đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ sốĐộ tin cậy tổng hợp (composite reliabilty). Độ tin cậy tổng hợp được đánh giá là một chỉ số đo độ tin cậy của thang đo tốt (Anderson & Gerbing, 1988) và được tính theo công thức:
Trong đó: hệ số tải chuẩn hóa của các biến đo được ghi nhận từ kết quả (program output), εj là sai số đo lường của biến quan sát. Sai số đo lường = 1- (hệ số tải chuẩn hóa)²
Một thang đo được xem là đạt độ tin cậy khi chỉ số Cronbach α, hoặc chỉ sốĐộ tin cậy tổng hợp từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994).
5.2.2. Tính đơn hướng (unidimentionality): Tính đơn hướng liên quan đến việc thiết lập một loạt các biến đo lường thực tế (empirical indicators) mà chúng chỉ liên quan
đến một và chỉ một khái niệm (construct) (O’Leary-Kelly & Vokurla, 1998). Các biến
đo lường không chỉ phản ảnh khái niệm chúng có ý định đo mà còn có sai sốđo lường (Carmines & Zeller, 1979). Nói cách khác, tính đơn hướng của một thang đo nói lên tập các biến đo lường chỉ đo lường cho một biến tiềm ẩn (Hattie, 1985). Anderson & Gerbing (1988) phát biểu rằng tính đơn hướng đề cập đến sự tồn tại của một đặc điểm riêng biệt hoặc khái niệm ẩn dưới một loạt các thang đo thực tế. Có hai điều kiện cho
117
việc thiết lập tính đơn hướng. Trước tiên, các biến đo lường của một thang đo phải liên quan thích đáng với biến tiềm ẩn. Thứ nhì, các biến đo lường của một thang đo chỉ có thể liên quan tới một và chỉ một biến tiềm ẩn (Hair & ctg, 1992). Trong CFA, tính đơn hướng của thang đo được đánh giá bởi sự phù hợp của mô hình (overall model fit), bao gồm cả biến tiềm ẩn và biến đo lường (Garver & Mentzer, 1999).
5.2.3. Độ giá trị nội dung (content validity): Được định nghĩa là mức độ mà theo đó thang đo phản ánh đầy đủ được các mặt của khái niệm cần đo. Nó đề cập đến mức độ
mà khái niệm được đại diện bởi các mục đo (Garver & Mentzer, 1999). Độ giá trị nội dung là một dạng giá trị mang tính định tính (Bollen, 1989).
5.2.4. Độ giá trị hội tụ (convergent validity): Độ giá trị hội tụ liên quan đến mức độ
mà theo đó các phương pháp khác nhau đo lường một biến cho cùng một kết quả
(Parasunaman, 1991; O’Leary-Kelly & Vokurla, 1998). Cụ thể là, khi chúng ta thực hiện đo lường một khái niệm qua các lần khác nhau (hoặc các phương pháp khác nhau) thì sốđo của các lần ấy phải tương quan chặt chẽ với nhau (Tho, 2011). Thang đo được gọi là đạt giá trị hội tụ khi các hệ số hồi quy của các biến đo lường đủ lớn và giới hạn chuẩn của nó là lớn hơn 0.5 và có ý nghĩa thống kê (P<0.05) (Anderson & Gerbing, 1988).
5.2.5. Độ giá trị phân biệt (discriminant validity): Độ giá trị phân biệt là mức độ
mà theo đó việc đo lường của các biến tiềm ẩn khác nhau là duy nhất (O’Leary-Kelly & Vokurla, 1998). Nói cách khác, hai thang đo đo lường hai khái niệm khác nhau phải khác biệt nhau. Có hai loại giá trị phân biệt: (1) trong nội bộ khái niệm (within- construct) và (2) giữa các khái niệm (across-construct). Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ áp dụng loại giá trị phân biệt giữa các khái niệm; bởi vì các khái niệm đã kiểm tra được tính đơn hướng. Độ giá trị phân biệt đạt được khi mô hình phù hợp (overall model fit) với khoảng tin cậy 95% (Anderson & Gerbing, 1988).
118